cham-soc-thu-cung

Cách chăm sóc thú cưng bạn nên biết trước khi đón các bé về nhà

Thú cưng hay vật nuôi trong nhà luôn là người bạn thân thiết nhất đối với mỗi gia đình. Các bé thú cưng luôn bên cạnh bạn những lúc vui buồn. Những sự đáng yêu hay thông minh quấn người của các bé sẽ càng khiến bạn say đắm không thôi. Nếu nói về sức hút của các boss thì các phận làm sen như chúng ta chắc không tài nào kể hết được. Chính vì thế mà hầu hết các gia đình đều mong muốn có một boss trong nhà. Thế nhưng, chăm sóc thú cưng nào có dễ dàng.

Thú cưng không biết nói như con người, chẳng thể hiểu được chúng cần gì và muốn gì. Vậy nên khi chăm sóc các bé thú cưng bạn cần biết những lưu ý sau. 

Xem thêm

Thông tin thú cưng

Nguồn gốc, giống nòi

Đầu tiên, khi đưa bé thú cưng về nhà thì bạn cần phải biết được nguồn gốc và giống của bé. Tùy vào giống nòi sẽ có những đặc điểm môi trường sống và loại thức ăn khác nhau. Nếu không nắm rõ vấn đề này sẽ khiến bé không thể thích nghi dễ mắc bệnh. Nếu bạn định nuôi một bé thú cưng như chó Husky hay các loài như chuột, nhím, rùa,… thì càng phải đặc biệt chú ý. Mỗi giống loài sẽ có đặc điểm thói quen, môi trường sống và tính các khác nhau.

chuot-hamster

Hãy xem xét liệu chúng có thật sự phù hợp với gia đình mình hay không. Và nhu cầu nuôi thú cưng của bạn là gì? Nếu cần giữ nhà thì bạn nên chọn những chú chó có tính cách lanh lợi một chút như Chihuahua, chó Phú Quốc hay Doberman Pinscher. Còn nếu bạn muốn một chú chó thân thiện, luôn vui vẻ với mọi người thì nên chọn giống như Samoyed hay Golden Retriever. Nếu bạn thích sự yên tĩnh và “sang chảnh” hơn, thì nên chọn nuôi các bé mèo. Nếu muốn dễ nuôi và không tốn nhiều thời gian thì nên chọn giống thường sẽ dễ sống và thức ăn cũng không kén. 

husky

Trang bị vòng cổ cho bé 

Khi bạn nuôi các bé thú cưng có tính cách năng động hay chạy nhảy khắp nơi. Hãy chú ý trang bị thêm cho các bé vòng cổ có ghi tên thú cưng và số điện thoại chủ. Việc này sẽ giúp hỗ trợ trong các trường hợp bé đi lạc. Lúc đầu khi đeo các bé sẽ cảm thấy khá khó chịu; nhưng hãy tập để các bé quen dần và dễ dàng hơn khi bạn dắt bé ra ngoài chơi. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tốt nhất đối với các bé khi tung tăng chơi cùng bạn bè.

vong-co-thu-cung

Môi trường sống

Ổ, giường riêng cho thú cưng

Tất cả các thú cưng đều cần có không gian riêng, khu vực dành riêng cho chúng. Điều này sẽ tạo cảm giác tự do và thoải mái, an toàn hơn cho các bé. Bạn cũng nên chú ý tùy vào loại thú cưng nuôi mà chọn ổ/giường phù hợp cho boss. Với các bé mèo bạn nên chọn giường ấm và kín đáo một xíu vì các bé thích riêng tư. Còn với các bạn cún thì chọn giường rộng, thoải mái nhưng phải ấm áp nhé. Nếu là các bạn chuột hamster hay nhím rùa thì phải có lồng cho các bạn; để tránh chạy lung tung chẳng may bị dẫm phải.  

giuong-meo

Thường xuyên cho thú cưng tiếp xúc không khí ngoài trời

Việc để các boss thường xuyên trong nhà; dù được chăm sóc rất tốt nhưng các bé thú cưng sẽ vẫn cảm thấy ngột ngạt khó chịu. Hãy cho bé hưởng một ít khí trời ít nhà là vào cuối tuần bạn rảnh rỗi. Tùy vào tính cách và loài của các bé thú cưng mà có mức độ tiếp xúc với khí trời khác nhau. 

dan-dan-di-dao

Ví như các bạn cún thì sẽ rất tăng động, rất thích đi dạo bên ngoài; bạn nên thường xuyên dẫn các bạn ấy đi dạo sẽ giúp các bạn cún vui vẻ hơn. Còn với các bạn như rùa hay hamster hoặc những bạn mèo lười; thì khi trời mát hãy để các bạn ra sân chơi hoặc ít nhất là gần cửa sổ để có tiếp xúc với mặt trời. Điều này sẽ giúp các bé khỏe khoắn và thoải mái hơn

Thường xuyên vuốt ve, yêu thương

Động vật cũng có nhiều cảm xúc như con người; chúng cũng sẽ cảm nhận được sự quan tâm từ chủ. Khi được vuốt ve yêu thương thường xuyên, chúng sẽ cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc hơn. Ngược lạ;i, bạn đừng quá lạnh nhạt với thú cưng, hay quan tâm thú cưng khác hơn. Chúng sẽ cảm thấy ghen tị, buồn, tủi thân và dễ bị stress không chịu ăn uống và dễ bị bệnh hơn. 

cham-soc-thu-cung-hamster

Phương pháp dạy phù hợp

Không đánh hay quát mắng lớn tiếng

Vật nuôi không giống con người, chúng không thể hiểu chuyện và hiểu bạn đang nói gì trong 1 đến 2 buổi huấn luyện. Vậy nên bạn cần phải kiên nhẫn và tránh đánh hay quát mắng lớn tiếng. Việc này sẽ khiến các bé trở nên sợ sệt và không còn muốn chú tâm hiểu bạn nữa. Hoặc bạn sẽ không hiểu ý bạn và sẽ càng làm ngược lại, càng nghịch ngợm hơn. Tâm lý của các boss sẽ dễ bị ảnh hưởng, chúng sẽ dễ buồn hoặc cáu gắt và mất kiểm soát. 

cun-cham-soc-thu-cung-stress

Khen thưởng khi thú cưng làm tốt

Và khi bé làm tốt và hiểu ý của bạn thì hãy thưởng cho bé nhé. Chỉ cần một mẫu thức ăn cũng sẽ giúp bé cảm thấy phấn khích và chủ động hơn nhiều. Phần thưởng sẽ giúp bé hiểu rằng khi mình làm thế thì sẽ được thưởng. Và cũng nên thay đổi phần thưởng thường xuyên về các món các boss thích nhé. Món ăn càng thích thì sẽ càng tích cực hơn. 

huan-luyen-thu-cung

Thức ăn phù hợp

Vấn đề phù hợp thức ăn là không thể không nhắc đến trong quá trình chăm sóc cho thú cưng. Thức ăn của các bé thú cưng không phải là có thể qua loa hay đều ăn được thực phẩm của con người. Mỗi bạn thú cưng ở những độ tuổi và giống loài khác nhau sẽ có từng khẩu phần ăn khác nhau. 

Khi chọn thực đơn phù hợp cho các thú cưng thì điều bạn quan tâm đầu tiên là về loài của thú cưng. Đó là cún, mèo hay nhím, hamster,… Mỗi loài sẽ có dạng thực phẩm riêng biệt khác hẳn nhau. Thứ hai, bạn cần chú ý đến độ tuổi của các boss nhé. Các boss nhỏ tuổi sẽ có khẩu phần ít và thức ăn mềm nhưng dinh dưỡng. Các bé trưởng thành sẽ dễ dàng hơn với lượng thức ăn lớn và cần đầy đủ chất. Thứ ba, chính là đa dạng thực phẩm. Các bé không thể chỉ ăn một loại duy nhất suốt ngày suốt tháng; điều này sẽ gây thiếu chất và ngán ngẩm cho các bé.

thuc-an-cham-soc-thu-cung

Và cuối cùng quan trọng nhất chính là thời gian cho ăn hằng ngày. Không phải thú cưng nào cũng sẽ ăn 3 bữa một ngày như con người. Tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của các bé mà có những số lượng bữa chính và các bữa phụ nếu bé có nhu cầu. Bên cạnh đó, bạn cũng đặc biệt chú ý đến thời gian ăn cố định hằng ngày. Khung giờ cố định việc ăn uống sẽ giúp các bé hạn chế được các vấn đề sức khỏe và việc quá đói mà chủ không nhận biết để cho ăn. 

Vệ sinh tắm rửa

Thú cưng sẽ không thường xuyên tắm rửa hằng ngày như con người. Thế nhưng, bạn cũng cần có chu kỳ và cách vệ sinh phù hợp cho các bé. Việc cơ thể sạch sẽ hơn sẽ giúp các bé khỏe mạnh và hạn chế các bệnh ngoài da hơn. Ngoài việc tắm rửa định kỳ thì bạn nên chú ý đến vệ sinh khác như cắt móng hay chảy lông, lau mắt… 

nhim-tam

Thú cưng như mèo sẽ rất nhanh mọc móng dài và hay cào xé xung quanh đề mài móng. Bạn cần chú ý cắt móng thường xuyên và cũng không nên cắt quá ngắn sẽ làm đau bé khi đi lại. Với các bạn cún lông dài và đặc biệt là giống Samoyed hay Alaska sẽ rất thường thay lông – rụng lông. Bạn nên chú ý chải lông thường để giúp bạn nhanh chóng thay lông và đỡ được tình trạng lông bay vung khắp nhà.

Bên cạnh đó với các bạn thú cưng có đôi mắt to tròn hay động gỉ, bạn nên dùng khăn mềm ướt lau cho các bé hằng ngày. Dù không tắm nhưng hãy chăm chỉ vệ sinh chân, tai và mặt cho các boss mỗi ngày. Các boss sẽ trông sạch sẽ và thơm tho hơn lại còn hạn chế được các mầm bệnh. 

Trang bị nhà vệ sinh cho thú cưng

Khi nuôi thú cưng trong nhà, ngoài việc trang bị giường nằm, thực phẩm thì nhà vệ sinh là điều thiết yếu nhất. Bởi các bạn thú cưng sẽ có tập quán sống tại môi trường tự nhiên và việc đi vệ sinh cũng khá vô tư. Bạn không thể cứ phải chạy khắp nhà để dọn vệ sinh cho các bé hằng ngày được. Hãy trang bị cho các bé một bệ đi vệ sinh riêng và phù hợp với tập quán loài của thú cưng. Điều này sẽ giúp các bé đi vệ sinh thoải mái và gọn gàng đúng chỗ. Và bạn cũng nên chú ý dọn bệ đi vệ sinh của các bé hằng ngày nhé; để lâu ngày sẽ có mùi và không sạch sẽ các bé sẽ chẳng đi vào đấy nữa. 

meo-di-ve-sinh

Đưa bé đi khám thú y định kỳ

Tiêm chủng đầy đủ

Thú cưng rất dễ bị bệnh và khó khăn để bạn có thể theo dõi và kịp thời chữa trị cho các bé. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp các bé miễn nhiễm được nhiều loại bệnh nguy hiểm. Đưa các bé đến các cơ sở thú y uy tín để được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện tiêm chủng. Bạn sẽ theo dõi được tình trạng sức khỏe của các bé; phát hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm. Công tác chữa trị cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thú cưng bị bệnh

Chính vì việc các boss không thể nói được nên khi các bé bị bệnh bạn sẽ rất khó nhận biết được. Vậy nên hãy chú ý trang bị cho mình những triệu chứng bệnh để kịp thời chữa trị và chăm sóc các bé nhé. Ngoài các triệu chứng rõ như chảy máu, nôn, nổi hạch thì các triệu chứng khó nhận biết khác bạn nên chú ý đến các biểu hiện lạ. 

dua-di-thu-y

Triệu chứng bệnh

  • Chán ăn: dấu hiệu đầu tiên xuất hiện chính là việc các bé chán ăn dù là món ăn bé thích nhất. 
  • Mệt mỏi: các bé khi bị bệnh thì sẽ không tăng động chạy nhảy khắp nơi như bình thường. Trạng thái đi lại uể oải, thường năm dài cả ngày không muốn hoạt động. 
  • Tìm chỗ trốn: Các bé sẽ có dấu hiệu tìm chỗ trốn, chui rúc dưới gầm giường hay các góc khuất. Khi bạn gọi cũng không có dấu hiệu rời chỗ trốn. Đây là hiện tượng các bé cảm thấy bất an và không an toàn.
  • Bụng trương: nếu bạn nhận thấy các bé không muốn ăn nhưng bụng lại phìn to, trương lên đây là dấu hiệu về các bệnh đường ruột. 
  • Đi vệ sinh khó: đi vệ sinh không được hoặc khó hay có thể ra máu. Đấy là việc có vấn đề trong đường tiêu hóa và thực phẩm các bé ăn. 
  • Rụng nhiều lông: với các bé mèo hay cún lông dài sẽ có đợi rụng lông. Nhưng việc rụng quá nhiều lông và bất thường sẽ là một dấu hiệu bệnh với thú cưng. 
  • Đi đứng khó khăn: khi các bé đi đứng khó khăn hay đi lại dáng lạ thường. Thì có thể đó là dấu hiệu bệnh về xương hoặc cơ.

Khi có một trong các triệu chứng; bạn hãy nên quan sát theo dõi bé và nhanh chóng đưa đến thú y để kiểm tra. Việc chăm sóc sức khỏe khi các bé thú cưng bị bệnh cũng hãy tuân theo các lưu ý của bác sĩ thú y và chú ý đến các bé hơn. 

Cân nhắc triệt sản

Khi chăm sóc thú cưng bạn hãy chú ý cân nhất đến vấn đề triệt sản cho các boss nhé. Triệt sản sẽ giúp các bé kéo dài tuổi thọ hơn và tránh được các rối loạn, bệnh tâm lý. Nhiều gia đình lại muốn các bé sinh các boss con nhưng hãy chú ý đến điều kiện chăm sóc của bạn.

triet-san
Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie