giao-duc-tre-em

Những phương pháp giáo dục trẻ em từ 1 đến 5 tuổi phổ biến hiện nay

Giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển tính cách, nhân phẩm của trẻ sau này. Hiện nay, có nhiều phương pháp giáo dục trẻ em ngay từ nhỏ nhưng mỗi trẻ lại có một môi trường sống và nét tính cách khác nhau nên không thể sử dụng cùng 1 phương pháp. Dưới đây là một số cách giáo dục trẻ nhỏ được các trường mầm non, trung tâm giữ trẻ thường dùng để dạy trẻ.

Phương pháp tình cảm

Một điều rất dễ nhận thấy khi tham gia một lớp mẫu giáo là cô giáo luôn nhỏ nhẹ và dịu dàng với trẻ. Điều này khiến cho trẻ có cảm giác gần gũi, tin tưởng và yêu mến của trẻ, tạo cho trẻ tình cảm gắn bó. Khi trẻ đã có tình cảm và không còn sợ sệt cô giáo thì trẻ rất dễ nghe theo lời cô giáo dạy.

Sử dụng lời nói truyền cảm

Khi nói chuyện, giao tiếp với trẻ, cô giáo thường dùng những câu hỏi, cử chỉ, điệu bộ để khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh hoặc nói ra ý kiến của mình về 1 sự việc, một hành động. Đồng thời, điều này cũng gợi mở cho trẻ những ý tưởng, liên tưởng về những đồ vật, sự vật xung quanh, khiến trẻ nhận thức thêm về đời sống.

Việc trẻ bộc lộ được ý kiến của mình giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, nói chuyện, giao tiếp trôi chảy hơn đồng thời cũng cho cô giáo biết tính cách của trẻ để có cách nói chuyện, dạy dỗ phù hợp.

Phương pháp trực quan, minh họa

giáo dục trẻ em
Cho trẻ xem tranh ảnh, cho trẻ gấp giấy, dán giấy là các phương pháp giáo dục trẻ em giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức (Ảnh: blog bTaskee)

Khi đi học, trẻ thường được cô giáo kể cho nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích được minh họa rõ ràng, mạch lạc bằng tranh ảnh, đồ chơi hoặc cho trẻ xem trực tiếp qua video. Khi được nghe truyện, xem phim các giác quan của trẻ sẽ được rèn luyện, giúp trẻ nhận thức được rõ ràng hình dáng của sự vật xung quanh.

Phương pháp đánh giá noi gương

Cô giáo sẽ tỏ thái độ khuyến khích, đồng tình và khen ngợi khi trẻ có những hành vi tốt, cô sẽ phân tích cho trẻ hiểu tại sao hành động đó đúng và tại sao hành động đó lại sai, những bạn làm đúng sẽ được cô giáo khen ngợi, khen thưởng (cho trẻ cắm cờ, thưởng hoa bé ngoan…) để tạo cho trẻ tâm lý bắt chước những hành động đúng để được thưởng.

Với những hành động sai, trẻ sẽ được giải thích tại sao nó sai và được cô giáo khuyến cáo về hậu quả mà nó gây ra (ví dụ: chơi với vật nhọn dễ bị đứt tay…), để trẻ ý thức được và tránh xa.

Phương pháp thực hành

Cho trẻ chơi trò chơi để tăng khả năng quan sát, vận động là cách được các trường mẫu giáo áp dụng thường xuyên. Việc chơi trò chơi không chỉ tăng khả năng nhận biết của trẻ về các đồ vật, đồ chơi mà còn giúp trẻ phần nào ghi nhớ được tên gọi, màu sắc, âm thanh, hình dạng của nó.

giáo dục trẻ em
Để trẻ nói ra ý kiến cá nhân giúp trẻ bạo dạn hơn trước đám đông (Ảnh: baomoi.com)

Ngoài ra, giáo việc cũng sẽ đưa ra những tình huống giả tưởng để trẻ suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Luyện tập

Bằng cách cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói, những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục, qua đó kích thích sự hứng thú của trẻ trong học tập.

Với trẻ ở độ tuổi khác nhau, cô giáo sẽ áp dụng những phương pháp giáo dục trẻ em khác nhau để phù hợp với sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ. Nếu trẻ ở nhà, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp trên để có thể dạy trẻ tốt hơn, bố mẹ có thể lồng ghép những câu chuyện mà bố mẹ muốn dạy con vào những câu chuyện để kể cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc lấy ví dụ minh họa cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều truyện tranh viết riêng cho trẻ có thể phát triển tư duy nên bạn có thể mua và đọc cho trẻ.

Bài đọc thêm

Các bệnh mùa hè ở trẻ em

7 dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ em thông minh

 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie