dị tật thai nhi

Cách phòng tránh dị tật thai nhi các mẹ bầu nên biết

Mỗi năm, có khoảng 3% số trẻ bị dị tật bẩm sinh hay còn gọi là dị tật thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Dị tật thai nhi khiến trẻ mắc 1 số hội chứng khiếm khuyết cơ thể hoặc mắc các bệnh nan y rất khó chữa, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn con. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên trang bị cho mình lượng kiến thức cần biết về dị tật thai nhi để phòng tránh nhất là dị tật ống thần kinh – một trong những dị tật thai nhi bẩm sinh phổ biến nhất trên Thế Giới.

1. Dị tật ống thần kinh thai nhi là gì?

Trong giai đoạn đầu thai nhi hình thành, ống thần kinh cũng theo đà phát triển mà hình thành, sau đó sẽ tiếp tục phát triển thành não và cột sống. Dị tật ống thần kinh là hiện tượng phát triển không bình thường của não và cột sống của thai nhi, với hai dạng phổ biến là vô sọ (não phát triển ít hoặc hầu như không phát triển) và tật chẻ đôi đốt sống (thoát vị màng não tủy).

Nguyên nhân dẫn đến dị tật ống thần kinh

Dị tật ống dẫn thần kinh gây ra bởi chế độ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai:

  • Thiếu axit folic

Axit Folic không đủ không thực sự gây ra khuyết tật ống thần kinh nhưng nó có thể làm giảm tỷ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Các mẹ bầu hãy bổ sung đầy đủ axit folic và các vitamin B trước và trong giai đoạn đầu thai kì để giảm bớt đáng kể nguy cơ dị tật thai nhi nhé.

  • Môi trường và lối sống

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng môi trường sinh hoạt và lối  sống của các bà mẹ đều có thể là nguy cơ gây dị tật. Tuyệt đối không tiếp xúc với thuốc lá, khói thuốc lá, mắc các bệnh tiểu đường, béo phì,… thì thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh và nguy cơ dị tật sẽ giảm.

Cách ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Ống thần kinh là bộ phận phát triển khá sớm nên ngay từ khi mong muốn mang thai, người mẹ nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ axit folic để đảm bảo nồng độ đạt mức cần thiết ngay thời điểm thụ thai. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định sinh con cho đến khi thai nhi ít nhất 3 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung đầy đủ Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh.

dị tật thai nhi
Các mẹ nên ăn thêm rau xanh, gan động vật,… để bổ sung đầy đủ hàm lượng axit folic để phòng ngừa dị tật ống thần kinh (Ảnh: blog bTaskee)

Các thực phẩm sau sẽ giúp mẹ bổ sung axit folic: các thực phẩm từ sữa dành cho mẹ bầu, gan và nội tạng, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, nấm, đậu nành, cà rốt, cà chua, chanh, cam, bưởi,…

2. Và các dị tật thai nhi khác

  • Hội chứng Down

Hội chứng Down xảy ra với những bé bị rối loạn nhiễm sắc thể: có 3 bộ nhiễm sắc thể số 21. Tỷ lệ mắc phải hội chứng này tỷ lệ thuận với tuổi tác của người mẹ cụ thể là người mẹ càng có tuổi thì bé sẽ càng có nguy cơ cao mắc phải. Hội chứng Down thường được xác định nhờ xét nghiệm tầm soát thực hiện trong giai đoạn từ tuần 11-14 của thai kỳ.

  • Biến dạng chân

Khác với cặp chân thẳng như bao bé khác, những bé bị biến dạng chân sẽ có lòng bàn chân hướng xuống, khiến bé có 1 hoặc cả 2 bàn chân sai tư thế, lòng bàn chân sẽ quay vào trong hoặc quay ra ngoài…

Dị tật này thường được phát hiện nhờ siêu âm, và có thể điều trị nhờ chỉnh hình sau sinh.

  • Sứt môi và hở hàm ếch

Nếu phần môi trên, vòm miệng hoặc cả 2 bộ phận phát triển không đầy đủ thì sẽ gây ra dị tật sứt môi và hở hàm ếch. Dị tật này có thể phát hiện khi siêu âm thai kì. Các yếu tố di truyền hoặc môi trường (dùng thuốc sai quy định, mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai,..) là nguyên nhân chính dẫn đến sứt môi và hở hàm ếch

  • Dị tật tim bẩm sinh

Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh xao, khó thở, thậm chí không thể thở nổi trong thời gian bú mẹ…

3. Cách phòng tránh dị tật thai nhi

dị tật thai nhi
Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc siêu âm định kỳ, trước khi kết hôn bố mẹ cũng nên đi tầm soát bệnh trước hôn nhân để có hướng điều trị nếu bệnh có nguy cơ di truyền cho con (Ảnh: bTaskee)

• Khám tiền sản.

• Tìm những yếu tố nguy cơ bệnh di truyền và lên kế hoạch để tìm bệnh và khả năng con có thể bị di truyền, điều trị được không…

• Bổ sung vitamin mỗi ngày, nhất là acid folic trước và trong khi có thai.

• Sử dụng thuốc một cách thận trọng. Không tự ý mua bất kỳ thuốc nào để uống nếu sắp và đang có thai.

• Duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng lý tưởng.

• Không uống rượu, hút thuốc

• Phòng nhiễm trùng bằng cách tiêm ngừa, giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh nơi đông người, nơi có dịch bệnh lưu hành.

• Tìm nhiểu về môi trường sống và một số tác nhân gây hại như chì, thủy ngân, tia xạ…

• Tránh tắm hơi hay ngâm nước nóng quá lâu. Nếu tắm bồn nước nóng, chỉ ngâm đến vai, nước không quá nóng và thời gian không quá 15 phút.

• Khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm tầm soát đầy đủ.

Nếu khi mang thai và phát hiện thai có dấu hiệu không bình thường các mẹ nên đi làm một số xét nghiệm liên quan như đo độ mờ da gáy, chọc lấy nước ối và thăm khám tại các bệnh viện phụ sản lớn để có hướng điều trị thích hợp. Khi thai nhi bị mắc các bệnh nan y khó chữa bẩm sinh thì việc bỏ thai để giữ sức khỏe cho mẹ là việc phải làm.

Các bài viết liên quan

Những phương pháp thai giáo giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Tiểu đường thai kỳ: căn bệnh bất kì mẹ bầu nào cũng nên lưu ý

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie