bệnh rò hậu môn ở trẻ

Cảnh giác với bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của bé mà có nguy cơ gây ra những biến chứng khó lường. Vậy, bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì? Cùng bTaskee gặp gỡ các chuyên gia vùng hậu môn – trực tràng để tìm hiểu những thông tin bổ ích để các bậc phụ huynh có thêm kiến thức nhằm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

1. Tìm hiểu chung

Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ là tình trạng những khe nhú bên trong đường lược bị nhiễm trùng dẫn tới viêm sau đó tích mủ ở các tuyến giữa hai cơ thắt của trực tràng. Không lâu sau, ung nhọt này sẽ phá miệng ra vùng niêm mạc gần hậu môn, trở thành lỗ rò. Rò hậu môn gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu ở các trẻ, căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 7 đến 10 ngày tuổi.

bệnh rò hậu môn ở trẻ
Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ là tình trạng những khe nhú bên trong đường lược bị nhiễm trùng (Ảnh: hellobacsi.com)

2. Nguyên nhân

Hiện nay giả thuyết nguyên nhân gây ra chứng bệnh rò hậu môn ở trẻ do nhiễm trùng những xoang tuyến bất thường bẩm sinh của hậu môn được chấp nhận rộng rãi nhất. Sự tắc nghẽn của các xoang tuyến hậu môn gây ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến, dẫn đến nhiễm trùng tuyến hậu môn. Ổ nhiễm trùng theo ống tuyến, xuyên qua thành ống hậu môn vào khoảng mô mềm xung quanh hình thành nên ổ mủ, tạo thành apxe. Khi ổ apxe vỡ ra da sẽ có sự thông thương được hình thành giữa ống hậu môn, khoang apxe và da. Khi sự thông thương này tồn tại trên vài tuần sẽ hình thành đường rò.

3. Triệu chứng

Khi bị bệnh rò hậu môn, trẻ em hay có những triệu chứng sau:

– Hậu môn xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ. Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn những vùng da khác. Trẻ cảm thấy đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm.

– Trẻ bị sốt 39 – 40 độ, khóc nhiều, lười ăn ăn và nôn mửa.

– Trẻ đi són phân 8 – 15 lần trong ngày.

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây biến chứng nghiêm trọng có thể gây viêm tấy lan rộng vùng tầng sinh môn, rò hậu môn và bội nhiễm.

bệnh rò hậu môn ở trẻ
Trẻ cảm thấy đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm (Ảnh: hocnuoicon.com)

4. Điều trị

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời bệnh rò hậu môn. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể với mức độ bệnh nặng nhẹ, các bác sĩ sẽ có phương án xử trí thích hợp:

Đối với mức độ nhẹ

Dùng dung dịch povidine-iod pha loãng với nước, hoặc cũng có thể chỉ cần dùng nước sạch mà  không cần bất cứ loại thuốc sát trùng nào để ngâm hậu môn sau mỗi lần đi tiêu và sau khi vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trong khoảng 5 phút. Nước ngâm rửa hậu môn nên ấm để giúp trẻ giảm đau và tụ mủ áp xe nhanh hơn.

Đối với mức độ nặng

Khi khối apxe cạnh hậu môn sưng phồng và có dấu hiệu tụ mủ, bác sĩ sẽ rạch thoát mủ sau khi đã gây tê tại chỗ. Sau khi ổ áp xe đã thoát mủ có thể được nhét một miếng bấc nhỏ hoặc để hở. Sau đó trẻ cũng cần được ngâm hậu môn. Trong thời gian hậu phẫu, các bậc phụ huynh cần kéo giãn, tách hai mép vết thương sau mỗi lần thay tã hoặc vệ sinh hậu môn để miệng vết rạch không bị khép lại.

Nếu như đã điều trị bảo tồn mà không đáp ứng thì trẻ thường được chỉ định phẫu thuật xẻ đường rò để điều trị bệnh rò hậu môn triệt để. Phẫu thuật mổ rò hậu môn cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

bệnh rò hậu môn ở trẻ
Trẻ thường được chỉ định phẫu thuật xẻ đường rò để điều trị bệnh rò hậu môn triệt để (Ảnh: vicare.vn)

4. Chăm sóc

Chăm sóc sau mổ rất quan trọng, góp phần lớn vào kết quả của phẫu thuật. Cần vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn với nước ấm có thuốc sát khuẩn nhiều lần trong ngày, nhất là sau mỗi lần đi tiêu. Nên nhuận trường cho trẻ để trẻ không rặn mỗi khi đi đại tiện khiến vết thương khó lành và gây đau cho trẻ. Có thể nhuận trường bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống thuốc nhuận trường….

bệnh rò hậu môn ở trẻ
Chăm sóc sau mổ rất quan trọng, góp phần lớn vào kết quả của phẫu thuật (Ảnh: phongkhamdakhoa.com)

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có những thông tin cần thiết về bệnh rò hậu môn ở trẻ em, từ đó có cách phòng tránh và điều trị hợp lý. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe, đầy ắp tiếng cười trẻ thơ.

Bài đọc thêm

Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ em

Cẩn trọng với viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie