ăn dặm

Hướng dẫn ăn dặm đúng cách cho bé

Ở giai đoạn tròn 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc đón nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với nhiều hoạt động hơn. Khi còn ở trong bụng mẹ, bé đã nhận được lượng sắt tự nhiên đủ cho sự phát triển của mình trong 6 tháng đầu tiên, nên tại thời điểm bé tròn 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung thêm sắt, dinh dưỡng qua thức ăn dặm để trẻ có thể phát triển tốt nhất.

1. Đúng thời điểm

ăn dặm
Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6, 7 tháng tuổi trở lên (Ảnh: bTaskee)

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) các bà mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi từ 6 tháng tuổi trở lên. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để tiếp nhận thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa. Có nhiều trường hợp người mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm và điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí còn mang đến những bệnh như giảm sức đề kháng, thiếu hụt dinh dưỡng (vì ăn dặm sẽ làm bé uống ít sữa mẹ đi), tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày và thận. Ngoài ra, các nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác luôn rình rập bé.

2. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ vị ngọt đến vị mặn

ăn dặm
Nên tập cho bé ăn bột pha loãng để bé có thể quen với việc ăn dặm (Ảnh: bTaskee)

Vào những ngày đầu tiên bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên cho bé ăn bột loãng do dạ dày của bé cần thời gian thích nghi  với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Sau đó, các mẹ từ từ điều chỉnh độ đặc của thức ăn dặm sao cho phù hợp nhé.

Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước nhé, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá,..

3. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

ăn dặm
Ban đầu, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì ăn nhiều sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa (Ảnh: bTaskee)

Các bà mẹ nên cho con ăn theo một liều lượng hợp lý, không nên bắt ép bé ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu. Bé cần được tập ăn một cách khoa học ăn từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa còn non nớt của mình cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén…

4. Cho bé ăn dặm từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

ăn dặm
Ngay từ đầu mẹ nên cho trẻ ăn lần lượt từng nhóm thực phẩm để trẻ quen mùi, không nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau (Ảnh: bTaskee)

Ăn dặm là giai đoạn các bé được nếm những nhóm thực phẩm lần đầu tiên trong đời nên mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.

Các bài viết liên quan:

Những hiểu lầm không đáng có khi cho trẻ sử dụng túi nhai ăn dặm

Những món ăn dặm cho bé bổ dưỡng và thơm ngon

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie