viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Cẩn trọng với viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là bệnh ngoài da khá phổ biến, nhất là trẻ sơ sinh đến 2 tuổi. Bệnh viêm da cơ địa không ảnh hưởng lớn đến tính mạng của trẻ nhưng nó lại ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và tình trạng phát triển của trẻ. Cùng bTaskee tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết nhé.

1. Nguyên nhân

 Yếu tố di truyền

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở những trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh mang tính dị ứng như hen, viêm mũi xoang, mẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay,… Thống kê cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa sẽ có con mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% khả năng con bị bệnh.

 Yếu tố bên ngoài

Dị ứng với thời tiết – thời tiết, môi trường bẩn ô nhiễm ,dị ứng với thức ăn, hoặc các loại trái cây nóng, sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ khả năng chống chọi lại các bệnh… là những yếu tố bên ngoài gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc cơ thể trẻ không được cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày làm cho khả năng hoạt động của gan, thận trong việc bài trừ chất độc sẽ kém hiệu quả, dẫn đến viêm da cơ địa.

2. Triệu chứng

Theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm da cơ địa khác nhau.

3. Khởi phát bệnh

– Xuất hiện các đám ban đỏ không rõ ranh giới, nổi mụn đỏ li ti và sau một khoảng thời gian ngắn thì chuyển thành mụn nước.

– Dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu, với trẻ lớn thì dùng tay ngãi ngứa còn trẻ sơ sinh thì quấy khóc, ưỡn mình, trằn trọc, hay thức giấc.

– Mụn nước có thể lan rộng và gộp lại thành mụn lớn, sau một thời gian sẽ đóng thành vảy khô, vàng nâu nhưng không bong tróc.

4. Giai đoạn mãn tính

Các triệu chứng ở trên tái phát thường xuyên, và để lại tổn thương rõ ràng trên da. Da trẻ lúc này có thể bị viêm bội nhiễm, xuất hiện các lớp sừng dày và có sự xuất hiện rối loạn sắc tố da. Tình trạng ngứa ngáy tăng nhiều hơn khi càng ngãi ngứa và da lúc này cũng bị khô nứt và chảy dịch vàng, có thể lan rộng ra ngoài vùng da lành khác.

viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Xuất hiện các đám ban đỏ không rõ ranh giới, nổi mụn đỏ li ti là một trong các triệu chứng thường thấy (Ảnh: hellobacsi.com)

5. Điều trị

Điều trị theo Tây Y

Ở trẻ em, cơ thể còn khá yếu và chưa thể thích nghi tốt với nhiều loại thuốc ngoài thị trường, vì vậy, phụ huynh nên khéo léo trong việc lựa chọn các loại thuốc tây phù hợp với cơ địa của trẻ, giúp trẻ đỡ khó chịu khi bị bệnh:

Một số thuốc chống dị ứng và chống ngứa cho trẻ như: Chlorpheniramin

Các loại thuốc bôi ngoài da, nhưng chủ yếu giúp cho trẻ đỡ ngứa, tránh gây kích ứng cho da trẻ.

Bổ sung và truyền nước cho trẻ.

Điều trị theo Đông Y

Có thể áp dụng một số cây thuốc, thảo dược thiên nhiên dùng để chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Cách này giúp giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa một cách tự nhiên, ít tác dụng phụ nên được nhiều mẹ chọn lựa dùng trị bệnh cho trẻ. Các bài thuốc Đông Y thường làm ngay tại nhà đó là:

Sử dụng mật ong, bí đao, thiên mã hồ,… để làm mền da bé, đồng thời loại bỏ đi những vùng da bị viêm , tái tạo tế bào da bị viêm, tang cường tính đàn hồi cũng như làm cho da trẻ sớm bình phục trở lại.

Dùng lá trầu không, rau diếp cá… để sát khuẩn vùng da bị tổn thương, làm mền vùng da bị bệnh và tránh tình trạng lân lan trên diện rộng trên cơ thể trẻ.

Ta có thể cho bé uống thuốc bắc theo đơn của bác sĩ nếu tình trạng bé không tiến triển tốt.

Ngoài ra ta có thể cho trẻ uống các loại thuốc từ bồ công anh, cam thảo, một số dược liệu quý giúp cho trẻ mát gan, thận đào thải ra các chất cặn bã không tốt trong cơ thể trẻ.

viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Dùng lá trầu không để sát khuẩn vùng da bị tổn thương, ngăn lây lan vùng da bị bệnh rất hiệu quả (Ảnh: chuabenhviemda.com)

6. Phòng tránh

Theo chuyên trang sức khỏe dành cho trẻ KidsHealth (Mỹ), có thể kiểm soát được các tác nhân kích hoạt để ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ bằng cách tránh các nguyên nhân có thể gây bệnh như đã kể trên. Vì thế, các bậc phụ huynh lưu ý để trẻ tránh những yếu tố dưới đây:

  • Phấn hoa
  • Bụi bặm
  • Lông động vật
  • Không khí ít độ ẩm
  • Xà phòng nhiều chất tẩy rửa
  • Các loại vải như len, dạ, dệt thô
  • Một số sản phẩm chăm sóc da, nước hoa (đặc biệt là nước có chứa cồn).
  • Khói thuốc lá
  • Một số thực phẩm (tùy từng cơ địa từng người, vì thế cần theo dõi để loại trừ) như: trứng, sữa, các loại hạt.
  • Không lạm dụng điều hòa.

Ngoài ra, cần chú ý không để trẻ cào gãi, tránh làm trầy xước vết thương bằng cách cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ khi ngủ.

viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Xà phòng nhiều chất tẩy rửa đôi khi cũng gây hại cho da của bé (Ảnh: benhviemda.vn)

Hạnh phúc của các bậc sinh thành là khi con yêu được khỏe mạnh. Chính vì vậy, hãy để tâm đến những chia sẻ trên đây của bTaskee để bảo vệ sức khỏe cho “thiên thần nhỏ” nhà mình tránh khỏi bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ nhé. Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc và ngập tràn tiếng cười trẻ thơ!

Bài đọc thêm

Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ em

Cho trẻ mặc đồ secondhand: nên hay không nên?

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie