cach-giai-quyet-xung-dot-gia-dinh

Làm thế nào giải quyết xung đột gia đình, tạo dựng hạnh phúc lâu bền?

Giải quyết xung đột gia đình là điều không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, làm cách nào để có thể giải quyết những mâu thuẫn hàng ngày mà không làm sứt mẻ tình cảm giữa các thành viên? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Xung đột trong gia đình là vấn đề không hiếm gặp, nó xảy ra ở hầu hết gia đình, hầu hết thời điểm, từ những vấn đề nhỏ nhất cho đến những câu chuyện lớn hơn. Xung đột trong gia đình có thể xuất phát từ chính những thành viên trong gia đình, hoặc từ những tác động từ bên ngoài. Cho dù là xung đột lớn hay nhỏ thì việc giải quyết chúng để gia đình luôn được êm ấm là điều vô cùng quan trọng. Và để giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn mà gia đình bạn đang gặp phải, bắt buộc bạn phải nằm lòng 6 nguyên tắc tối thiểu sau đây. 

bat-dong-quan-diem
Bất đồng quan điểm là điều dễ xảy ra trong mọi gia đình, đặc biệt là ở những gia đình trẻ

Tìm ra nguyên nhân lớn nhất dẫn đến xung đột

Đôi lúc chúng ta quên mất một vấn đề lớn trong tất cả các cuộc xung đột là nguyên nhân do đâu dẫn đến những xung đột ấy. Thông thường, khi xảy ra xung đột, mỗi người đều chỉ tập trung vào lý lẽ của bản thân, vào việc làm thế nào để dành phần thắng về phía mình và khiến đối phương phải chịu thua. Hơn thế nữa, rất nhiều người trong chúng ta thường chỉ quan tâm đến những việc khiến đối phương cảm thấy tức tối, cơ bản là để bản thân mình được có cảm giác hả hê, thỏa mãn.

Đối với bất kỳ một vấn đề, để có thể giải quyết được đòi hỏi bạn phải nắm rõ nguyên nhân của vấn đề đó. Tranh cãi hay mâu thuẫn trong gia đình cũng như vậy, nếu bạn xác định được nguyên nhân, chắc chắn bạn sẽ tỉnh táo để tìm được hướng giải quyết ổn thỏa, thay vì cứ mãi tức giận âm ỉ, vô cớ. 

tim-nguyen-nhan-khien-mau-thuan-gia-dinh
Mọi xung đột sẽ được giải quyết nếu bạn tìm ra nguyên nhân của nó

Giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề

Sự bình tĩnh luôn là “liều thuốc an thần” tốt nhất cho mọi vấn đề, đặc biệt là đối với những mâu thuẫn gia đình. Trong cơn xung đột, chắc chắn trong mỗi người ít nhiều sẽ có một sự tức giận, bức bối, nếu không kiềm nén, nó sẽ tựa như một quả bom phát nổ khiến những người khác bị tổn thương. Nếu không giữ bình tĩnh, bạn dễ dàng mất kiểm soát hành vi và lời nói của mình, và hậu quả là nó sẽ càng làm cho tình hình trở nên căng thẳng và tồi tệ hơn. 

Giữ bình tĩnh trong lúc đang xảy ra xung đột gia đình nghe có vẻ đơn giản nhưng để làm được điều này thì không hề dễ chút nào. Đây là cả một quá trình đòi hỏi bản thân phải cố gắng kiềm chế, suy nghĩ chậm lại và kỹ càng hơn trước khi hành động, tránh trường hợp “giận quá mất khôn”. Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, trong một cuộc tranh luận xảy ra, nếu các bên đều cố gắng giữ bình tĩnh, kiềm chế lời nói, hành động thì việc giải quyết tranh luận đó sẽ luôn hiệu quả hơn so với trường hợp các bên mất bình tĩnh. Vậy nên, trước khi tìm cách giải quyết xung đột gia đình, bạn hãy nhớ nguyên tắc quan trọng này nhé. 

binh-tinh-khi-giai-quyet-xung-dot-gia-dinh
Giữ bình tĩnh để không làm đối phương bị tổn thương 

Lắng nghe đối phương 

Đây là nguyên tắc cơ bản để có thể giải quyết xung đột gia đình mà bạn bắt buộc phải nhớ. Rất nhiều trường hợp khi xảy ra một cuộc mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, mỗi người đều chỉ chăm chăm vào lợi ích và lý lẽ của bản thân mà không cần biết đối phương muốn gì và đang nghĩ gì. Lắng nghe cũng chính là cách chúng ta tự đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, giúp chúng ta thấu hiểu họ hơn. 

Thực tế có rất nhiều tình huống mâu thuẫn trong gia đình không đi đến hướng giải quyết tốt đẹp mà gần như đi vào “ngõ cụt” chỉ vì mỗi cá nhân không biết cách lắng nghe người còn lại.

Chẳng hạn một mâu thuẫn rất thường xuyên xảy ra giữa cha mẹ và con cái như chuyện cha mẹ cấm con yêu đương ở tuổi mới lớn, còn con cái thì luôn muốn cha mẹ hiểu và chấp nhận để mình được tự do yêu đương. Trong trường hợp này, cha mẹ thường ít khi quan tâm đến những thay đổi về tâm sinh lý của con, họ chỉ tập trung bắt ép con phải tập trung học hành, thậm chí đánh đập, dọa nạt con cái, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu cha mẹ biết cách lắng nghe con mình, có lẽ câu chuyện đã được giải quyết theo hướng tốt hơn. 

lang-nghe-thau-hieu
Hãy lắng nghe để đặt mình vào vị trí của “người ấy” 

Từ bỏ cái tôi quá lớn

Cuộc sống gia đình không chỉ có những lúc êm đềm mà cũng còn có rất nhiều những lần sóng gió, khó khăn. Điều này bắt buộc mỗi cá nhân trong gia đình phải là những mắt xích để có thể cùng với những mắt xích còn lại cố gắng vượt qua những sóng gió, bão táp của gia đình. Thế nhưng trên thực tế thì không phải ai cũng làm được như vậy, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ. Họ thường đặt cái tôi của mình lên trước, họ không nhún nhường, không thấu hiểu, không chấp nhận những lỗi lầm hay khuyết điểm của nhau mà chỉ một mực khẳng định giá trị của bản thân, dẫn đến sự xa cách trong suy nghĩ giữa họ ngày một lớn.

Không ít cặp vợ chồng trẻ chỉ vừa mới kết hôn đã vội đi đến quyết định ly hôn cũng vì nguyên nhân là do cái tôi quá lớn. Cái tôi chính là lý do để đẩy những mâu thuẫn trong gia đình lên một cao trào không kiểm soát, dẫn đến những kết cục không ai mong muốn. Bạn cần nhớ rằng, một khi đã không gạt bỏ được cái tôi quá lớn của bản thân mình để sống vì nhau, vì gia đình thì đổ vỡ sẽ là chuyện đương nhiên. Và có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần phải hy sinh cái tôi của mình để có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình trọn vẹn. 

khong-cho-minh-cai-toi-qua-lon
Cái tôi quá lớn là “thủ phạm” giết chết mọi mối quan hệ 

Tuyệt đối không “chiến tranh lạnh” 

Bạn cần lưu ý một điều rằng, “chiến tranh lạnh” sẽ không bao giờ giúp giải quyết mọi cuộc xung đột trong gia đình, mà nó chỉ làm cho mọi thứ tệ hơn mà thôi. Tuy nhiên, đây là lỗi cơ bản mà hầu như ai cũng mắc phải. Một cuộc “chiến tranh lạnh” xảy ra khi các bên chưa thể đi đến kết thúc của vấn đề trong tình thế không ai nhượng bộ ai. Nó nguy hiểm đến mức có thể làm cho mối quan hệ trong gia đình của bạn rạn nứt.

Hãy nghĩ xem, bạn có thể không nói chuyện, không đối mặt với đối phương trong suốt thời gian còn lại hay không? Tất nhiên câu trả lời sẽ là không. Vậy thay vì “chiến tranh lạnh” thì tại sao bạn không hóa giải vấn đề đang gặp phải bằng cách chủ động nói chuyện, quan tâm đối phương để làm dịu đi không khí căng thẳng của cuộc xung đột? 

han-che-mau-thuan-gia-dinh
“Chiến tranh lạnh” sẽ khiến chúng ta xa nhau hơn khi xảy ra mâu thuẫn

Trình bày quan điểm cá nhân, phân tích để đi đến cách giải quyết

Đừng lớn tiếng cãi vã, giành phần hơn với đối phương. Điều đó không những không giúp bạn giải quyết vấn đề; mà còn khiến cho đối phương cảm thấy bị tổn thương rất nhiều. Người biết cách giải quyết là người biết cách lựa chọn thời điểm khi mâu thuẫn đã được lắng xuống. Đây mới chính là lúc thích hợp nhất để bạn đưa ra quan điểm của mình một cách chân thành, nhẹ nhàng. Sau đó, lắng nghe đối phương trình bày quan điểm của họ, cùng nhau phân tích rồi lựa chọn giải pháp tốt nhất.

Bởi vì, gia đình là một mối quan hệ cộng sinh. Các thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm và lợi ích như nhau. Do đó mà giải quyết vấn đề cũng phải chú ý đến vấn đề này. Khi lợi ích của các bên đều được ổn thỏa thì vấn đề ngay lập tức đã được giải quyết. 

giai-quyet-xung-dot-gia-dinh
Giải quyết xung đột để gia đình luôn êm ấm 

Các nguyên tắc để giải quyết xung đột gia đình không rời rạc, riêng lẻ mà có mối quan hệ mật thiết và cần phải được linh hoạt vận dụng với nhau. Nằm lòng 6 nguyên tắc này, chắc chắn bạn sẽ có cách ứng xử tốt hơn trong việc giải quyết mọi mâu thuẫn gia đình để tổ ấm của bạn luôn hạnh phúc. 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie