Tết Dương lịch

Phong tục đón Tết Dương lịch tại các nước trên thế giới

Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của nhiều dân tộc trên thế giới. Vào ngày này, mỗi dân tộc, mỗi đất nước sẽ có một cách chào đón năm mới khác nhau, gắn liền với văn hóa, truyền thống mỗi nước.

Mỹ

phong tục đón tết ở mỹ
Mọi người tập trung tại Times Square để cùng nhau đếm ngược chào đón năm mới

Ở Mỹ, vào đêm giao thừa, tất cả mọi người thượng tập trung tại Times Square, để cùng nhau đếm ngược chào đón năm mới. Một quả cầu thủy tinh thật to sẽ rơi xuống cùng hàng ngàn mảnh giấy đủ màu.

Tiếng HAPPY NEW YEAR sẽ được đồng thanh khi quả cầu chạm đất. Những câu chúc tốt đẹp cho năm mới sẽ được mọi người gửi tặng đến nhau.

Trong dịp năm mới, người Mỹ thường sẽ ăn bắp cải với hy vọng gặp nhiều may mắn. Một điều khá độc đáo ở xứ cờ hoa này. Chính là người độc thân sẽ mặc trang phục màu vàng nếu muốn gặp nửa kia còn lại của mình. Còn nếu muốn phát tài, thì hãy mặc trang phục màu bạc nhé.

Scotland

Ở Scotland, vào đêm giao thừa, từng thành viên trong gia đình sẽ đem một ít tiền vàng rải trước cửa nhà. Vì khi sang năm mới, mở cửa ra điều đầu tiên họ nhìn thấy chính là tiền vàng, tượng trưng cho một năm sung túc, thịnh vượng.

Ngoài ra, vào đêm giao thừa lễ hội Hogmanay sẽ được diễn ra, những người đàn ông mang theo ngọn đuốc lớn diễu hành trên phố. Họ tung qua hai tay rồi thổi mạnh. Họ tin những ngọn lửa bùng lên sẽ thổi sạch những gì xui xẻo, mở đầu cho năm mới sạch sẽ.

người đàn ông mang theo ngọn đuốc lớn diễu hành trên phố
Người đàn ông mang theo ngọn đuốc lớn diễu hành trên phố vào dịp Tết ở Scotland

Cộng hòa Séc

Còn đối với người Séc, vào đêm mừng năm mới. Cả gia đình sẽ quây quần tại bàn ăn, trên bàn sẽ có một quả táo được cắt làm đôi. Khi quả táo được cắt ra, nếu bên trong quả táo có hình ngôi sao.

Thì sẽ là một năm may mắn với tất cả thành viên đang có mặt ở đó. Còn nếu bên trong lõi quả táo là hình cây thông, thì điều may mắn sẽ ngược lại.

Cả gia đình sẽ quây quần tại bàn ăn
Cả gia đình sẽ quây quần tại bàn ăn cùng nhau đón năm mới

Hungary

Người Hungary gọi giao thừa là “Silvester”. Những phong tục đón tết rộn ràng sẽ được tổ chức nhằm xua đuổi ma quỷ. Đây cũng là đất nước có tết khá tương đồng với Châu Á.

Chẳng hạn, vị khách đầu tiên xông nhà vào năm mới là nam giới, thì theo gia chủ sẽ mang lại may mắn, còn phụ nữ thì ngược lại.

Rửa mặt với nước lạnh có chứa trái táo được cắt đôi sẽ làm cho sức khỏe bạn tốt hơn trong năm mới.

Những phong tục đón tết rộn ràng sẽ được tổ chức nhằm xua đuổi ma quỷ
Tổ chức phong tục đón Tết rộn ràng nhằm xua đuổi ma quỷ

Bulgaria

Sau tiếng chuông báo mừng năm mới. Tất cả thành viên sẽ quây quần bên chiếc bánh kem. Nếu ai ăn được đồng tiền giấu trong bánh kem, thì sẽ tràn ngập may mắn.

Ngoài ra, khi dùng tiệc đầu năm mới, ai là người hắt xì đầu tiên sẽ đem lại may mắn cho chủ nhà. Chủ nhà sẽ tặng họ lại một chú dê hoặc bò để bày tỏ lòng biết ơn đối với họ. Thật thú vị đúng không nào.

lễ hội tết ở bulgaria
Lễ hóa trang đón Tết ở Bulgaria

Pháp

Người Pháp có tập tục dùng rượu để đón năm mới. Trước ngày chào đón năm mới, người Pháp sẽ chuẩn bị rượu để uống cho thật say trong đêm giao thừa đến hết ngày 3/1. Họ cho rằng nếu không uống cạn hết số lượng rượu chuẩn bị thì trong năm mới họ sẽ gặp nhiều điểm gở.

Tết Dương lịch
Người Pháp hay uống rượu vào dịp giao thừa để chào năm mới (Ảnh: dondedieu.com.vn)

Ngoài ra, người Pháp còn nhìn gió vào sáng ngày đầu tiên của năm để dự đón những điều xảy ra trong năm mới. Nếu gió thổi hướng Nam thì đó sẽ là một năm mưa thuận gió hòa, gió thổi hướng Tây thì đây sẽ là một năm đầy hứa hẹn với những người đánh bắt cá và chăn nuôi.

Gió thổi hướng Đông báo hiệu một năm mùa màng bội thu và sẽ bị mất mùa nếu gió thổi hướng Bắc.

Nhật Bản

Người Nhật từ lâu đã bắt đầu đón Tết Dương lịch theo các nước phương tây và họ xem ngày này là ngày Tết chính trong năm. Giống như một số nước Châu Á khác, người Nhật sẽ đi chùa cầu an, đến thăm nhà người thân, bạn bè trong ngày đầu năm.

Tết Dương lịch
Người Nhật có tập tục đi chùa vào ngày Tết (Ảnh: hikaringhean.com)

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Nhật sẽ uống rượu để trừ tà và tăng tuổi thọ, đồng thời họ sẽ ăn những món ăn may mắn sau được lấy xuống sau khi cúng Thần trong năm mới.

Anh

Người Anh thường sẽ mua thật nhiều rượu và thịt để trong bếp trước Tết Dương lịch vì họ cho rằng nếu rượu thịt không nhiều sẽ không được may mắn trong năm mới.

Vào những giờ đầu tiên trong năm mới, họ sẽ thực hiện phong tục “múc gáo nước đầu tiên” của năm để được may mắn. Ngoài ra, trong nhà người Anh hay được treo một nhánh tầm gửi vì họ tin rằng loài cây này sẽ mang lại may mắn.

Tết Dương lịch
Tầm gửi là loài cây quen thuộc hay xuất hiện trong nhà người Anh vào dịp năm mới (Ảnh: hellochao.vn)

Theo tục lệ, người Anh sẽ mang theo đồ ăn, thức uống đến thăm nhà bạn bè, người thân vào đêm giao thừa. Và việc đầu tiên khách phải làm tại nhà gia chủ người Anh là đi đốt lò sưởi, đây được xem là việc làm mang hàm ý chúc may mắn cho gia chủ.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Anh, những người có tóc vàng và đỏ nếu là người đầu tiên bước vào nhà họ vào đầu năm mới thì gia chủ sẽ không gặp may mắn, chính vì vậy họ có tục không cho những vị khách có tóc vàng hoặc đỏ “xông nhà” đầu năm.

Đức

Khi đón Tết Dương lịch, người Đức sẽ đặt một cây lãnh sam có gắn hoa bằng gấm len trong nhà với mong muốn năm mới sung túc và an lành.

Các cặp đôi yêu nhau sẽ dành thời gian bên nhau trong thời điểm này và sẽ trao nhau nụ hôn vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để có thể bên nhau lâu bền.

tết Dương lịch
Người Đức tin rằng hôn nhau trong dịp giao thừa sẽ đem lại hạnh phúc viên mãn cho các cặp đôi (Ảnh: baomoi.com)

Trước giao thừa khoảng 15 phút, mọi người sẽ ngồi yên trên ghế và ngay khi sang năm mới họ sẽ đồng loạt nhảy xuống ghế và ném một đồ vật nặng ra phía sau. Hành động này mang ý nghĩa vứt bỏ đi hết những khó khăn, hướng đến một năm mới hạnh phúc.

Tây Ban Nha

Người Tây Ban Nha sẽ ăn đúng 12 trái nho khi chuông nhà thờ điểm 12 tiếng để cầu mong an vui, hạnh phúc trong suốt 12 tháng tiếp theo.

Tết Dương lịch
Nho là món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong dịp Tết của người Tây Ban Nha (Ảnh: baomoi.com)

Vào dịp Tết người Tây Ban Nha đặc biệt kiêng kị trẻ con khóc hoặc cáu gắt vì đây được xem là điều không may. Trong ngày Tết, người Tây Ban Nha thường đeo tiền vàng để may mắn trong suốt một năm dài.

Canada

Ở Canada, người dân chào đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà vì theo họ, điều này sẽ xua đuổi ma quỷ năm cũ và mang lại may mắn trong năm mới.

Tết Dương lịch
Người Canada sẽ xây tuyết xung quanh nhà để cầu mong may mắn (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Đan Mạch

Người Đan Mạch có một tập tục khá thú vị vào dịp năm mới. Họ sẽ qua nhà những người thân, hàng xóm và ném bát đĩa vào nhà họ.

Tết Dương lịch
Đập vỡ càng nhiều chén đĩa trong năm mới càng may mắn (Ảnh: baomoi.com)

Nhà nào càng có nhiều bát đĩa vỡ sẽ càng may mắn trong năm mới, và điều này cũng chứng tỏ mức độ thân thiết giữa họ và người khác.

Argentina

Đối với người Argentina, nước là thứ trong sạch, tinh khiết nhất trong vạn vật nên vào dịp Tết Dương lịch, người dân sẽ lần lượt rủ nhau đi tắm sông để đón chào năm mới.

Người ta sẽ rải hoa tươi lên trên mặt nước và dùng hoa đó để chà rửa thân thể, xua đi những nhơ bẩn, ô uế, đón chờ một năm mới an lành.

Ấn Độ

“Ngày Tết đau khổ” hay “ngày tết cấm thực” là hai tên gọi khác của Tết Dương lịch ở Ấn Độ. Trong những ngày đầu năm, mọi người không được cấu giận, nổi nóng với bất kỳ ai vì người Ấn cho rằng đây là điều không may.

Tết Dương lịch
Người Ấn độ đón Tết với khá nhiều màu sắc và lễ hội (Ảnh: nuathegioi.com)

Ở một số vùng nông thôn Ấn Độ còn có tập tục than khóc vào ngày Tết. Họ cho rằng mỗi năm qua đi tuổi thọ lại ngắn thêm một chút nên khóc là hành động xót thương cho bản thân.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie