Cách cúng thần tài thổ địa

Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Thờ cúng ông địa thần tài là phong tục người Việt từ xưa. Bởi điều này giúp gia chủ có nhiều tài lộc, may mắn trong năm. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu cách cúng thần tài thổ địa sau đây.

Ý nghĩa của cúng thần tài thổ địa

Mặc dù thờ cúng Thần Tài Thổ Địa trong nhà nhưng cũng chưa chắc nhiều người đã hiểu được rõ về ý nghĩa của phong tục thờ cúng này là gì? Theo tục lệ, vào ngày mùng 1, ngày rằm hay ngày đầu năm mới, các gia đình thường làm lễ cúng ông địa thần tài.

Thần Tài là vị thần cai quản các vấn đề về công việc, tiền bạc và của cải. Ông Địa là vị thần mang ý nghĩa về sự che chở, đồng thời bảo vệ những người sinh sống và làm việc tại nơi tổ chức thờ tự.

Thần Tài Ông Địa là hai vị thần luôn luôn được thờ chung và mỗi vị thần sẽ đại diện cho năm người khác phù hộ cho gia chủ. 

Đây là hai vị thần mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ
Ông Địa Thần Tài là hai vị thần mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ

Thần Tài đại diện cho 5 vị:

  • Hoàng Thần tài là chính
  • Bạch Thần Tài
  • Hắc Thần Tài
  • Thanh Thần Tài
  • Xích Thần Tài

Ông Địa cũng có 5 vị bao gồm:

  • Bắc phương Hắc Đế
  • Tây phương Bạch Đế
  • Nam Phương Xích Đế
  • Đông phương Thanh Đế
  • Trung ương Huỳnh Đế

Phong tục cúng Ông Địa Thần Tài có mục đích cầu mong sự bình an, sức khỏe, công việc thuận lợi, đem về nhiều tiền bạc, của cải cho gia đình. Đặc biệt đối với những người làm kinh doanh, buôn bán thì thờ cúng thần tài thổ địa giúp cho việc buôn bán đắt hơn, thuận buồm xuôi gió.

5 vị thần tài có tên gọi khác nhau
Cúng thần tài thổ địa cầu bình an, sức khoẻ

Cách cúng Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất

Thời gian thờ cúng

Người Việt thường có tục lệ cúng Ông Địa Thần Tài hàng ngày, hàng tháng, thường rơi vào ngày mùng 1 và ngày rằm tùy theo quan niệm của mỗi người.

Tuy nhiên, ngày 10 tháng Giêng âm lịch được coi là ngày quan trọng nhất để thờ cúng thần Tài Thổ địa và ngày này được gọi là ngày vía Thần Tài.

Thời gian thờ cúng thường rơi vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm
Thời gian cúng Thần Tài Thổ Địa có thể diễn ra hằng ngày

Các chuyên gia phong thủy đã chứng minh rằng thời điểm tốt nhất để cúng Thần tài là từ 7h đến 9h sáng (Giờ Thìn). Trước bàn thờ gia tiên, gia chủ nên lau dọn bàn thờ thật gọn gàng, ngăn nắp cẩn thận để đón nhiều may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó, điều này cũng thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. 

Các lễ vật cần thiết để cúng Thần Tài Thổ Địa

Chuẩn bị các lễ vật, hoa quả là một việc không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng thần tài thổ địa nói riêng và việc thờ cúng nói chung.

Sự thành tâm của gia chủ được thể hiện qua cách bày trí nơi thờ tự cũng như các lễ vật dâng lên bàn thờ. Có nhiều người còn quan niệm sai cách, thờ cúng tất cả mọi thứ mà mình thích, và không kiêng kỵ các lễ vật không nên. 

Các lễ vật cần chuẩn bị cũng thần tài thổ địa
Các lễ vật cần thiết để cúng Thần Tài Thổ Địa

Trong cách cúng Ông Địa Thần Tài đạt chuẩn, bạn không nên bỏ qua các lễ vật cần thiết để việc thờ cúng được hiệu quả, đạt được như mong đợi. Lễ vật cúng ông Thần Tài thường là heo quay, vịt quay, cua biển hay nải chuối chín. Trong khi đó, đồ cúng ông Địa thường là nải chuối xiêm, điếu thuốc lá hay cốc cà phê.

Bạn có thể tham khảo một số lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng Thần Tài như:

  • Bộ tam sên, bao gồm 3 món: Thịt heo (có thể luộc hoặc quay), trứng vịt hoặc gà luộc và tôm hoặc cua luộc.
  • Cá lóc nướng nguyên con, điều này mang ý nghĩa rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn thời xưa, không suy nghĩ chuyển vảy cá, bụng cá. Quan niệm nuôi dưỡng được bản thân và công việc thuận lợi, suôn sẻ là đủ. 
  • Mâm ngũ quả thường bao gồm các loại như táo, lê, chuối, cam, quýt và phải tươi ngon. Kiêng kỵ để các loại hoa quả đã héo úa, hư hỏng. Điều này sẽ đắc tội đến các vị thần, có thể bạn sẽ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống.
  • Bạn cần chuẩn bị một lọ hoa tươi, có hương thơm và không nên dùng hoa giả.
  • Ngoài ra, bộ giấy tiền vàng mã, dĩa gạo và muối hột là những thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng Thần Tài Thổ Địa.
Cúng Thần Tài Thổ Địa bằng cá lóc nướng nguyên con
Cá lóc nướng nguyên con dùng để cúng Thần Tài Thổ Địa

Việc chuẩn bị các lễ vật thờ cúng là rất quan trọng, qua đó bạn sẽ thể hiện được mình là một người gia chủ như thế nào, có lòng thành hay không. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để có cách cúng ông địa thần tài chuẩn nhất nhé.

Công tác chuẩn bị trước khi cúng Thần Tài Thổ Địa

Để cúng Thần Tài Thổ Địa đạt được các nguyện vọng như ý, trước khi thờ cúng gia chủ cần lưu ý một số điều cơ bản sau: 

  • Dùng nước lá bưởi và nước sạch pha thêm rượu trắng để tắm rửa cho tượng Ông Địa Thần Tài. 
  • Nếu thờ Thần Tài thì chuẩn bị một mâm cỗ mặn. Lễ vật thường dùng là gà luộc, heo quay, hoa quả, nước uống hàng ngày. Cúng Thổ Địa không nên dùng trái cây giả, bạn cần mua trái cây tươi ngon. 
  • Thần Tài có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín vàng, còn ông Địa sẽ có sở thích hút thuốc và uống cà phê. Vì vậy, trong việc thờ cúng thần tài thổ địa, bạn cần phải biết ưu tiên lựa chọn những thứ này. Hãy ưu tiên chọn những vật này vì đây là cách thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đó.
Cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trước khi cúng vái Thần Tài Thổ Địa
Cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trước khi cúng vái Thần Tài Thổ Địa

Đặc biệt, vào những ngày vía thần tài, người ta thường sắm lễ vật cụ thể cho bàn thờ như đĩa, mâm ngũ quả, rượu. Điểm chung của Thần Tài Thổ Địa là đều thích sự sạch sẽ.

Vì vậy, gia chủ nên nhớ thường xuyên lau chùi, dọn dẹp bàn thờ và giữ cho khu vực thờ cúng luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Điều này cũng một phần thể hiện sự thành tâm của bạn đó. 

Nếu bàn thờ bẩn, cũ kỹ, mục nát sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm của nơi thờ cúng. Ngoài ra, người ta luôn tin rằng khi bàn thờ thần Tài Ông Địa gọn gàng, sạch sẽ thì công việc sẽ hanh thông, cuộc sống bình yên, gia chủ sẽ phát tài phát lộc.

Cách văn khấn Thần Tài Thổ Địa

Đọc văn khấn Thần Tài Thổ Địa để cầu tài lộc
Đọc văn khấn Thần Tài Thổ Địa để cầu tài lộc

Mẫu bài văn khấn vái thần tài thổ địa được sử dụng cúng hàng ngày mà bạn có thể tham khảo:

“Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp ba lần) 

Con lạy 9 phương Trời, 10 lạy phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin thành tâm kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Xin kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Xin kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con lạy thần linh, thổ địa cai quản đất này. 

Gia chủ con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày…

Tín chủ con thành tâm kết hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các lễ vật khác bày trước để xin kính mời ngài Thần Tài vị tiền. Con cầu xin Thần Tài thương xót cho tín chủ, đến chứng giám tiên khởi lòng thành thụ hưởng lễ vật để phù hộ cho tín chủ chúng con được bình an vạn sự tốt lành, gia đạo an khang, thịnh vượng, phú quý tài lộc tăng tiến, tâm đạo mở mang, mọi sự như ý thuận.

Chúng con bày tỏ lòng kính trọng. Chúng con xin cúi đầu kính lễ để được giúp đỡ, bảo vệ, phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp lại ba lần)”.

Việc đọc chính xác bài văn khấn vái Thần Tài Thổ Địa của gia chủ là rất quan trọng. Để mời được hai ông Thần Tài Thổ Địa về cho gia chủ thì khi tiến hành nghi lễ bạn cần đọc to bài văn khấn thổ địa. Ngoài ra, điều này sẽ giúp những điều mà bạn cầu nguyện sẽ hiệu quả hơn.

Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài – Cách bài trí bàn thờ hợp phong thủy

Đối với cách cúng ông Địa thần Tài, vào ngày rằm, mồng một Tết phải thắp năm cây nến xếp thành hình chữ thập. Nên dùng các loại nhang cuộn để tạo vòng tròn đẹp và tích tụ khí.

Đối với chân nhang chỉ nên đốt chung với tiền vàng vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Sau đó đổ rượu lên tro khi bạn chắc chắn chúng đã cháy hết hoàn toàn. 

Bàn thờ cúng Thần Tài Thổ Địa phải được bố trí đúng theo những yêu cầu dưới đây thì mới mang lại hiệu quả và phúc khí lớn nhất cho việc tổ hợp bàn thờ bạn nhé. 

Cách bố trí bàn thờ cúng ông Địa thần Tài hợp lý, đúng quy tắc
Bố trí bàn thờ cúng ông Địa thần Tài hợp lý, quy tắc

Nhìn từ ngoài vào trong, qua trái là tượng ông Thần Tài, bên phải sẽ là Ông Địa. Ở giữa là 1 ly gạo, 1 ly muối và 1 ly nước. Cả 3 thứ này sẽ được thay thế vào cuối năm

Giữa bàn thờ có một lư hương, lư hương khi bốc cũng sẽ có những phong tục và yêu cầu nhất định. Nên dán keo 502 vào đáy bát hương để bát hương không bị động, xê dịch. Điều đó sẽ gây không tốt cho việc làm ăn. 

Dựa trên nguyên tắc của ông bà xưa là: “Đông Bình – Tây Quả”. Bình hoa được đặt bên tay phải, hoa quả đặt bên tay trái khi nhìn từ ngoài vào. Các loại trái cây phải được sắp xếp theo năm loại trái cây. Mâm nước gồm 5 chén xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho Ngũ phương, Ngũ hành tương sinh phát triển. 

Có thể đặt thêm một ông Cóc trên bàn thờ phía bên trái. Buổi sáng để Cóc đi nhìn ra, tối để ông Cóc quay mặt vào trong. Còn trên mặt đất, gia chủ phải chọn một chiếc bát sứ phẳng đẹp, đựng đầy nước và hoa trên mặt nước. 

Đặt ông Cóc lên bàn thờ được coi là vật cản tiền tài thoát ra ngoài
Đặt ông Cóc lên bàn thờ được coi là vật cản tiền tài thoát ra ngoài

Những lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa

Việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa thành tâm là rất quan trọng, có như vậy thì mọi điều bạn cầu mong mới được như ý nguyện. Vì vậy, các gia chủ cần phải nắm rõ một số lưu ý quan trọng sau đây trước khi bắt đầu cúng vái. 

Mâm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa nên được sắp xếp gọn gàng, khoa học
Cúng Thần Tài Thổ Địa cần nắm rõ những điều nên và không nên làm
  • Mâm lễ cúng ông Thần Tài Thổ Địa cần được sắp xếp đơn giản, khoa học, sạch sẽ và thành tâm. Như đã nói ở trên, các lễ vật sẽ có thể là đồ mặn hoặc đồ ngọt hoặc nải chuối chín vàng.
  • Người ta cho rằng, thời điểm tốt nhất để thắp hương cho Thần Tài và Thổ Địa là khoảng 7-9 giờ sáng. Đặc biệt trong các cửa hàng, nên thắp hương bàn thờ trước khi cửa hàng mở cửa vào buổi sáng. 
  • Bạn cần thay thế nước uống cho hai ông trước khi đốt nhang. Chén nước để trên bàn thờ quá không để đầy, mực nước nên cách miệng chén khoảng 1 cm.
  • Cần thường xuyên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, ngăn nắp trước khi cúng. Nếu trời mưa thì lấy tượng ông Địa thần Tài cho vào thùng sạch rồi tắm mưa 15 phút. Sau đó đem về, phơi khô, và thắp hương khấn vái. Hoặc bạn cũng có thể tắm họ bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng pha với rượu. Trước khi  tắm, bạn cũng phải thắp nhang và xin phép trước khi hành động.
  • Tại khu vực đặt bàn thờ thần tài, thổ địa không được để vật nuôi đi qua lại phía trước. 
  • Đèn bàn thờ nên chọn loại đèn dầu hoặc nến vì nó tượng trưng cho sự ấm áp, thánh thiện trong thờ cúng. 
  • Nên chọn hoa quả tươi để cúng Ông Địa Thần Tài. Một số loại hoa tươi thường được  chọn đó là hoa vàng cúng, hoa đồng tiền,… 
  • Cúng xong thì các dĩa muối và gạo thì cất để dùng cho có lộc, không nên vứt đi. Các lễ vật sau khi cúng có thể mang lên để ăn uống như bình thường.
  • Còn các loại giấy tiền vàng nên đốt cho họ hưởng ở phía ngoài nhà. Đối với rượu và nước đã cúng thì bạn tưới dưới đất.
  • Hãy nhớ rằng bạn nên phân phát đồ cúng cho các con cháu ở nhà hơn là chia cho người lạ. Xét cho cùng, theo quan niệm dân gian phân phát quà cho người lạ thì của cải bị phân tán và tiêu hao.

Bài viết trên, bTaskee đã chia sẻ cách cúng Thần Tài Thổ Địa sao cho đúng chuẩn và một số lưu ý. Hy vọng, bài viết này phần nào đã giúp bạn biết cách để mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng nhất, ăn nên làm ra và mọi công việc đều suôn sẻ.

Hình ảnh: Canva, Unflash

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie