tet trung thu tet cua tinh than

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu ở Việt Nam

Trung thu là Tết Đoàn Viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc và những ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta đều biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này. Chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.

Nguồn gốc của Tết Trung thuruoc den trung thu

 

Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về người ta lại nô nức chào đón Tết Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. 

Người ta bảo nhau rằng Tết Trung thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế, khi đi vào giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về Tết Trung thu khác nhau. Nếu như Trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện chú Cuội chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong những tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm thương tước vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Quý phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lạ rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại Kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Ý nghĩa Tết Trung thu

y nghia cua tet doan vien

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.

Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. 

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa thì không có những phong tục này. 

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Ngày xưa, trai gái dùng điệu hát Trống Quân dể hát trong những đêm trăng rằm, nhất là rằm tháng tám. 

Trung thu là Tết Đoàn Viên

tim hieu ve nguon goc cua trung thu

Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết Đoàn Viên. Nhắc đến 2 chữ đoàn viên đã khiến lòng người như ấm lại. Dù trên thực tế nó là tết dành cho thiếu nhi sẽ diễn ra các trò chơi, ca múa hát để trẻ thơ vui trong dịp hè. Nhưng dù có ở nơi đâu, đi làm xa bốn phương khi đến ngày Trung thu gia đình đều tụ họp và thưởng thức đêm phá cỗ trông trăng. Với hình ảnh gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bánh Trung thu, cùng uống trà và ngắm trăng sáng. Đó luôn là một hình ảnh đẹp mang nét truyền thống của dân tộc Việt. Chính vì thế Tết Trung thu trong tâm thức mỗi người nó không còn riêng là tết của thiếu nhi, từ lâu nó đã trở ngày đoàn tụ, ngày mà các bậc làm cha mẹ mong ngóng hơn bao giờ hết.

Tết rằm tháng tám đã trở thành một ngày lễ, ngày Tết được chào đón trong năm chỉ đứng sau Tết Nguyên Đán. Tết Trung thu đã trở thành một sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình. bTaskee chúc các bạn có một năm đón Trung thu bên gia đình đầm ấm và hạnh phúc. 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie