Những mẹo hay giúp bảo vệ tai khi sử dụng tai nghe

Nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ khiến tế bào thần kinh làm việc quá sức, mệt mỏi. Ốc tai phải chịu đựng tiếng ồn lâu, vì vậy khi người khác nói, bạn cảm thấy lùng bùng tai, nghe mà không hiểu mặc dù thính lực chưa thay đổi nhiều. Vậy làm thế nào để vừa có thể sử dụng tai nghe vừa có thể bảo vệ tai?

1. Âm lượng vừa phải

deo-tai-phone
Chỉnh âm lượng vừa phải sẽ giúp tai bạn cảm thấy thoải mái hơn (Ảnh: bTaskee)

Hầu hết tai nghe đều có thể phát âm thanh tối đa 100 dB hoặc cao hơn. Đôi tai của bạn sẽ bị phá hủy nếu nghe âm thanh lớn hơn 100 dB liên tục trong 15 phút. Vì vậy để bảo vệ tai, bạn chỉ nên sử dụng mức âm lượng từ 60% trở xuống. Một số ứng dụng nghe nhạc đều hiện ra cảnh báo nếu bạn chỉnh âm lượng vượt mức này.

2. Hạn chế nghe liên tục

deo-tai-nghe-khi-ngu
Đeo tai nghe khi ngủ rất có hại cho tai (Ảnh: bTaskee)

Nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn (trên 80 dB) trong hơn 1 giờ liên tục cũng ảnh hưởng lớn đến thính lực. Bạn nên để tai nghỉ ngơi một lúc sau 1 giờ nghe nhạc để bảo vệ tai. Dấu hiệu nhận biết khi tai làm việc quá sức đó là tai có cảm giác ù, mỏi, nhức. Lúc ấy bạn nên dừng việc đeo tai nghe trong một thời gian để tai ổn định lại.

3. Sử dụng headphone

headphone
Headphone có thể được xem là phụ kiện thời trang với các cô gái (Ảnh: bTaskee)

Headphone không phát âm thanh trực tiếp vào màng nhĩ. Điều này sẽ giúp bảo vệ tai tốt hơn, tránh làm tổn thương mãng nhĩ. Đeo headphone giúp cách âm tốt với môi trường bên ngoài, âm thanh cũng sẽ ấm và êm hơn nữa đấy!

4. Tránh đeo tai nghe một bên

deo-tai-nghe-mot-ben
Hạn chế đeo tai nghe một bên, tai sẽ rất cảm ơn bạn đấy (Ảnh: bTaskee)

Thói quen này xảy ra với rất nhiều người làm việc văn phòng. Đôi khi, vừa muốn nghe nhạc, vừa muốn nghe được mọi người xung quanh nói, chúng ta sẽ đeo tai nghe một bên. Đây lại là một thói quen cực kỳ có hại với thính giác.

Đeo tai nghe một bên khiến âm thanh không được phát huy tối ưu, buộc chúng ta phải chỉnh âm thanh to lên. Điều đó rất dễ gây suy giảm thính lực. Hơn nữa, khi một bên tai phải làm việc, bên còn lại thì không như vậy còn có khả năng khiến thính giác hai bên mất cân bằng. Lâu dần sẽ hình thành tình trạng bệnh điếc 1 bên.

Với các cách trên bTaskee rất mong bạn có thể áp dụng để giúp bảo vệ tai của mình khi phải sử dụng tai nghe nhé!

Bài đọc thêm

Mẹo chữa ù tai tạm thời nhanh gọn, hiệu quả tức thì

Trị dứt bệnh nứt nẻ chân tay giúp nàng thêm xinh

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie