Indonesian forest fires burn

Cháy rừng nghiêm trọng tại Indonesia, Đông Nam Á báo động ô nhiễm không khí. 

Cháy rừng tại Indonesia đang tạo ra những đám mây khói bụi che phủ Malaysia, Thái Lan ,Singapore và các quốc gia láng giềng gây ô nhiễm không khí. Các đám cháy là hậu quả của việc đốt rừng sản xuất giấy và dầu cọ ở Indonesia. 

 

Thực trạng trên diễn ra vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm trong nhiều năm nay. Đến thời điểm này, ở các vùng Sumatra và Kalimantan của Indonesia đã có gần 1 triệu ha rừng đã bị thiêu rụi, khiến nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số tỉnh. Indonesia đã đóng cửa gần 4000 trường học. Hàng trăm nghìn người dân Indonesia có triệu chứng viêm đường hô hấp và hàng chục nghìn người phải nhập viện điều trị.

Nearly 1,500 schools across Malaysia ordered

Trong đó Malaysia phải đóng cửa hơn 400 trường học, phân phát miễn phí 500.000 chiếc khẩu trang cho người dân và đưa ra cảnh báo về sức khỏe với cộng đồng. Khi 11 trong 16 bang của Malaysia có chỉ số không khí xuống mức không an toàn.

 

Chính quyền ở nhiều tỉnh miền Nam Thái Lan cũng đã phân phát khẩu trang cho người dân và du khách trong bối cảnh nước này bắt đầu bị ô nhiễm khói mù. Singapore đã cảnh báo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời. Nếu tình trạng khói mù tiếp tục lan rộng, các hộ gia đình tại Singapore có thể sẽ phải tốn thêm 11 triệu USD chi phí điện nước sinh hoạt vì ô nhiễm.

chay rung gay hau qua nang ne

Indonesia được cho là đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp và mạnh mẽ nhất. Ngoài việc tăng cường lực lượng phòng chống cháy rừng đến các địa điểm xảy ra cháy. Chính phủ Indonesia đã cảnh báo có thể áp dụng những biện pháp và hình phạt nghiêm khắc với các cá nhân và tổ chức liên quan để xảy ra cháy rừng. Trước mắt, nước này đã niêm phong 42 đồn điền với diện tích khoảng 6000 ha bị ảnh hưởng bởi cháy rừng. Trong khi đó, các đồn điền có thể bị phạt tiền, rút giấy phép hoạt động và phải đền bù thiệt hại do để gây ra cháy rừng trong khu vực mình quản lý. Bên cạnh đó, người đứng đầu các đồn điền này có thể bị điều tra hình sự.

phat khau trang cho nguoi dan

Tại Malaysia, ngoài việc ban bố các khuyến cáo cho người dân, chính quyền nước này cũng đã đưa ra các biện pháp cụ thể, nhất là tại những nơi bị ảnh hưởng nặng nề như cho đóng cửa trường học. Ngoài ra, Malaysia cũng tính toán để áp dụng biện pháp tạo mưa nhân tạo ở những khu vực này, cùng với đó là nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng xảy ra.

 

Vào ngày 15/9, Indonesia vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Malaysia về việc khói mù độc hại lan sang nước này là do các đám cháy rừng tại Indonesia và khẳng định chính những công ty Malaysia mới là thủ phạm gây cháy. Tranh cãi giữa hai quốc gia láng giềng nổ ra khi Malaysia kêu gọi Indonesia khẩn cấp dập tắt các đám cháy rừng ở Indonesia trong bối cảnh số lượng các điểm nóng cháy rừng trên đảo Kalimantan và Sumatra đã tăng gấp 7 lần trong tuần đầu của tháng 9.

Bộ trưởng Bộ Môi trường Indonesia đưa ra hình ảnh vệ tinh cho thấy khói mù từ các đám cháy rừng ở Indonesia có thể lan tới Malaysia, nhưng những đám cháy được phát hiện trong tuần qua tại Sarawak trên đảo Borneo thuộc lãnh thổ Malaysia cũng góp phần khiến chất lượng không khí xấu đi. Về phần mình, Bộ trưởng Bộ môi trường Malaysia dẫn các dữ liệu cho thấy, tổng số vụ cháy rừng trên đảo Borneo và Sumatra của Indonesia là hơn 860 vụ, trong khi ở Malaysia chỉ có 7 vụ. Đồng thời lập luận, xét theo hướng gió, khói mù không phải đến từ bang Sarawak của Malaysia. 

suong mu day dac

Bên cạnh đó, một số nước láng giềng như Việt Nam cũng đang chịu sự ảnh hưởng từ vụ cháy rừng khi bầu trời tại TP. Hồ Chí Minh xuất hiện sương mù đặc, phát triển thêm ở khu vực Nam Trung Bộ gây mưa nhiều cả sáng và chiều tối, ô nhiễm không khí. Nhiệt độ ban ngày thấp, độ ẩm không khí cao tạo thành lớp mù. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP. Hồ Chí Minh cũng liên tục ở mức trên 150, thuộc nhóm màu đỏ. Đây là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe con người. Chỉ số bụi mịn PM2.5 ở mức 102.7 µg/m³, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25µg/m³) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 

 

Cháy rừng ở Indonesia là một vấn đề nhức nhối xảy ra hàng năm, nhưng đã trở nên tồi tệ trong năm 2019 do thời tiết đặc biệt khô hanh, ô nhiễm không khi tăng cao. Hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường và nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie