cách trồng đào sau Tết

Hướng Dẫn Cách Trồng Đào Sau Tết Hiệu Quả

Đào là cây chủ yếu dùng để chơi Tết, để tiết kiệm chi phí cho năm sau, bạn đừng vội mà bỏ đi nhé. Chỉ cần một chút kỹ thuật và công chăm sóc, cây đào nhà bạn vẫn có thể ra hoa vào Tết năm sau. Hãy theo dõi bài viết này bTaskee sẽ mách bạn cách trồng đào sau Tết hiệu quả.

Chuẩn bị đất trồng

Đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, tháo nước tốt để trồng. Bạn nên làm đất tơi xốp và tạo rãnh để thoát nước, tránh ngập úng sẽ làm chết cây.

Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào của bạn sinh trưởng tốt và thúc đẩy ra bộ rễ mới thì khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn.

Các bạn chuyển đào các đất trồng hoặc nếu như không có đất thì có thể để đào trong chậu hoa đào cũ hoặc chậu to hơn. Nhưng bạn nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ. Lưu ý bạn nhớ xử lý đáy chậu thật thoát nước.

 Chuẩn bị đất trồng lại sau Tết
Chuẩn bị đất trồng lại sau Tết

Cắt sửa cành

Sau khi trồng đào xong, bạn cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới nảy nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu bạn không cắt đau, để cành đào già thì năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành.

Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần, trong quá trình cắt bạn kết hợp với tạo hình tán cây cho đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại.

 Cắt sửa cành đào giúp ra nhiều cành mới
Cắt sửa cành đào giúp ra nhiều cành mới

Bón phân cho cây đào

Sau mỗi lần cắt cần hòa phân hữu cơ tưới cho cây. Các bạn có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm.

Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

Bón phân cho cây đào giúp sinh trưởng tốt hơn
Bón phân cho cây đào giúp sinh trưởng tốt hơn

Hãm cây

Hãm cây là nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Bạn dùng dao thật sắc và khứa quanh một vòng cho đứt vỏ qua tầng libe vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây đào. Sau khi hãm khoảng một tuần, nếu như lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được.

Còn nếu bạn thấy vẫn chưa chuyển là chưa được, cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ, tiếp tục hãm lần 3 nếu như vẫn chưa được.

Cuối tháng 8 âm lịch là thời gian bắt đầu hãm cây. Bạn nên hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng và không hãm những cây già.

Hãm cây đào giúp cây ra hoa
Hãm cây đào giúp cây ra hoa

Xem thêm: Cách Trang Trí Cây Đào Ngày Tết Hợp Phong Thủy, Hút Tài Lộc

Tuốt lá

Vào mùa đông hàng năm, đào sẽ rụng lá. Sau khi lá rụng, nụ hoa phát triển và lớn nhanh. Nếu bạn cứ để tự nhiên thì đào sẽ nở hoa vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới. Vì vậy nếu muốn có hoa đào đẹp trong dịp Tết, bạn nên tuốt lá trước một thời gian.

Thời gian tuốt lá tùy thuộc vào từng giống đào, cây tơ hoặc cây già. Thông thường đào bích được tuốt khoảng từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng 1 đến mùng 15/10 âm lịch. Những cây già, yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe.

Khi tuốt lá đào cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Bạn nên bứt từng lá và không nên dùng một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống, làm như vậy tổn thương đến mầm hoa.

Tuốt lá đào giúp nụ hoa phát triển nhanh hơn
Tuốt lá đào giúp nụ hoa phát triển nhanh hơn

Thúc và hãm thời gian ra hoa

Mặc dầu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc, nhưng thời gian ra hoa có năm cũng không đúng Tết. Vì nếu gặp thời tiết rét, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó việc thúc và hãm thời gian ra hoa phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết như sau:

Thúc: Kỹ thuật thúc hoa giúp hoa nở nhanh hơn. Vào đầu tháng 12 âm lịch, nếu bạn thấy các nụ hoa chưa nhú rõ là báo hiệu việc hoa sẽ nở chậm. Bạn cần phải thúc bằng cách bổ sung phân đạm Sunfat Nitrat hay Ure hoặc tưới nước nóng 35 độ – 40 độ C.

Hãm: Kỹ thuật hãm hoa giúp làm chậm quá trình nở hoa. Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch nếu bạn thấy nụ hoa nhú to, đây là dấu hiệu hoa nở sớm. Vì vậy bạn cần áp dụng các biện pháp hãm như che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày lẫn đêm trong thời gian mươi, mười lăm ngày. Vừa che vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục nghiên cứu cây.

Lưu ý kỹ thuật thúc và hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết. Vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.

Hãm và thúc thời gian ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán
Hãm và thúc thời gian ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình trồng đào, rất khó tránh khỏi các loại bệnh thường gặp như: rụng lá, vàng lá, nhện đỏ, rệp sáp,… vì vậy bạn cần luân phiên phòng trừ sâu bệnh giúp cây sinh trưởng tốt.

Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hoặc Penac P. Còn trong trường hợp nếu cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phun cho cây.

Phun thuốc trừ sâu cho cây đào
Phun thuốc trừ sâu cho cây đào

Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào

Việc tạo dáng cho cây đào sẽ giúp bạn có một dáng đào đẹp. Công đoạn này bạn cần tiến hành liên tục từ 5 – 7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định. Sau đó cắt tỉa và loại bỏ những cành không như ý muốn. Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vẩy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.

Câu hỏi thường gặp

1. Cắt tỉa cây đào sau Tết như thế nào hợp lý nhất?

Trả lời: Bạn nên cắt tỉa đào loại bỏ những cành cũ để năm tiếp theo đào sẽ ra hoa đẹp hơn. Thực hiện cắt thật đau để cành mới nảy nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu bạn không cắt đau, để cành đào già thì năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành.
Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần, trong quá trình cắt bạn kết hợp với tạo hình tán cây cho đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại.

2. Chăm sóc đào thế nào để hoa nở đúng dịp Tết?

Trả lời: Theo các hộ trồng đào cho biết để đào ra hoa đúng dịp tết thì phải có cách chăm sóc như: thường xuyên theo dõi thời tiết để chăm tỉa cây cành, thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn.

Qua bài viết trên, bTaskee hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc đào sau Tết. Chúc bạn và gia đình một năm mới bình an!

Xem thêm bài viết

Cách trồng quất sau Tết với kỹ thuật đơn giản và hiệu quả

Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết Đúng Kỹ Thuật Khoa Học

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie