Mụn mọc quanh miệng là hiện tượng khá phổ biến, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo nên cảm giác thiếu tự tin khi đối diện với người khác. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mụn mọc quanh miệng? Điều trị thế nào để có được làn da đẹp sạch mụn, rạng ngời? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Bạn đừng bỏ qua nhé!
Mụn là một chứng rối loạn da liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Những lỗ trên da được gọi là lỗ chân lông và đường dẫn chất nhờn từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn hay còn được gọi là nang lông. Tình trạng mụn sẽ xảy ra nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi chất nhờn và tế bào da chết.
Mụn mọc xung quanh miệng có thể phát triển do mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da mặt khác như: son dưỡng môi, hoặc kem cạo râu,… Hãy tiếp tục đọc những thông tin dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân tại sao mụn mọc quanh miệng và cách bạn có thể điều trị và ngăn ngừa nó.
Nguyên nhân mụn mọc quanh miệng
Các vị trí phổ biến nhất dễ nhìn thấy mụn là trên mặt, dọc theo vùng hình chữ T bắt đầu từ trán và kéo dài xuống mũi đến cằm. Tình trạng này là do có sự tập trung nhiều hơn các tuyến bã nhờn (tuyến tiết ra chất nhờn) trên cả trán và cằm.
Mụn có thể dễ xuất hiện hơn ở gần miệng nếu da ở khu vực này bị kích ứng hoặc thường xuyên chạm vào. Dưới đây là một số thủ phạm phổ biến của mụn mọc quanh miệng và cằm:
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Nổi mụn do hormone là sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là androgen. Khi bị rối loạn nội tiết tố, androgen sẽ kích thích sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Vì lượng bã nhờn lớn nên gây ra tình trạng bít lỗ chân lông và nuôi vi khuẩn sinh mụn, dẫn đến mụn do nội tiết tố.
Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 29 bị mụn nội tiết.
Biến động nội tiết tố có thể là kết quả của: dậy thì, hành kinh, thai kì, thời kì mãn kinh, chuyển đổi hoặc bắt đầu một số loại thuốc ngừa thai, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Dũng mỹ phẩm thường xuyên dễ bị mụn quanh miệng
Mỹ phẩm chăm sóc da không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới lỗ chân lông gần miệng bị tắc và kích ứng. Các loại mỹ phẩm thường không thể thiếu trong túi xách của các chị em phụ nữ: son, kem chống nắng, sáp trong son dưỡng môi, nước hoa,… Nếu lạm dụng các loại mỹ phẩm, dùng những loại không thích ứng với loại da, hoặc đã quá hạn sử dụng sẽ gây nên tình trạng kích ứng da, gây mụn mọc quanh môi. Trong đó, dầu dưỡng môi có thể là nguyên nhân phổ biến.
Giờ giấc sinh hoạt, chế độ ăn uống phản khoa học
Thức quá khuya, cho cơ thể hấp thụ quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng khiến cơ thể thải độc không kịp là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn mọc quanh miệng. Theo đó, nếu bạn thức sau 11h đêm khiến cơ thể không nạp đủ năng lượng cho ngày hôm sau dẫn tới tình trạng mệt mỏi, mất tập trung gây rối loạn nội tiết tố. Tiếp đến, ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ làm cơ thể không được thanh lọc cũng là lý do phổ biến dẫn tới xuất hiện những đốm mụn trên gương mặt.
Vấn đề bên trong cơ thể
Bạn không nên chủ quan nếu thấy mụn mọc xung quanh miệng. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn những vấn đề liên quan tới dạ dày và ruột non. Vì miệng, môi được kết nối với các cơ quan tiêu hóa. Nếu những nốt mụn mọc quanh miệng kéo dài liên tục trong một tuần, chắc hẳn việc ăn uống của bạn có vấn đề. Nguyên nhân có thể do bạn ăn quá nhiều thực phẩm cay, mặn, hoặc do táo bón. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, cắt giảm các loại thực phẩm cay hay chiên nhiều dầu mỡ.
Vệ sinh da mặt không sạch
Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mụn mọc quanh miệng và cằm. Dễ thấy nhất là tình trạng vệ sinh mặt không sạch bụi bẩn, lớp trang điểm,… dẫn tới tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ các bã nhờn, từ đó hình thành nên mụn mọc quanh miệng.
Cách điều trị mụn mọc quanh miệng
Những thông tin chỉ dẫn dưới đây không thể thay thế lời khuyên từ các chuyên viên Y tế. Hãy tới gặp bác sĩ da liễu nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn mọc xung quanh miệng, hoặc trị mụn cho da nhờn. Bác sĩ da liễu sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị hoặc kết hợp một vài phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với bạn.
Phương pháp đối với mụn trứng cá nhẹ
- Rửa sạch mặt với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH thấp.
- Sử dụng khoai tây để trị mụn dạng nhẹ
- Bôi kem chứa benzoyl peroxide. Chất này hoạt động chủ yếu bằng cách chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes (Loại vi khuẩn này thường nằm sâu dưới lỗ chân lông, trong các nang lông).
- Bôi kem chứa salicylic acid. Chất này chủ yếu có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông.
Nếu những phương pháp trên chưa đem lại hiệu quả, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc mạnh hơn. Bạn cũng có thể dùng kem chứa chất kháng sinh hoặc thuốc bôi có tác dụng làm giãn lỗ chân lông.
Đối với mụn viêm
Đối với mụn viêm, kể cả trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê một đợt thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn và giảm viêm.
- Nhờ bác sĩ lấy mủ nếu là mụn mủ, mụn bọc.
- Bôi retinoids theo toa của bác sĩ
- Isotretinoin, hoặc Accutane là những loại thuốc mà mọi người có thể dùng để điều trị mụn trứng cá nặng. Mọi người có thể dùng nó trong 4,5 tháng. Thời gian điều trị của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Tuy nhiên, isotretinoin có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Mọi người nên thảo luận về những tác dụng này với bác sĩ trước khi bắt đầu vào điều trị. Đặc biệt, mọi người chỉ nên dùng thuốc dưới sự giám sát của chuyên viên Y tế.
- Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc tránh thai kết hợp để điều trị mụn mọc quanh miệng do nội tiết tố. Có một số loại được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận để điều trị mụn trứng cá.
Các chuyên gia y tế tin rằng các biện pháp tránh thai có thể hoạt động thông qua việc giảm các hormone có thể góp phần gây ra mụn trứng cá do sản xuất bã nhờn.
Sau 6 tháng sử dụng, thuốc tránh thai phối hợp có thể có hiệu quả tương đương với kháng sinh uống. Các biện pháp tránh thai chỉ chứa progesterone khác, chẳng hạn như Nexplanon, có thể làm cho mụn trứng cá nặng nề hơn.
- Khi các phương pháp khác không hiệu quả, mọi người cũng có thể dùng thuốc kháng androgen như spironolactone làm phương pháp điều trị mụn.
Một nghiên cứu trên 27 phụ nữ sử dụng liệu pháp kết hợp giữa thuốc tránh thai và spironolactone cho kết quả 85% người tham gia đã sạch mụn hoặc cải thiện mụn sau 6 tháng.
Các biện pháp khác
Ngoài ra còn có các biện pháp trị mụn khác như: liệu pháp ánh sáng và lột da bằng hóa chất.
Cách phòng ngừa mụn mọc quanh miệng
Chăm sóc da lành mạnh
Chế độ chăm sóc da lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa mụn mọc quanh miệng. Điều này bao gồm cách sau:
- Làm sạch da hai lần mỗi ngày cũng như sau khi tập thể dục hoặc đổ mồ hôi bằng chất tẩy rửa dịu nhẹ, không có mùi và nước ấm.
- Nếu bạn sử dụng đồ trang điểm, hãy đảm bảo nó được dán nhãn “non comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông).
- Tránh chạm vào mặt thường xuyên vì chà xát da thường xuyên cũng có thể gây mụn. Ngoài ra, hãy nhớ ngủ với khăn trải giường và gối sạch sẽ.
- Không tự ý nặn mụn
- Tránh để son dư trên da khi thoa son lên môi.
- Không để các sản phẩm dành cho tóc dầu trên mặt.
- Bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với da mặt phải không chứa dầu và không gây dị ứng để giúp ngăn ngừa mụn.
Chăm sóc sức khỏe bản thân
Ngoài ra, tình trạng mụn mọc quanh môi cũng sẽ được cải thiện nếu bạn biết chăm sóc da và bản thân theo cách dưới đây:
- Duy trì lối sống lành mạnh với nhiều bài tập thể dục, chế độ dinh dưỡng tốt và giảm thiểu căng thẳng cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn mọc xung quanh miệng.
- Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp cũng có thể giúp chống lại mụn mọc quanh miệng và cằm.
- Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bản xứ sống ở các quốc gia có chế độ ăn uống GI thấp, chẳng hạn như Papua New Guinea và Paraguay, không có báo cáo về tình trạng mụn trứng cá. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được tiến hành trên 43 người đàn ông bị mụn cho thấy rằng trong suốt 12 tuần, theo chế độ ăn uống GI thấp, họ giảm mụn trứng cá nhiều hơn chế độ ăn nhiều carbohydrate.
- Giảm căng thẳng và dành nhiều thời gian thư giãn thường xuyên có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa mụn nổi. Một nghiên cứu trên 22 người cho thấy mức độ nghiêm trọng của mụn tăng lên trong các sự kiện căng thẳng như kì thi. Một nghiên cứu trước đó cũng chứng minh rằng, thực hành thư giãn và giảm căng thẳng đã cải thiện mụn và mụn sẽ quay trở lại khi những người này ngưng sử dụng các kỹ thuật ấy.
- Khi đi ra ngoài, bạn nên dùng băng keo cá nhân che chắn các vùng mụn để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn trong môi trường bám vào vùng mụn. Đối với mụn lớn, tình trạng da khô có thể kéo dài thời gian trị mụn. Vì thế, bạn cần cấp ẩm cho vùng mụn và thay băng vùng mụn hằng ngày, sau từ 3 – 4 giờ.
Mụn mọc quanh miệng không gây tổn hại đến sức khỏe nhưng nó có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn. Việc điều trị mụn trứng cá nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ mụn lây lan sang những vùng da khác. Tuy nhiên, dù là cách điều trị nào thì bạn cũng nên tham vấn ý kiến của chuyên gia da liễu.