Thời tiết mùa hè như một chiếc chảo lửa với nắng nóng như thiêu, như đốt khiến cơ thể nóng trong, mệt mỏi, bứt rứt, dễ sinh bệnh tật. Những loại rau tính mát chính là “vị cứu tinh” cho mùa hè này bởi chúng có tác dụng hạn chế tình trạng nóng bức, cải thiện sức khỏe, giúp phấn chấn và tương thích với thiên nhiên. Sau đây, bTaskee sẽ mách bạn những loại rau có tính mát phổ biến nhất hiện nay.
Rau má
Y học cổ truyền cho biết rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má là loại rau tính mát thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa mụn nhọt, rôm sẩy. Rau má có thể ăn sống, luộc hoặc nấu canh, xay lấy nước uống, trộn salad hoặc đem muối dưa. Mỗi ngày có thể dùng từ 30-40g rau má tươi có công dụng rất tốt thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát. Tuy nhiên, không nên ăn hay uống quá nhiều nước rau má bởi có thể gây choáng.
Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót là loại rau tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, nhuận tràng, sát khuẩn. Hàm lượng đạm thực vật cao trong rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận, đặc biệt với những người giảm cân và người có đường huyết cao. Bên cạnh đó, rau ngót còn là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Những cây từ 2 năm tuổi trở lên thường được dùng để làm thuốc.
Rau muống
Đông y cho rằng rau muống có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường giúp thanh nhiệt, giải độc khi cơ thể khỏi sự xâm nhập các chất độc bên ngoài. Y học hiện đại đã chứng minh rằng Rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như protein, muối vô cơ, vitamin A, B1, B2, C và nhiều acid amin. Là loại rau tính mát dễ chế biến, dễ ăn này từ lâu đã đi vào bữa cơm hàng ngày của người Việt Nam trong những ngày hè nóng bức.
Rau mồng tơi
Theo quan niệm của Đông y, rau mồng tơi là loại rau tính mát, vị chua, tán nhiệt có công dụng mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc cơ thể, trị táo bón. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết rau mồng tơi có chất nhầy pectin, có tác dụng trong chữa trị nhuận tràng, phòng tránh béo phì. Ngay cả những người mỡ máu cao hoặc đường huyết cao vẫn có thể sử dụng mồng tơi để điều trị bệnh. Bởi đặc tính mát và những công dụng hữu hiệu, mồng tơi đã trở thành mát lành rất được dân gian ưa chuộng vào mùa hè. Trời nắng nóng cao điểm như này mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì bằng.
Cà tím
Cà tím được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính mát, vị ngọt có tác dụng thanh can, giáng hoả, thanh nhiệt, giải độc. Cà tím chứa nhiều chất xơ, vitamin, muối khoáng, nước và potassium cung cấp năng lượng cho các hoạt động mùa hè. Bên cạnh đó, với sắc tố màu tím sẫm, cà tím còn được biết đến là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, và phòng ngừa, chữa được nhiều căn bệnh khác nhau như ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch… Chính vì vậy cà tím còn được mệnh danh là ‘thần dược’ chữa bệnh của mọi gia đình Việt.
Rau diếp cá
Sách Đông ý ghi nhận rau diếp cá có tính mát, vị cay chua, mùi tanh giống mùi cá, có công dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, kháng khuẩn. Theo y học hiện đại, trong rau diếp cá chứa nhiều vitamin C và khoáng chất như protit, glucid, lipit, cellulose có tác dụng giải độc tố, giảm mỡ máu, cải thiện làn da bị mụn,… Không chỉ là loại rau thanh mát, rau diếp cá còn là vị thuốc quý chữa bệnh trĩ, kinh nguyệt không đều, chữa ho, trị sốt… Đừng vì một chút khó ăn mà bỏ qua loại rau có tính mát cùng nhiều công dụng tuyệt vời này nhé.
bTaskee hi vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh những loại rau có tính mát trong mùa hè nắng nóng. Để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, giàu năng lượng trong tiết trời “khó chịu” này, hãy thường xuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại rau tính mát, có tác dụng giảm sự tạo ra nhiệt bên trong cơ thể và thải bỏ nhanh các chất chuyển hóa khỏi cơ thể.
Bài đọc thêm
Các loại rau mát gan mà bạn nên biết
Làm thế nào để giữ vitamin cho rau củ trong nấu nướng?