Cũng giống như Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng xem Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng trong năm. Tại các nước Đông Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cỗ,.. và các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia,.. Hãy cùng bTaskee điểm qua các quốc gia này đón Tết Âm lịch để xem rằng vào những ngày này họ thường làm gì nhé!
Trung Quốc
Tết Nguyên Đán của Trung Quốc là Tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất của người Trung Quốc. Thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến 15 tháng giêng âm lịch.
Theo truyền thuyết, khởi đầu của Tết Nguyên Đán là cuộc chiến chống lại con niên (con quái thú hay phá hoại gia súc, mùa màng, dân làng và trẻ con vào những ngày đầu năm).
Vì vậy để xua đuổi và bảo vệ chính mình, người dân Trung Hoa thường trang trí khắp nơi bằng màu đỏ và lồng đèn, đốt pháo hoa bởi vì con niên sợ màu đỏ, lửa và tiếng ồn.
Bữa cơm đoàn tụ gia đình diễn ra vào đêm Giao thừa (đêm Trừ Tịch) khi các thành viên tụ tập đón năm mới. Nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc.
Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất sang và theo truyền thống sẽ có gà và cá. Ở Trung Hoa đại lục, nhiều gia đình đùa vui trong khi xem đêm Gala mừng năm mới của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV trong nhiều giờ cho đến nửa đêm.
Mọi người sẽ tặng nhau phong bao màu đỏ trong đêm đoàn tụ, số tiền trong bao thường ứng với các con số may mắn hoặc danh giá. Nhiều món ăn được tin rằng có thể dẫn lối mọi người đến với tiền tài, hạnh phúc và may mắn nên các món được ăn vào năm mới thường có tên đồng âm với những điều tốt lành như bánh Du Giác, bánh Cảo, bánh trôi tàu, bánh Niên cao, mì trường thọ, heo sữa quay…
Bhutan
Bhutan là quốc gia nằm ẩn mình giữa dãy núi Himalaya. Bhutan chú trọng gìn bản sắc văn hóa bằng cách bảo vệ môi trường tự nhiên và niềm tin tôn giáo.
Do không phải chạy theo những áp lực về tiền bạc hay địa vị mà người dân ở đây sống rất vui vẻ, yên bình. Đây cũng là lí do Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.
Tết cổ truyền của đất nước này giống như Tết cổ truyền tại Việt Nam, thường được kéo dài 2 tuần. Đây là thời gian để để những gia đình được đoàn tụ sau khoảng thời gian dài mưu sinh. Họ thường mua sắm vật dụng mới thay vì sử dụng đồ cũ nên đền thờ và nhà riêng luôn được trang trí mới mẻ và đẹp mắt.
Những món ăn nổi tiếng dịp Tết ở Bhutan phải kể đến như Ema datshi làm từ phô mai và ớt. Sau đó, họ sẽ có thời gian sinh hoạt qua các trận đấu bắn cung, phi tiêu và các môn thể thao khác.
Indonesia
Từ năm 2001, Tổng thống thứ 4 của nước Cộng Hoà Indonesia Abdurrahman Wahid đã ra quyết định xác định Tết nguyên đán là ngày lễ Quốc gia. Kể từ đó, bạn có thể bắt gặp không khí Tết vô cùng nhộn nhịp từ đầu năm, khi người dân chuẩn bị cho ngày quan trọng này.
Vì Indonesia là quốc gia đa tôn giáo, đa sắc tộc, bạn có thể bắt gặp một không khí Tết được mang những dấu ấn riêng của từng nơi.
Đối với các tín đồ Hindu, họ sẽ ngưng làm việc và ở nhà. Với người dân bình thường, họ đến nhà thờ, nghe giáo sĩ giảng đạo, đọc kinh.
Còn với những người Hoa sống tại Indonesia, có những hoạt động giống với đất nước hình chữ S. Họ sẽ đi chùa, chúc Tết họ hàng, làng xóm, trao cho nhau những phong bì đỏ may mắn mừng Xuân an lành, tài lộc.
Philippines
Ngày Tết ở Philippines được diễn ra từ ngày 30/12 Dương lịch. Ngày này cũng chính là ngày lễ kỷ niệm ngày Philippines Jose Lisarơ – nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, do vậy nên ngày này người ta còn gọi là “Ngày anh hùng”.
Trong đêm giao thừa, mỗi thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại quanh bàn tiệc “Media Noche”, gồm món bánh gạo, rau củ quả,… để trò chuyện sau một năm xa gia đình. Người dân ở đây tin rằng, năm mới chính là sự khởi đầu mới, có cơ hội sửa chữa sai lầm, và những điều may mắn nhất sẽ đến với bản thân và gia đình.
Hongkong
Hongkong cũng là quốc gia đón Tết Âm lịch như các nước Đông Á, và thường kéo dài 15 ngày. Điểm đặc sắc của Tết tại đây là Lễ hội đèn lồng (chào đón trăng tròn đầu tiên của năm), chợ hoa Tết, đua ngựa, trình diễn ánh sáng 3D.
Khắp nơi được trang hoàng với sắc đỏ và vàng tượng trưng cho sự may mắn, mọi người cùng đón năm mới và chào mừng khoảnh khắc Giao Thừa với pháo hoa tại Cảng Victoria.
Đài Loan
Đài Loan hiện nay vẫn sử dụng âm lịch và là quốc gia đón Tết Âm lịch cổ truyền giống như Việt Nam và một số nước Châu Á khác. Ngày Tết ở Đài Loan là lễ hội truyền thống đón năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến 4 tháng Giêng Âm Lịch.
Người Đài Loan có một vài phong tục khá giống nước ta như tiễn ông táo về trời (24 tháng Chạp), dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới,… Các lễ hội vào năm mới như Lễ hội thả đèn Trời ở Bình Khê, Lễ hội đốt pháo Diểm Thủy – Đài Nam… Các món ăn trong ngày Tết khá tương tự Trung Quốc (gà nguyên con, cải bẹ xanh, cá viên thịt viên, cá…).
Triều Tiên
Kể từ năm 1989 Triều Tiên gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia đón Tết Âm lịch vào mồng một tháng giêng Âm lịch (trước kia người Triều Tiên đón Tết Nguyên Đán vào tháng 10 và 11) và thường chỉ kéo dài từ 2-3 ngày.
Tết của người Triều Tiên cũng kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy saman (phù thủy) đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc… Vào sớm mồng 1, học sinh sẽ đến thăm nhà thầy cô giáo thực hiện nghi lễ vái lạy sebae.
Những người đàn ông cũng lần lượt tới chúc Tết các gia đình với một chai rượu trong túi và thực hiện nghi lễ sebae với các bậc bề trên. Thường thì người phụ nữ ít khi ra đường vào dịp Tết do họ thường phải tất bật trong bếp và tại quốc gia này họ quan niệm rằng người phụ nữ xông đất thì không may mắn.
Điểm đặc biệt tại đây vào năm mới là các đôi lứa yêu nhau không đi cùng nhau trong dịp Tết do những luật lệ và định kiến ở Triều Tiên.
Người Triều Tiên không có tục lệ ăn canh bánh bao (hay còn gọi là bánh canh gạo) như người Hàn Quốc. Thay vào đó, họ thường dùng songpyeon, một loại bánh gạo có hình bán nguyệt, cùng với những món ăn khác chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên vào sớm mồng 1 (còn được gọi là jesa).
Món ăn cổ truyền trong dịp Tết của người Triều Tiên là “cơm thuốc”, được làm từ gạo nếp hấp trộn mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương… Loại cơm này được dùng để đãi khách và cúng tổ tiên với ý nghĩa mang lại sung túc và ngọt ngào trong năm mới.
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc quan niệm, sau một năm bộn bề lo toan cho cuộc sống thì Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, tài lộc. vào dịp này, những người con xa quê đều cố gắng trở về để đón Tết bên gia đình.
Cũng là quốc gia đón Tết Âm lịch, người Hàn Quốc sẽ phải chuẩn bị rất tất bật trong dịp này. Tuy nhiên, có một điểm khác trong dịp Seollal là thay vì tặng bánh kẹo, rượu bia như tại Việt Nam, các món quà Tết tại Hàn Quốc khá độc đáo: Quà cho cha mẹ thường là nhân sâm, mật ong, sản phẩm sức khỏe, và ghế massage.
Ngoài ra, người ta cũng thường tặng các món quà như thịt hộp, cá ngừ, bánh truyền thống, cá khô hoặc trái cây.
Trước đêm giao thừa, mọi người tắm rửa sạch sẽ bằng nước nóng để tẩy trần. Cả nam và nữ thường mặc trang phục truyền thống Hanbok hay những bộ quần áo đẹp nhất, uống rượu Gui balli sool sau đó hành lễ thờ cúng tổ tiên do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ.
Ngoài ra, người Hàn Quốc thường đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma trong đêm Giao thừa, thay vì đốt pháo như tại nhiều nơi.
Món ăn truyền thống ngày Tết tại Hàn Quốc là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi và canh bánh gạo. Người dân Hàn Quốc cho rằng khi ăn cuối ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.
Mông Cổ
Tết âm lịch tại Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar, kéo dài từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch. Ngày Tsagaan-Sar báo hiệu mùa xuân đến kết thúc 1 mùa đông lạnh lẽo tại nơi đây, thời điểm ấm áp thích họp để bắt đầu một mùa vụ mới.
Trước giao thừa, một nghi lễ vô cùng quan trọng được diễn ra khi tất cả nam giới phải lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm nếu đúng hướng sẽ mang lại may mắn cho mọi người.
Trong nghi thức chào hỏi của người Mông Cổ, các thành viên gia đình sẽ cầm một tấm vải lụa màu xanh, dài được gọi là khadag. Sau nghi thức, mọi người sẽ ăn các món như đuôi cừu, thịt cừu, bánh buuz (một loại bánh giống bánh bao), sữa ngựa lên men các sản phẩm từ sữa và uống rượu airag – một loại đồ uống truyền thống của Mông Cổ.
Trong những ngày đầu năm, người Mông Cổ còn dùng sữa ngựa để rửa sạch bát đũa trong nhà. Đây được coi là hành động tẩy sạch những tội lỗi từ năm trước.
Singapore
Singapore cũng là quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam vì dù Đảo quốc sư tử đa chủng tộc nhưng hơn một nửa dân số là người Trung Quốc.
Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Cũng như ở Việt Nam, để chào đón Tết thì nhà cửa sẽ được quét dọn và trang hoàng. Người người xúng xính trong bộ quần áo mới đi chúc Tết họ hàng và người quen.
Trẻ em nhận được quà bánh và phong bao lì xì đỏ. Vào những ngày này, mọi người trao tặng nhau những quả quýt căng mọng được xem biểu tượng của sự may mắn. Đặc biệt là tất cả những tặng vật đều phải là cặp đôi vì người Singapore tin rằng số lẻ sẽ không có may mắn.
Tết Nguyên Đán còn là dịp lễ để mọi người sum vầy, với các chuyến thăm viếng họ hàng và bạn bè, một tục lệ gọi là “Chúc Tết đầu năm”. Điểm nhấn trong lễ Tết này là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa, với những món ăn không thể thiếu như Juan he, Peng Cai hay Yu Sheng.
Trong đó, Juan he là món bánh mứt, trái cây khô tượng trưng cho hòa bình và thống nhất. Còn Peng cai chính là món lẩu gồm như: Hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm,…biểu trưng của sự sung túc và giàu có.
Nhiều người theo đạo Phật sẽ không ăn thịt vào ngày đầu tiên trong năm mới vì họ tin rằng điều đó sẽ giúp họ sống thọ hơn. Người Singapore cũng tin rằng dùng dao trong ngày đầu tiên năm mới là không may nên thức ăn thường được nấu chín trước đó.
Trong ngày đầu tiên năm mới, người Singapore sẽ cúng bái tổ tiên và trời đất. Nghi lễ này thường bắt đầu vào lúc nửa đêm. Theo truyền thống, họ cũng sẽ đốt pháo hoa, các thanh tre và pháo để xua đuổi những linh hồn xấu, hy vọng năm mới may mắn.
Malaysia
Tuy là một đất nước đa sắc tộc nhưng do số lượng người Malaysia gốc Hoa chiếm đông đảo nên Chính phủ Malaysia đã quyết định coi trọng việc nghỉ Tết Nguyên đán và mọi người dân đều được nghỉ làm trong dịp mấy ngày tết này.
Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của Malaysia với một số phong tục không thay đổi như lì xì, đoàn tụ gia đình, chúc tết người thân và bạn bè hay lễ hội múa lân, sư, rồng. Món ăn truyền thống của Malaysia vào dịp này là Otak Otak, Yee Sang và thịt nướng Satay.
Thái Lan
Ngày Tết cổ truyền ở xứ sở Chùa Vàng có rất nhiều hoạt động hấp dẫn khác, thu hút nhiều du khách cùng tham gia. Người Thái họ không sử dụng lịch âm như Việt Nam, Trung Quốc,..mà họ dùng Phật lịch, diễn ra trong 3 ngày 13,14 và 15 dương lịch.
Theo đó, ngày 13,14/4 người Thái sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị một bữa cỗ thật hoành tráng để cúng tổ tiên.
Ngày 15/4 là ngày Tết chính. Vào ngày này, người dân sẽ mặc đẹp và lên chùa
Ngày 14/4 được gọi là ngày Wan Payawan. Vào ngày này, Các ngôi chùa trên đất nước Thái Lan sẽ tổ chức lễ tắm Phật, tức là dùng nước thơm lau tượng Phật để bày tỏ lòng tôn kính và cầu may mắn cho năm mới.
Sau đó là lễ hội té nước Songkran, lễ hội rất vui nhộn và hoành tráng, thu hút đông đảo người dân đến tham gia. Những người bị ướt càng nhiều thì năm mới sẽ nhiều may mắn, tài lộc.
Ấn Độ
Nếu như ở Thái Lan có lễ hội té nước thì tại Ấn Độ cũng diễn ra lễ hội Holi. Lễ Holi hay còn gọi là “Lễ Hội Sắc Màu”, đây được xem là lễ hội lớn nhất năm và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người Ấn Độ.
Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa đông cũng như bước sang một năm mới với nhiều điều mới. Sự ấm áp, yên bình của mùa xuân sẽ xua tan đi cái lạnh lẽo, u ám của mùa đông, cũng giống như việc cái thiện đánh bại cái ác.
Tại lễ hội, người dân thoa bột màu lên quần áo và gương mặt của nhau, bất kể là người quen hay người lạ để chúc mừng một năm mới bình an, may mắn. Đây cũng chính là nét độc đáo của mùa lễ hội ở Ấn Độ, thu hút sự quan tâm của khách du lịch ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Những phong tục đón Tết kỳ lạ
Ăn 12 quả nho ở Tây Ban Nha
Ở Tây Ban Nha, vào mỗi dịp Tết, người dân sẽ ăn 12 quả nho vào thời khắc đồng hồ điểm sang năm mới. Mỗi giây họ sẽ ăn một quả nho để cầu mong 12 tháng trong năm đều gặp may mắn và bình an.
Ngâm mình trong nước lạnh ở Đông Âu
Ngâm mình trong hồ nước phủ đầy băng tuyết với một nhánh cây cầm trên tay là một phong tục đón năm mới của người dân ở một số nước Đông Âu. Họ cho rằng ngâm mình dưới nước là để thử thách sức chịu đựng, rắn rỏi và sức đề kháng của mọi người trước khi bắt đầu một năm mới.
Đánh nhau để xóa bỏ hiềm khích ở Peru
Để chào đón một năm mới, người dân ở Peru thường tổ chức “Lễ hội đánh nhau” vào cuối tháng 12. Tại lại hội này người dân sẽ đánh và chửi nhau để giải tỏa bức xúc mà họ phải kìm nén trong suốt năm qua.
Họ tin rằng đây là cách để xóa bỏ tất cả hiềm khích ở năm cũ, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết trong năm mới.
Đập vỡ đĩa ở Đan Mạch
Vào đêm giao thừa, người dân Đan Mạch sẽ ném bỏ những chiếc đĩa cũ kỹ trong tủ chén của mình vào cửa nhà hàng xóm, bạn bè.
Nhiều người tin rằng đây là cách làm giúp xua đuổi sự xui xẻo. Vào sáng mùng 1, ngoài cửa có càng nhiều chén đĩa vỡ thì năm mới sẽ càng gặp may mắn và tài lộc.
Đón giao thừa tại nghĩa trang ở Chile
Theo phong tục này, các gia đình sẽ tập trung tại nghĩa trang để đón giao thừa tại mộ người thân quá cố và sau đó cùng ngủ lại bên ngôi mộ.
Không khí lễ hội đã rộn ràng khắp các quốc gia đón Tết Âm lịch rồi đó, các bạn đã sửa sang lại cho tổ ấm yêu thương của mình để đón năm mới an lành chưa? Hãy cùng tham khảo một số bài viết khác để chuẩn bị cho Tết năm nay nha:
13 loại mứt Tết mới lạ gây sốt dịp Tết 2022
9 phong cách trang trí nhà cửa đón Tết