Các nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới, đứng thứ 3 ở nữ giới. Bệnh diễn biến nhanh, tỉ lệ tử vong lớn nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong vài thập kỷ trở lại đây, cứ 5 người chết vì ung thư thì có 1 người mắc ung thư phổi. Hiện có khoảng 1,8 triệu người trên thế giới mắc ung thư phổi mỗi năm, trong đó 1,6 triệu người tử vong, tương đương mỗi phút trôi qua có 3 người chết vì căn bệnh này. Vậy vì sao ung thư phổi lại xuất hiện?

1. Di truyền

Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần. Điều này khả năng là do sự kết hợp gen.

2. Bệnh phổi mãn tính

viem-phoi
Người đã có tiền sử bệnh phổi nên cẩn trọng hơn (Ảnh: bTaskee)

Những người mắc bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi có khả năng rơi vào các trường hợp mắc ung thư cao. Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư.

3. Hút thuốc lá

hut-thuoc-la
Điếu thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi (Ảnh: bTaskee)

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%. Người hút thuốc chức năng phổi hoạt động kém hơn người bình thường từ 2-4 lần, nếu nghiện thuốc trước năm 15 tuổi có nguy cơ ung thư gấp 4 lần so với người hút thuốc sau năm 25 tuổi. Những người hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ hấp thụ lượng khói độc hại gấp nhiều lần người hút.

4. Phơi nhiễm

cong-nhan
Bạn nên che chắn khẩu trang cẩn thận khi làm việc trong môi trường này (Ảnh: bTaskee)

Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác. Chẳng hạn như amiăng, đây là loại chất độc hại trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam. Amiăng đã bị cấm sử dụng ở 28 quốc gia châu Âu nhưng hiện vẫn được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong đó có Việt Nam.

5. Khí radon

Một trong những loại khí gây ra căn bệnh ung thư phổi nghiêm trọng này mà ít được để ý đến là khí radon, đây là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất. Loại khí này không thể nhìn hay ngửi thấy mà chỉ có thể phát hiện được bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp. Một đặc điểm dễ nhận ra của loại khí này là giải phóng khi mặt đất bị nứt. Khi nền nhà có vết nứt hay tạo thành các lỗ tiếp xúc với đất, chính là môi trường thuận lợi để khí radon thoát ra.

6. Ô nhiễm không khí

o-nhiem-moi-truong
Bạn hãy đeo khẩu trang cẩn thận khi ra đường nhé! (Ảnh: bTaskee)

Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên … thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí… Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi.

7. Khó phát hiện ở giai đoạn sớm

benh
Để phát hiện ung thư phổi bạn hãy tiến hành tần suất thường xuyên nhé (Ảnh: bTaskee)

Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi không gây đau đớn nên khi phát hiện thấy các triệu chứng lâm sàng thì thường đã ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu… đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viễm nhiễm phế quản phổi.
Để phát hiện ung thư phổi bạn hãy tiến hành tần suất thường xuyên qua việc chụp X-quang, chụp CT, soi phế quản, thử nghiệm tế bào học chất đờm.

bTaskee mong đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư phổi quái ác này để phòng tránh tốt cho bạn và gia đình nhé!

Bài đọc thêm

Cách ngăn ngừa viêm phổi cho trẻ vào mùa mưa

Trị ho cho trẻ bằng nguyên liệu nhà bếp

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
app-banner-btaskee-vie