Việc lựa chọn các loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm sẽ giúp trẻ nhận được hầu hết năng lượng và chất dinh dưỡng. Đồng thời, hình thành nên thói quen ăn uống lành mạnh hơn.
1. Thời điểm nên cho bé bắt đầu ăn dặm
Thời điểm bạn có thể tập cho bé bắt đầu ăn dặm là khi bé đã tròn 6 tháng và đã sẵn sàng về mặt thể chất.
- Trẻ có thể kiểm soát được đầu và cổ.
- Tự mình ngồi thẳng mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ ai.
- Không còn phản xạ đưa lưỡi để đẩy thức ăn ra.
- Thức dậy vào ban đêm (nhiều hơn bình thường).
- Muốn bú sữa nhiều hơn.
2. Những điều cần biết trước khi cho bé ăn dặm
- Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho bé. Bạn hãy hoàn tất việc khám sức khỏe khi trẻ tròn 6 tháng. Lúc đó, bạn có thể hỏi bác sĩ gợi ý hướng dẫn về các loại trái cây và cách ăn dặm đúng cách cho bé 6 tháng tuổi.
- Theo dõi tình hình ăn dặm của trẻ: Hãy đề phòng dị ứng. Đặc biệt là khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng thông thường. Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến bao gồm trứng, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, cá và động vật có vỏ.
- Nếu bạn đang dùng thìa, hãy đợi trẻ mở miệng trước khi bạn cho thức ăn. Nếu bé đã ăn và sau đó từ chối một thứ gì đó. Có thể là bé không thích món ăn đó hoặc chỉ là không hứng thú. Lúc ấy, không ép bé ăn mà hãy đợi lần kế tiếp.
- Nên cho trẻ ăn trái cây sau bữa chính 30 đến 45 phút. Một cách khác là tách thành một bữa riêng và cho ăn cách bữa chính khoảng 2 đến 3 tiếng.
3. Các loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi
3.1 Táo
Hương vị thơm ngọt của loại trái cây này sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Táo chứa nhiều loại Vitamin (C, K, A, E, B1, B2, B6); chất dinh dưỡng giúp phát triển sức đề kháng; tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nó cũng chứa Pectin, một loại chất xơ giúp thúc đẩy vi khuẩn tích cực trong ruột của trẻ sơ sinh và chống lại vi khuẩn xấu.
Đây là loại trái cây tốt nhất cho trẻ từ sáu tháng trở lên. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy táo có khả năng ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ hiệu quả. Đồng thời cung cấp chất giữ cho xương và răng của trẻ chắc khỏe.
Đối với táo, bạn không nên xay nhuyễn trực tiếp sau đó cho bé ăn. Lời khuyên là bạn nên hấp chín trước khi xay. Điều đó sẽ làm trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
3.2 Lê
Hàm lượng chất xơ trong quả lê khá cao nên sẽ giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, quả lê còn chứa nhiều Vitamin C, K và chất Oxy hóa. Các chất này cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là ít gây dị ứng hơn các loại quả khác.
Tương tự như táo, bạn cũng nên nấu chín lê trước khi xay để món ăn dặm sánh mịn và dễ ăn hơn.
3.3 Chuối
Đây được xem như một loại “siêu trái cây” và là lựa chọn hàng đầu của hầu hết các bà mẹ. Chuối là loại trái cây dễ hấp thu và tiêu hóa, rất giàu Vitamin B6, Vitamin C và Kali và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Những loại Vitamin này cần thiết cho trái tim khỏe mạnh, hệ thần kinh và cung cấp năng lượng hàng ngày.
Chúng cũng được biết đến như một trong những loại thuốc kháng Axit tự nhiên và rất nhẹ nhàng đối với dạ dày. Mặc dù chuối là một trong những loại trái cây tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi, nhưng hãy lưu ý đừng lạm dụng nó. Ăn quá nhiều chuối có thể gây táo bón.
3.4 Bơ
Trong bơ có các chất như Sắt, Kali, Canxi, Kẽm, Natri, Magie, các loại Vitamin, Carbohydrate và chất xơ. Món bơ này là một loại thực phẩm “chất béo tốt” tuyệt vời cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ nhỏ. Vì vậy, người ta thường dùng bơ để giúp bé tăng cân hiệu quả.
Kết cấu kem của quả bơ chín cũng là một điều làm các bé ưa thích. Tuy nhiên, một số bé sẽ không thích vị nhạt của bơ. Do đó, bạn nên trộn bơ với chuối. Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng bơ chín để làm thức ăn dặm cho bé.
3.5 Việt quất
Việt quất nhuyễn, dễ ăn. Tuy không cung cấp nhiều Calo nhưng lại giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phải triển của trẻ. Việt quất là một loại siêu thực phẩm cho não. Chúng là một nguồn giàu chất béo Omega 3, giúp cải thiện trí nhớ. Đối với trẻ, thường xuyên ăn việt quất còn có công dụng phòng chống ung thư và tăng cường khả năng tiêu hóa.
3.6 Đu đủ
Đu đủ chứa nhiều chất xơ và Axit folic, giúp tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Các Enzym trong đu đủ sẽ hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy đây có thể là một loại thực phẩm hoàn hảo để giúp giảm chứng táo bón hoặc chứng đầy bụng của trẻ. Đu đủ có tính hàn nên bạn không nên cho ăn quá nhiều. Chỉ nên cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa mỗi tuần.
3.7 Xoài ngọt
Chứa các loại Vitamin K, Vitamin A, Vitamin C và các Enzym tiêu hóa. Tuy nhiên, xoài lại có tính nóng và dễ gây dị ứng. Bởi vậy bạn cần kiểm tra trước, quan sát tình hình ăn uống của trẻ. Dù không gây dị ứng cũng chỉ nên cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa mỗi tuần.
3.8 Hồng xiêm
Hồng xiêm là loại trái cây dồi dào khoáng chất và Vitamin (Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C). Chất xơ trong hồng xiêm có thể bảo vệ màng nhầy trong ruột, giúp nhuận tràng một cách tự nhiên và hiệu quả. Đặc biệt là rất hiệu quả trong chữa ho và cảm ở trẻ sơ sinh. Điểm cộng của loại quả này là vị ngọt thơm đặc trụng. Đa phần sẽ chiếm được sự yêu thích của bé.
3.9 Thơm
Có chất chống oxy hóa, vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu (canxi, natri, sắt…) để giúp phát triển xương và cơ. Thơm còn giúp hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ, trợ giúp xây dựng khả năng miễn dịch và tăng cường chức năng não. Khi xay nhuyễn các loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi chưa có đủ độ mềm như thơm, táo, lê, bạn nên hấp chín trước. Bé sẽ tiêu hóa dễ hơn và không bị đầy bụng.
Thời điểm bé được 6 tháng tuổi là thời điểm vô cùng quan trọng vì nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên. Có thể rất mất thời gian để con bạn tập ăn và thích nghi với loại thức ăn mới. Nhưng hãy kiên nhẫn cho bé thử từng loại trái cây khác nhau để tạo cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học. Hy vọng các loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi mà bTaskee gợi ý trên đây sẽ hữu ích cho bạn.