Máy lạnh mang đến không khí mát mẻ, dễ chịu tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, đây lại là nguyên nhân gây nên nhiều loại bệnh cho cơ thể. Cùng bTaskee tìm hiểu 6 bệnh dễ mắc phải khi ngồi trong phòng máy lạnh.
Sử dụng nhiệt độ không hợp lý, không được vệ sinh thường xuyên… là những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh khí dùng máy lạnh thường xuyên. Theo các chuyên gia thì dưới đây là 6 mầm bệnh khi ngồi trong phòng máy lạnh mà bạn có thể gặp phải.
1. Nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao
Bệnh khi ngồi trong phòng máy lạnh phổ biến nhất hay gặp phải là viêm đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản…). Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm phế quản, phế quản phế viêm…
Nếu thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh, bạn còn có nguy cơ cao bị nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila – vi trùng thường trú ẩn trong các ống nước của máy lạnh. Vi trùng này rất nguy hiểm và thường gặp (chiếm 5% các trường hợp viêm phổi do vi trùng), có thể làm bệnh nhân khởi phát nhanh bệnh sưng phổi và các triệu chứng toàn thân trong vài ngày, dẫn đến tử vong. Cảm cúm, nóng sốt, sổ mũi, nặng hơn là sưng phổi kèm đau khớp, nhức đầu, tiêu chảy… là những triệu chứng ban đầu của bênh này.
*Biện pháp phòng tránh: Sử dụng máy lạnh từ 1-3 tiếng, sau đó tắt máy lạnh và mở cửa cho không khí thông thoáng. Nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài nên lệch nhau khoảng 7oC.
2. Dễ nhiễm bệnh từ người khác
Đóng cửa thường xuyên làm cho không khí trong phòng ít lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh lan truyền từ người này sang người khác. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi bị các bệnh tim mạch, có thể gặp các biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngất…
*Biện pháp phòng tránh: Thỉnh thoảng nên mở cửa phòng cho không khí thoáng đãng. Đồng thời, bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch.
3. Bệnh về da
Đây là một trong những vấn đề về sức khỏe dễ thấy khi ngồi trong phòng máy lạnh thường xuyên. Vì có sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng thấp hơn so với nhiệt độ môi trường, trong quá trình làm mát, điều hòa hút hết hơi ẩm trên bề mặt cũng như trong không khí dẫn đến hiện tượng khô da, bong tróc. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ làm tình trạng da hô nặng nê hơn, da dễ bị nứt nẻ nhiễm trùng, lão hóa.
*Biện pháp phòng tránh: Uống từ 1.5 lít nước mỗi ngày để chống mất nước. Để tăng cường độ ẩm, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chai xịt khoáng cung cấp nước cho da.
4. Giảm thị lực
Thiếu độ ẩm sẽ làm mắt khô, ráp và dẫn đến thị lực suy yếu.
*Biện pháp phòng tránh: Thỉnh thoảng nên ra ngoài thư giãn một chút rồi quay lại phòng máy lạnh. Bạn cũng có thể chợp mắt một chút để tạo độ ẩm trong hốc mắt rồi tiếp tục làm vệc. Bạn nên tránh ngồi ngay luồng gió thổi ra của máy nhạn, nhắm mắt lại vài giây khoảng 30 phút một lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc.
5. Đau dạ dày
Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy… Ăn uống đồ lạnh và ngồi trong môi trường máy lạnh lâu cũng có thể mắc bệnh, khiến cho dạ dày bị lạnh và ảnh hưởng đến chức năng.
*Biện pháp phòng tránh: Giữ cho bụng luôn ấm bằng cách uống nước ấm và hạn chế ăn đồ lạnh.
6. Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
Ngồi lâu trong phòng máy lạnh sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nguyên nhân do phản ứng mất cân bằng thần kinh não do môi trường này gây ra. Tất nhiên, hiệu quả công việc của bạn vì thế mà cũng giảm theo và có thể gây các ảnh hưởng khác đến sức khỏe.
*Biện pháp phòng tránh: Không nên chỉ ngồi trong phòng, thỉnh thoảng bạn nên ra khỏi phòng đi dạo để thư giãn rồi quay lại làm việc tiếp.
Với bài viết trên, bTaskee hy vọng bạn đã biết cách bảo vệ mình khi ngồi trong phòng máy lạnh thường xuyên.