lich-trinh-don-tet-2020-anh

Lịch trình đón Tết 2020 mà ai cũng cần phải biết đến

Gió Đông lạnh đã bắt đầu tràn về trên khắp cả nước, báo hiệu cho một mùa xuân mới. Tết đã đến gần hơn với mọi nhà, bạn có thấy nôn nao chưa? Để có một mùa Tết đầy đủ sum vầy, bạn không nên bỏ qua những phong tục truyền thống của dân tộc. Hôm nay, bTaskee sẽ giúp bạn điểm qua lịch trình cần thiết để đón Tết 2020 nhé!

lich-trinh-don-tet-2020

Tuốt/vặt lá Đào – giữa tháng 11 âm lịch (10/12/2019)

Đào được xem là loài hoa tượng trưng cho ngày Tết ở miền Bắc nước ta. Ngày Tết, nhà nào cũng có ít nhất một nhánh đào để trưng cho có không khí ngày Tết. Thế nhưng để đào ra hoa vừa đẹp vừa đúng dịp Tết là phải qua những kỹ thuật kinh nghiệm chăm sóc. Phải kết hợp phương pháp tưới nước, bón phân, khoan vỏ, tuốt lá,…

Đều quan trọng nhất để đào ra hoa đúng ngày Tết là bạn phải tuốt (vặt) lá vào đúng ngày. Theo quan niệm dân gian, chúng ta sẽ thường tuốt (vặt) lá đào vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch. Nhưng tùy vào thời tiết khí hậu thay đổi hằng năm mà điều chỉnh ngày. Thời tiết có dấu hiệu ấm hơn thì bạn nên tuốt (vặt) lá trễ hơn vài ngày.

hoa-dao-don-tet-2020

Tết Dương Lịch – 01/01/2020

Trước khi bước vào dịp Tết cổ truyền, chúng ta sẽ đón Tết dương lịch cùng bạn bè thế giới. Mặc dù Tết dương lịch không được xem là ngày lễ quá quan trọng tại nước ta. Nhưng nó chính là thời điểm báo hiệu cho sự kết thúc một năm làm việc và bắt đầu vào chặng đường mới. Tết dương lịch năm nay, cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày. Và bạn có thể tận dụng thời gian này để làm một chuyến picnic nhỏ cùng gia đình hay bạn bè. 

tet-duong-lich

Tuốt/vặt lá Mai – giữa tháng Chạp (09/01/2020)

Nếu miền Bắc với đặc trưng là hoa đào, thì miền nam có hoa mai. Với việc chăm sóc hoa mai sẽ đơn giản hơn người bạn ở phía Bắc của mình. Bạn chỉ cần tuốt (lặt) lá mai đúng thời gian thì mai sẽ ra đẹp và đúng dịp Tết. Nhưng cũng tương tự đào, thời gian tuốt lá cũng phù thuộc vào tình trạng thời tiết. Thường thì mọi người sẽ tuốt (lặt) lá mai vào khoảng giữa tháng Chạp. Khi thời tiết lạnh hơn thì bạn nên, thực hiện sớm và ngược lại thời tiết ấm hơn thì bạn nên tuốt (lặt) trễ. Nếu muốn có mai đẹp để chơi ngày Tết thì bạn tuyệt đối không nên bỏ qua mốc lịch trình đón Tết 2020 này.

hoa-mai-don-tet

Cúng ông Công, ông Táo và Lễ dựng nêu – 23 tháng Chạp (17/01/2020)

Vào ngày 23 tháng Chạp, mọi người sẽ có tục đưa ông Táo về trời. Hằng năm, vào ngày này, các nhà sẽ làm lễ cúng và kèm theo đó là đốt cá chép giấy hay thả cá chép về sông. Bởi, cá chép được xem là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời chầu Ngọc Hoàng. Lễ cúng được diễn ra để cầu mong khi về trời, ông Táo sẽ tấu những điều tốt đẹp về gia đình mình với Ngọc Hoàng. 

tha-ca

Bên cạnh đó, ở các vùng thôn quê miền Bắc vẫn còn tục dựng nêu. Cũng vào ngày này, dân ta quan niệm rằng, khi các vị thần về trời sẽ không còn ai ở lại để bảo vệ cho người dân. Bọn yêu ma sẽ đến và làm hại họ, cây nêu sẽ được dựng nên để bảo vệ dân làng; bởi yêu ma rất sợ những cây nêu. Đây là quan niệm bắt nguồn từ sự tích cây nêu ngày Tết.

cay-neu-ngay-tet

Tảo mộ ông bà – 24, 25 tháng Chạp (18/01/2020)

Tục tảo mộ ông bà đã có từ xa xưa. Vào những ngày cận Tết, bên cạnh việc dọ dẹp nhà cửa, mọi người sẽ đến viếng và lau chùi, dọn dẹp mộ phần tổ tiên mình. Đây được xem là một dịp nhằm bày tỏ lòng biết ơn, nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất. 

tao-mo

Dọn dẹp nhà cửa – từ 24 đến 27 tháng Chạp (21/01/2020)

Đây là mốc lịch trình đón Tết 2020 không thể nào thiếu cho tất cả mọi gia đình. Thường công việc dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa sẽ diễn ra khi mọi người có thời gian rảnh rỗi. Công việc sẽ thường mất nhiều thời gian, có thể diễn ra từ nhiều ngày. Tùy vào dịp rảnh của mỗi gia đình mà họ có thể dọn nhà sớm hay trễ hơn.

Bởi vì, thường người lao động sẽ được nghỉ vào 26, 27 tháng Chạp. Vì vậy mọi người sẽ bắt đầu dọn dẹp vào thời gian này. Ngày nay, với sự phát triển công nghệ hiện đại, các chị em đã bớt nặng nhọc hơn khi có các dịch vụ tổng vệ sinh nhà. Vậy nên, các gia đình sẽ được giảm thiểu sự tất bật để chuẩn bị cho Tết. Mách nhỏ với bạn bTaskee cũng cung cấp dịch vụ tổng vệ sinh dịp Tết 2020 này đó nha.

tong-ve-sinh

Chợ Tết – 25, 30 tháng Chạp (22/01/2020)

Bắt đầu vào khoảng 25 tháng Chạp cho đến những ngày sát Tết, chị em sẽ thường xuyên đi chợ Tết. Đây là lúc các khu chợ trở nên nhộn nhịp hơn cả. Nhiều người bán, nhiều người mua, cả khu chợ phủ đầy không khí Tết. Ngoài việc phải mua đồ trang trí, bày cúng ngày Tết; bạn còn phải mua lương thực để dự trữ ít nhất 1 đến 2 ngày. Bởi thường vào 30 hay mùng 1 Tết, nhiều tiểu thương sẽ nghỉ để ăn Tết cùng gia đình. Và hàng hóa cũng sẽ hạn chế hơn nhiều. Nếu có ý định tổ chức sum họp gia đình hay liên hoan vào những ngày này, bạn cần phải mua đồ từ trước.

cho-tet-lich-trinh-don-tet-2020

Gói bánh – 28, 29 tháng Chạp (22/01/2020)

Gói bánh là một đặc trưng truyền thống ngày Tết Việt. Những nồi bánh chưng, bánh tết bùn bùn lửa trong đêm luôn là ký ức đẹp trong lòng mỗi con người Việt. Dịp này, cả gia đình sẽ cùng nhau sum họp, cùng nhau gói những chiếc bánh, cùng nhau ngồi canh bánh chín. Tùy theo vùng miền mà gói bánh khác nhau, bánh chưng ở miền Bắc hay bánh tét ở miền Nam.

banh-chung-banh-tet-don-tet 

Cúng tất niên – 30 tháng Chạp (24/01/2020)

Tất niên – là dịp mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm cuối năm. Là dịp sum vầy đoàn tụ, dịp báo hiệu năm cũ sắp đi qua. Cúng tất niên được mọi người gọi cách khác là lễ rước ông bà tổ tiên về vui Tết cùng gia đình. Là một nghi lễ quan trọng của người Việt. Không chỉ là khoảnh khắc gia đình sum họp mà còn thể hiện lòng thành kính đối với ông bà đã khuất.

cung-tat-nien-tet

Cúng đêm giao thừa – 30 tháng Chạp (24/01/2020)

Bạn đã bao giờ thắc mắc về việc mỗi năm vào đúng lúc giao thừa năm mới, bố mẹ thường sẽ rót trà vái trời đất vào dịp này. Đây được xem là nghi lễ bắt đầu cho năm mới. Tùy vào từng nhà mà các món cúng cũng sẽ khác nhau, có thể là cúng gà vịt hay chỉ là món bánh mứt nhẹ. Cúng giao thừa, mọi người thường sẽ cúng trời đất để cầu cho một năm mới được bình an. 

cung-giao-thua

Mùng 1 tết cha – Mùng 2 tết mẹ – Mùng 3 tết thầy

Vốn là truyền thống dân tộc từ xưa, vào ba ngày đầu Tết, mọi người sẽ cùng sum họp với nhau. Mùng 1 cả nhà sẽ tập chung ở nhà nội để cùng đoàn tụ bên họ nội. Còn mùng 2, sẽ sang nhà ngoại, và mùng 3 sẽ là lúc bạn đi viếng thăm thầy cô, những người dìu dắt bạn trên con đường học vấn. Với dịp này, chính là lúc những lời chúc, những bao lì xì đỏ, những khoảnh khắc cùng nhau thưởng thức những món ngon ngày Tết. Ngày nay, mặc dù nhiều gia đình không còn giữ được truyền thống sum họp những ngày này. Thay vào đó, họ lựa chọn đi du lịch cùng nhau, tận dụng những ngày nghỉ dài để đi chơi.

lich-trinh-don-tet-cac-mung

Lễ hạ nêu – mùng 7 (31/01/2020)

Mùng 7, là ngày được xem là ngày cuối cùng kết thúc dịp Tết Nguyên Đán. Sau ngày này, mọi người sẽ phải trở về với công việc bận rộn. Tục hạ nêu cũng được xem là lễ đánh dấu sự trở lại của các vị thần linh, mọi người sẽ được bảo vệ che chở bởi họ. 

le-ha-neu-lich-trinh-don-tet-2020

Mọi người đã nắm rõ hết những dấu mốc cần thiết cho Tết năm nay chưa? Nhớ lưu lại lịch trình đón Tết 2020 cùng bTaskee nhé! Chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng cùng với gia đình mình. 

Còn vấn đề gì khiến bạn đau đầu không nhỉ? Nếu có hãy để lại lời nhắn để bTaskee giúp bạn. Và nếu đang lo lắng về việc dọn dẹp tổng vệ sinh nhà cửa thì để bTaskee lo bạn. Chỉ cần click VÀO ĐÂY.

Xem thêm các bài viết khác

Tết Tây 2020, đi đâu chơi: check in ngay tọa độ các địa điểm mới

Dọn nhà đón Tết với phương pháp của chuyên gia dọn dẹp Marie Kondo

 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie