meo-chua-giat-minh-cho-tre-so-sinh

Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ khi sinh ra đều có rất nhiều phản xạ tự nhiên như tìm vú mẹ khi đói, cầm/nắm khi mẹ đưa ngón tay về phía trẻ,… và giật mình khi ngủ cũng là một trong những phản xạ tự nhiên. Bạn sẽ thấy bé giơ hay tay lên cao, co đầu gối lại trong tư thế phòng vệ và sau đó sẽ duỗi người lại tư thế bình thường. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong vài giây, nhưng lại có thể khiến bé thức giấc nhiều lần vào ban đêm. Một số bé có thể ngủ lại ngay sau đó nhưng một số khác thì không, và quấy khóc khiến bố mẹ cũng phải thức theo.

Trong bài viết này, bTaskee sẽ cung cấp một số mẹo giúp bé yêu của bạn sẽ ngủ ngon hơn nhé.

1. Cho bé bú no trước khi ngủ

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên sẽ dễ bị đói sau 2 đến 3 tiếng. Vì giấc ngủ của trẻ không như người lớn, khi đói là trẻ thường thức giấc và khóc. Để tránh bé quấy đêm, các mẹ bỉm nên canh khoảng 4 tiếng cho trẻ bú một lần để giúp cho giấc ngủ của bé diễn ra xuyên suốt.

2. Bổ sung đầy đủ vitamin D & Canxi

tre-tam-nang
Tắm nắng giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt hơn (Ảnh: yeutre.vn)

Tắm nắng rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh nhưng nhiều bà mẹ lại thực hiện một cách qua loa. Hành động này sẽ làm trẻ bị thiếu Vitamin D dẫn đến hấp thụ Canxi không được tốt. Dấu hiệu điển hình của bệnh còi xương là hiện tượng bé thường xuyên giật mình khi ngủ.

3. Tránh những tác động bên ngoài khi bé đang ngủ

Trẻ rất nhạy cảm và rất dễ bị giật mình khi nghe thấy một tiếng động lạ hay bị ánh sáng chiếu vào. Do đó, cách tốt nhất khi bé ngủ là hạn chế tác động tiếng ồn, ánh sáng phòng ngủ phải dịu nhẹ và nhiệt độ thích hợp sẽ giúp bé sẽ có giấc ngủ sâu hơn.

4. Ru bé ngủ bằng âm nhạc

Đối với trẻ nhỏ, được mẹ ru ngủ là điều tuyệt vời vì chúng rất thích nghe thấy giọng nói của mẹ mình và sẽ dễ ngủ hơn. Nhưng nếu bạn không hát được hoặc không có thời gian để ru bé ngủ, bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc dành cho trẻ sơ sinh với giai điệu êm tai, nhẹ nhàng. 

Nên nhớ không nên cho bé nghe nhạc quá 15 phút, mỗi ngày không quá 3 lần. Vì việc nghe nhạc liên tục sẽ khiến trẻ không tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó sinh chậm nói, lười nói chuyện. Sau khi bé ngủ, bạn nên giảm âm lượng nhạc xuống từ từ cho đến khi nhạc tắt, vì việc tắt nhạc đột ngột sẽ khiến trẻ giật mình.

5. Không quấn khăn quá chặc

quan-khan-cho-tre
Quấn khăn mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, được bảo vệ (Ảnh: baohomnay.com)

Quấn khăn là phương pháp giúp bé cảm thấy an toàn, dễ chịu như trong bụng mẹ nhưng không nên quấn quá chặt sẽ khiến bé khó chịu, dễ giật mình. Bạn cũng nên chọn những chiếc khăn có độ dày vừa phải và phù hợp với thời tiết sẽ giúp cho bé thoải mái.

6. Kiểm tra tả thường xuyên

Khi cơ thể bé được khô ráo thì giấc ngủ của trẻ sẽ ngon lành hơn. Vì thế, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra tả cho bé, nếu bị bẩn thì nên thay ngay lập tức cho dù là tả mới lót vào.

7. Chú ý đến giấc ngủ ban ngày

Để tránh việc trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và giật mình thức giấc vào ban đêm. Sau khi đã bú no thì bạn nên ngồi trò chuyện với bé, để bé chơi những đồ vật phát ra âm thanh giúp trẻ nhận ra rằng ban ngày là thời gian để chơi đùa và ban đêm sẽ ngủ. 

Ngoài ra, giật mình cũng là dấu hiệu liên quan đến một số bênh lý như chức năng bộ não có vấn đề, hạ Canxi trong máu, da bị tổn thương gây ngứa,… Vì vậy, bạn cũng cần phải để ý theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa đến bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nhất.

Bài đọc thêm

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho các bà mẹ bỉm sữa

Hiểu đúng để có thể trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả

Các bệnh mùa hè ở trẻ em

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie