virus-corona-hay-nan-phan-biet-chung-toc-la-thu-dang-so-hon

Virus Corona hay nạn phân biệt chủng tộc là thứ đáng sợ hơn?

Kể từ khi thông tin về virus Corona được công bố, sự nghi ngại đối với người Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung xảy ra ngày càng nhiều và gay gắt hơn. Sự việc này khiến nhiều người nghĩ rằng. “Liệu virus Corona hay nạn phân biệt chủng tộc mới là vũ khí giết người đáng sợ hơn?”. Các bạn hãy cùng bTaskee bàn luận về vấn nạn này nhé.

Xem thêm

Thực trạng người Trung Quốc bị phân biệt ở khắp nơi

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những nội dung bài viết về việc người Trung Quốc bị đối xử như thế nào trên mạng xã hội hay báo đài gần đây. Việc gây xôn xao hơn có thể là chuyện cậu bé Francesco Lin-14 tuổi. Cậu đã bật khóc và chạy ra khỏi sân trong trận đấu bóng đá giữa CLB Idrostar và Ausonia. Lý do là cầu thủ đối phương đã nói với cậu: “Tao mong mày sẽ bị dính virus Corona như đám người Trung Quốc ngoài chợ”.

virus-corona-hay-nan-phan-biet-chung-toc-la-thu-dang-so-hon

Nhưng không chỉ ở các châu lục khác, bài Trung có diễn ra ở các nước Châu Á. Ở Nhật Bản, hashtag “ChinesDon’tComeToJapan” (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) trở thành xu hướng trên Twitter. Cả ngàn bình luận khiếm nhã ở dưới như “bất lịch sự”, “dơ bẩn” hay “khủng bố sinh học” nhắm vào người Trung. Ở Singapore và Malaysia, hàng trăm người ký thỉnh nguyện yêu cầu chính phủ không để người Đại lục nhập cảnh. Chính phủ 2 nước này sau đó đã đóng cửa hải quan theo yêu cầu của người dân.

Hiện trạng ở Việt Nam, nhiều nhà hàng, khách sạn cũng treo biển không tiếp khách người Trung. Ví dụ như chuỗi nhà hàng Ngọc Quý treo biển “Không bán cho người Trung Quốc”. Viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung, đặt gần lối ra vào. Một khách sạn trên đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng) cũng thông báo không tiếp khách đến từ đại lục. Dù du khách đã đặt phòng từ 1-2 tháng trước. Vì nhiều lý do, cơ quan chức năng khuyên các cơ sở này tháo biển nhưng nhận được sự phản đối.

Thực trạng phân biệt người gốc Á

Mọi người bị ám ảnh bởi Corona. Nên chỉ cần là người gốc Á, không phân biệt đến từ đâu đều phải nhận sự xa lánh, dè bỉu. Ở Châu Âu, nhiều cửa hàng còn phải treo biển “Chúng tôi là người Việt” để tránh hiểu lầm là “người mang virus” ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Người mẫu của bài đăng trên Instagram của hãng nước hoa Pháp Louis Vuitton là người Nhật. Phía dưới là vô số bình luận phân biệt, gọi đây là virus Corona. Hay thông tin các du học sinh gốc Á bị tẩy chay, bắt nạt trên mạng xã hội từ khi dịch viêm phổi bùng phát.

Biết đến nhiều nhất có thể là sự việc cầu thủ Son Heung-min người Hàn Quốc bị bài ngoại. Khi kết thúc trận thắng 2-0 giữa Tottenham và Man City, cầu thủ này đã ho 2 lần trong lúc phỏng vấn sau trận. Hành động này đã lọt vào mắt của các cổ động viên vô văn hóa. Họ dùng những từ “Virus Corona đã đến Tottenham”, “Heung-min cho thấy biểu hiện của Corona” để nhắm vào anh. Nhưng sự thật ai cũng biết rằng. Son dành hết thời gian của mình ở Anh để tham gia cùng CLB. Anh không đi Trung Quốc hay thậm chí trở về Châu Á. Tuy nhiên, những điều vô căn cứ này lại xảy ra. 

virus-corona-hay-nan-phan-biet-chung-toc-la-thu-dang-so-hon

Cách nhìn nhận sự việc

Đây có thể là thời điểm nhạy cảm đối với việc liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc. Tránh tiếp xúc với người Trung Quốc có thể đến từ các bất ổn chính trị trước đó. Nhiều quốc gia lo ngại đây sẽ là một âm mưu xâm lược. Nên đã ra quyết định đóng cửa, không tiếp nhận du khách Trung Quốc.

Không thể gộp chung để nói. Nhưng những người có hành động như bịt mũi, miệng, xa lánh người gốc Á có thể không xuất phát từ việc họ có ý bài ngoại. Trong suy nghĩ, họ muốn tránh lây lan bởi virus Corona. Đây là một hành động dễ hiểu. Nếu đặt mình vào họ. Bạn có làm như vậy không? 

virus-corona-hay-nan-phan-biet-chung-toc-la-thu-dang-so-hon

Thế nhưng, những hành động phỉ báng, châm chọc, cố tình làm tổn thương người khác thì cần lên án mạnh mẽ. Điều đó làm tổn thương người khác rất nhiều. Khi nạn nhân phản ứng lại. Họ bảo đây chỉ là trò đùa. Không có trò đùa nào ở đây mà chính là vấn nạn phân biệt chủng tộc. Thay vì nói người khác mang virus đến. Tại sao không tự bảo vệ chính mình?

Virus Corona có thể cướp đi mạng người còn bại ngoại thì không. Nhưng nạn phân biệt chủng tộc có thể giết chết niềm tin và tổn thương con người sâu sắc. Cuối cùng, Corona chỉ là cái cớ thổi bùng định kiến vốn ăn sâu trong tìm thức và suy nghĩ của nhiều người. 

Những nguyên tắc phòng chống dịch Corona

Thay vì có những biểu hiện xa lánh, khó chịu khi tiếp xúc với những người bạn nghĩ là nhiễm dịch bệnh. Hãy tự trang bị, bảo vệ chính bản thân bằng các quy tắc sau nhé.

  • Sử dụng khẩu trang đúng cách
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị sốt-ho, cảm lạnh cảm cúm
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng
  • Dùng khăn che miệng- mũi khi ho hoặc hắt hơi
  • Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín
  • Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật
  • Hạn chế đến chỗ đông người

Ở trên là góc nhìn của bTaskee về nạn phân biệt chủng tộc trong mùa dịch này. Còn bạn thì sao? Hãy để lại suy nghĩ của mình bên dưới nhé.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie