Mụn cóc từ lâu đã là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì nó rất khó để chữa trị. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho da. Thế nhưng, ngày nay ta có thể học được cách trị mụn cóc tại nhà cực đơn giản. Để biết các cách đó là gì thì tham khảo ngay bài viết sau đây của bTaskee nhé!
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là một loại bệnh da liễu thường gây ra bởi virus HPV ( Human Papilloma Virus). Chúng có hình dạng như là các khối u nhỏ sần sùi, lành tính. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mụn cóc còn có thể gây ngứa, tạo cảm giác vướng cộm,…
Hầu hết các mụn cóc đều vô hại và sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Nhưng chúng có thể gây khó chịu và kém hấp dẫn cho làn da. Một số người sẽ vì lý do đó mà cảm thấy tự ti, xấu hổ.
Mụn cóc thường xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay và bàn chân. Đối với mụn cóc ở chân, thì vấn đề này sẽ gây khó chịu cho cho người mắc bệnh. Bởi nó gây đau nhức cho người bệnh mỗi khi bước đi. Do đó, họ luôn tìm cách trị mụn cóc nhanh nhất để có thể mau giải quyết được vấn đề này.
Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, với nhiều tên gọi khác nhau. Điển hình như, mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual. Tuy nhiên, mụn cóc mọc ở lòng bàn chân thì được gọi là mụn cóc ở bàn chân.
Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 33% trẻ em và thanh thiếu niên bị mụn cóc. Đối với người lớn thì chỉ chiếm khoảng 3 – 5%. Điều này đã chứng minh, tỷ lệ bị nổi mụn cóc ở trẻ em và thanh thiếu niên cao hơn so với người trưởng thành.
Nguyên nhân nổi mụn cóc
Nguyên nhân gây nổi mụn cóc bắt nguồn từ từ virus HPV xâm nhập qua da từ các vết cắt nhỏ. Khi vào trong cơ thể, chúng làm cho lớp da bên ngoài trở nên dày, cứng hơn. Từ đó hình thành nên các nốt mụn cóc sần sùi trên da.
Virus chủ yếu lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da, nhưng bên cạnh đó chúng có thể lây lan qua các vật mà người bệnh tiếp xúc như: dao cạo, khăn tắm. Vì vậy, cần tránh dùng chung đồ với người mắc bệnh để hạn chế khả năng lây lan bạn nhé!
Ngoài ra, một số đối tượng sau đây là sẽ có nguy cơ mắc mụn cóc cao người bình thường, bao gồm:
- Những người làm việc với thịt sống, ví dụ như ở cửa hàng bán thịt hoặc lò mổ.
- Trẻ em và thanh thiếu niên thường sử dụng vòi sen chung, chẳng hạn như sau khi chơi thể thao hoặc ở hồ bơi.
- Những người có thành viên gia đình bị mụn cóc.
- Học sinh có nhiều bạn cùng lớp bị mụn cóc.
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu: đặc biệt là người lớn và trẻ em đã được cấy ghép nội tạng hoặc những người mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc AIDS.
- Những người bị bệnh dị ứng như bệnh chàm .
Cách trị mụn cóc tại nhà
Để khắc phục được tình trạng đó, nhiều người đã phải mất rất nhiều thời gian và sử dụng nhiều loại thuốc bôi khác nhau nhưng vẫn không đạt được kết quả như ý. Tuy nhiên, bạn đã thử qua các cách trị mụn cóc bằng các phương pháp dân gian chưa? Nếu chưa thì hãy tìm hiểu bài viết này để biết cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả nhé!
1. Trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi
Trong y học, tỏi là “ thần dược” điều trị các bệnh ngoài da cực hữu hiệu. Trong đó đáng kể nhất là khả năng kháng vi khuẩn, diệt nấm bên ngoài da. Sở dĩ tỏi tươi có công dụng kháng khuẩn, trị nấm cao là đều nhờ trong tỏi có chứa chất Allicin.
Allicin được chứng minh là thành phần kháng sinh mạnh bằng 1/5 penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Có công dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với các tụ cầu khuẩn, thương hàn, phó thương hàn, nấm độc, một số loại siêu vi trùng.
Do đó, tỏi cũng sẽ giúp diệt trừ vi khuẩn HPV gây nên mụn cóc mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tỏi còn là mẹo chữa hóc xương cá cực hữu hiệu mà có thể bạn chưa biết dến đấy!
Bạn cần giã nhuyễn 1 củ tỏi tươi và thoa chúng lên vùng bị mọc mụn cóc. Giữ khoảng 2- 3 tiếng, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần thực hiện cách trị mụn cóc này đều đặn và thường xuyên hơn.
2. Chuối giúp trị mụn cóc hiệu quả
Một cái tên khác sắp được xướng tên trong danh sách các cách trị mụn cóc nhanh nhất tại nhà là vỏ chuối. Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn sẽ cảm thấy lạ với cách trị mụn cóc này đúng không? Bởi vì thành trong vỏ chuối sao lại có thành phần giúp trị mụn cóc được chứ? Thế nhưng, chuối là cũng là mẹo trị mụn cóc dân gian hiệu quả không kém gì tỏi đâu nhé!
Theo một nghiên cứu cho thấy trong vỏ chuối có hoạt tính kháng khuẩn cao. Để giải thích cho việc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng là bên trong vỏ chuối chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như flavonoid, tannin, phlobatannin, alkaloids, glycoside và terpenoids.
Đây đều là những hợp chất được báo cáo là có tính dược lý, kháng khuẩn và chống viêm cao. Do đó chuối hoàn toàn thích hợp để trở thành cách trị mụn cóc hiệu quả mà bạn nên thực hiện.
Cách trị mụn cóc ở chân bằng vỏ chuối thì vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lột vỏ của một quả chuối xanh, chà sát mặt trong vỏ chuối lên vùng da bị nổi mụn cóc.
Không cần phải rửa lại với nước, bạn cứ để nhựa chuối yên như vậy, đến lần sau thì mới rửa và lại tiếp tục chà vỏ chuối lên. Chăm chỉ thực hiện nhiều lần, nốt mụn cóc của bạn sẽ nhanh chóng bong ra.
3. Lá tía tô
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với loại lá này rồi đúng không? Lá tía tô thường góp mặt trong các món cuốn của người Việt, nhắc đến tía tô chúng ta sẽ liên tưởng đến những dĩa gỏi cuốn thơm ngon. Tía tô mang mùi hương đặc trưng khó tả của thảo mộc.
Không những phục vụ cho nền ẩm thực Việt Nam, lá tía tô được xem như là “Bài thuốc” dân gian trị bách bệnh. Bởi các dưỡng chất bên trong lá tía tô chính là thứ mà mụn cóc phải sợ khiếp vía. Ngoài ra, bên cạnh cách làm trắng da nhờ nước vo gạo, lá tía tô cũng mang đến công dụng làm trắng da bất ngờ mà có thể bạn chưa biết.
Lá Tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… Chiết xuất lá Tía tô đã phát hiện thấy các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm. Đây chính là minh chứng cho việc lá tía tô hoàn toàn có thể diệt virus HPV gây nên mụn cóc.
Cách trị mụn cóc bằng la tía tô như sau: Giã nhuyễn lá tía tô và đắp chúng lên vùng da bị mụn cóc. Cố định lá tía tô ở đúng vị trí bằng cách băng lại. Cách đó làm lá tía tô không bị rơi rớt làm bẩn phòng ngủ. Với phương pháp này, bạn cần thực hiện đều đặn để mang lại kết quả nhanh chóng nhé!
4. Giấm táo
Ngoài công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giấm táo còn là cách trị mụn cóc tại nhà nhanh chóng mà bạn cần áp dụng ngay. Giấm táo chứa một lượng lớn các chất Axit malic và lactic.
Đây là các chất giúp làm mềm và mài mòn mụn cóc, khiến nó mau chóng rụng và lặn đi. Thế nên, để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng thì giấm táo sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.
Bôi giấm táo lên vùng da có mụn cóc 3 – 4 lần/ ngày để mụn cóc sớm bị tiêu diệt. Vì là cách trị mụn cóc từ thiên nhiên, nên cần có thời gian để chúng phát huy hiệu lực. Bạn không nên quá nóng vội mà hãy kiên nhẫn xem kết quả nhé!
5. Ngâm nước nóng
Ngâm nước nóng là cách đơn giản nhất để trị mụn cóc tại nhà. Lý do là nước nóng sẽ làm mụn cóc mềm đi, đồng thời chống lại các virus ngăn ngừa nhiễm trùng.
Để đạt được hiệu quả cao hơn, bạn nên thêm vào nước một chút muối trắng. Bởi muối trắng có tính sát khuẩn cao, sẽ giúp diệt các vi khuẩn bên trong mụn cóc. Với cách trị mụn cóc bằng nước nóng này, bạn cũng cần phải thực hiện đều đặn và thường xuyên để có được kết quả tốt nhất nhé!
6. Dán băng keo
Cách trị mụn cóc bằng băng keo mặc dù chưa được kiểm chứng là thực sự mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Tuy nhiên cách này ít nhiều cũng mang đến kết quả tích cực nhưng thời gian điều trị tương đối dài.
Trước khi thực hiện cách trị mụn cóc bằng keo, bạn cần vệ sinh vùng da bị mụn cóc thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện bạn cũng nên giữ vệ sinh tránh việc nhiễm trùng gây lở loét.
Ngoài ra, sau khi dán băng keo, bạn nên rửa tay bằng xà phòng. Điều đó giúp ngăn chặn sự lây lan mụn các sang các vùng da khác.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa thật sạch vùng da bị mụn cóc.
- Để da khô hoàn toàn.
- Dán băng dính lên mụn cóc ( lưu ý dán vừa đủ che mụn cóc).
- Để nguyên băng dính trên da trong khoảng 6 ngày.
- Bóc băng dính vào cuối ngày thứ 6.
- Ngâm mụn cóc trong nước ấm 1 phút.
- Nhẹ nhàng loại bỏ mụn cóc bằng dũa móng tay, đá bọt hoặc một vài vật liệu mài mòn khác.
- Để mụn cóc hở vào đêm thứ 6 và dán lại vào sáng hôm sau.
- Lặp lại các bước trên đến khi mụn cóc biến mất.
Cách ngăn ngừa mụn cóc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên vì vậy bạn lưu ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giúp giảm khả năng mọc mụn cóc trên cơ thể. Để mụn cóc không quay lại hoặc không lây nhiễm đến các vùng da khác, bạn cần lưu ý những cách sau đây:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt nếu đã tiếp xúc với những người bị mụn cóc.
- Không sờ vào mụn cóc trên cơ thể.
- Không gãi hoặc nhặt mụn cóc.
- Che mụn cóc bằng băng.
- Giữ cho bàn tay và bàn chân luôn được khô ráo.
- Mang dép khi ở trong phòng thay đồ hoặc phòng tắm chung.
Đến đây, bạn cũng đã biết được cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả rồi phải không? Hãy ghi chú ngay những cách trên để “tống khứ” nốt mụn đáng ghét đấy ra khỏi cơ thể nhé. Chúc bạn thực hiện thành công.