13 loại lá dân gian trị rôm sảy cho trẻ thân thuộc, dễ tìm, hiệu quả sau 2 lần dùng

Mùa hè nóng bức dễ khiến cho da bé nổi rôm sảy, ngứa ngáy khó chịu. Trị rôm sảy cho trẻ bằng các loại lá từ thiên nhiên là kinh nghiệm lưu truyền bao đời này của dân gian. Hãy cùng bTaskee điểm mặt những loại lá “thổi bay” rôm sảy nhanh chóng và an toàn nhất nhé!

1. Lá tràm

la-tram-tri-rom-say
Cành và lá tràm non sắc uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa (Ảnh: bTaskee)

Lá tràm được biết đến là loại lá có chứa nhiều tinh dầu, rất tốt khi dùng cho người lớn xông hơi trị cảm và trị rôm sảy cho trẻ. Nếu ở khu vực của bạn có lá tràm tươi, bạn có thể hái 1 ít lá về rửa sạch, nấu nước và lau cho bé; nếu không có lá tràm tươi bạn có thể dùng tinh dầu tràm pha vào nước tắm của bé. Ngoài ra, nếu bé bị ho, cảm hoặc viêm họng, mẹ có thể dùng dầu tràm thoa dưới lòng bàn chân con và mang vớ cho bé. Rất nhiều mẹ đã thử cách này và chứng thực công hiệu.

2. Nhọ nồi (cỏ mực)

nho-noi-tri-rom-say
Người ta dùng cỏ mực để trị các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn (Ảnh: bTaskee)

Nhọ nồi là cây mọc dại, lành tính, có tác dụng rất tốt trong việc trị ho, chảy máu cam. Đồng thời, theo kinh nghiệm dân gian nấu nước lá nhọ nồi cho trẻ tắm là 1 cách trị rôm sảy cho trẻ cực kỳ hữu hiệu. Khi dùng nhọ nồi tắm cho bé; mẹ sẽ không lo da con có hiện tượng lan độc sau mỗi lần con bị muỗi chích, côn trùng cắn…nên bé sẽ chẳng sợ thâm sẹo do rôm sảy nữa.

3. Cỏ mần trầu

co-man-tra-tri-rom-say
Cỏ mần trầu có tác dụng trị tóc bạc rất hiệu nghiệm (Ảnh: bTaskee)

Đây là loại thuốc quý được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng. Ngoài tác dụng trị bệnh đái dầm, ngừa viêm não truyền nhiễm, trị ho, giảm sốt… cho trẻ nhỏ, cỏ mần trầu còn được dùng tắm cho bé để trị ngứa, rôm sảy hoặc ghẻ lở. Vì đây là loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ rất hiếm nên các mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cỏ này tắm cho bé mà không sợ tác dụng phụ.

4. Ngải cứu

la-ngai-cuu-tri-rom-say
Ngâm chân bằng lá ngải cứu không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn giảm chuột rút. (Ảnh: bTaskee)

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay ấm, mùi hăng. Thường được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, ổn định khí huyết, điều trị đau bụng kinh và trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Mẹ lấy lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; cho vào nồi nước nấu sôi lên một lúc để lá ngải tiết ra nước. Sau đó pha với nước tắm cho bé, có thể thêm vài hạt muối hột trong chậu tắm.

5. Lá ngũ trảo

la-ngu-trao-tri-rom-say
Cây ngũ trảo còn hỗ trợ chữa đau lưng do gai cột sống (Ảnh: bTaskee)

Lá ngũ trảo (mẫu kinh, hoàng kinh, lá cây chân chim) có tác dụng giảm sốt, hỗ trợ điều trị xương khớp, đau bụng kinh cho nữ giới. Dùng lá ngũ trảo tắm cho trẻ sẽ giúp da dẻ trẻ trắng mịn, tránh được ghẻ lở, rôm sảy cho trẻ.

6. Lá khổ qua rừng

la-kho-qua-rung-tri-rom-say
Trong lá khổ qua rừng có chứa nhiều chất có lợi cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp. (Ảnh: bTaskee)

Khổ qua có tính mát, vị đắng hay được dùng để nấu ăn hay nấu nước uống giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt. Nếu muốn tắm lá khổ qua cho trẻ, bạn nên chọn lá khổ qua rừng tươi hoặc khô (để tránh thuốc trừ sâu). Rửa sạch mướp đắng, sau đó xay/giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Với cách này, bạn sẽ bất ngờ với làn da đang bị rôm sảy của con mình.

7. Sài đất

cay-sai-dat-tri-rom-say
Sài đất được dùng toàn cây tươi hoặc khô (bỏ rễ) để chế biến thuốc (Ảnh: bTaskee)

Lá sài đất là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Việc dùng lá sài đất già để đun nước tắm thường xuyên sẽ giúp trị rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian; sài đất để tươi nấu nước uống và tắm trẻ sơ sinh hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

8. Lá trầu không

la-trau-tri-rom-say
Lá trầu không chữa táo bón rất hiệu quả (Ảnh: bTaskee)

Trầu không tầm 10 lá đem rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi. Để một lúc cho nước trầu tiết ra pha với nước ấm để tắm cho bé. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, trị rôm sảy cho trẻ, nước trầu không còn chữa hăm cho bé rất hiệu quả. Tuy nhiên, để phòng tránh các trường hợp bé bị dị ứng; mẹ có thể bôi một ít nước trầu không lên tay bé trước khi tắm trực tiếp.

9. Lá tía tô

la-tia-to-tri-rom-say
Lá tía tô có tác dụng trong việc điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn (Ảnh: bTaskee)

Hầu hết mọi người ai cũng biết tới lá tía tô. Đây là loại rau thơm quen thuộc thường ăn kèm trong các món ăn như cháo hoặc bún giúp làm tăng hương vị món ăn. Ngoài ra lá tía tô còn được xem như một vị thuốc, một dược liệu rất quý. Nó có khả năng trị bệnh hiệu quả, điển hình là trị rôm sảy, hăm da, sốt, ho, cảm cúm…

Theo Đông y thì lá tía tô có hương vị đặc trưng, đó là sự pha trộn giữa hồi hương, quế, cam thảo và bạc hà… vì thế nó được xếp vào loại giải biểu, có công dụng sát khuẩn, phát tán phong hàn, trị bệnh hiệu quả bằng cách cho ra mồ hôi. Đồng thời lá tía tô còn có khả năng giải nhiệt, làm mát da, trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả, an toàn và không kích ứng da.

10. Lá kinh giới

la-kinh-gioi-tri-rom-say
Rau kinh giới còn tốt cho hệ tiêu hóa, làm dịu các cơn đau do rối loạn dạ dày và khó tiêu (Ảnh: bTaskee)

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu. Trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu… Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Việc dùng lá kinh giới già để đun nước tắm thường xuyên sẽ giúp bé có làn da đẹp. Theo kinh nghiệm dân gian, kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm trẻ sơ sinh hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

11. Lá trà xanh

la-tra-xanh-tri-rom-say
Uống 5 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ giảm đi đến 26% so với người không uống (Ảnh: bTaskee)

Lá trà xanh chứa nhiều tanin, các acid tự do có khả năng làm dịu mát da cực tốt. Đồng thời có chứa các chất giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Đặc biệt tinh dầu có trong trà xanh tương đối lớn giúp dưỡng ẩm da. Do đó mẹ có thể lấy 1 nắm lá trà xanh sạch, rửa sạch cho vào nồi nấu với nước. Rồi cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần là bé sẽ hết rôm sảy nhanh.

12. Lá dâu tằm

la-dau-tam-tri-rom-say
Dùng lá dâu rửa sạch, đắp lên mắt rồi mang lại tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt. Giúp giảm mệt mỏi mắt và sáng mắt (Ảnh: bTaskee)

Lá dâu tằm là loại lá không những giúp làm mát da mà còn có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt. Do đó nếu bé không may bị rôm sảy mẹ chỉ cần dùng một nắm lá dâu tằm, đem rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Đợi cho nước nguội, vớt lá ra rồi cho bé tắm. Đặc biệt để nâng cao hiệu quả điều trị thì sau khi tắm với nước lá dâu tằm mẹ có thể thoa lên một lớp bột đậu xanh.

13. Lá khế

la-khe-tri-rom-say
Tắm nước lá khế trị dị ứng, mẩn ngứa (Ảnh: bTaskee)

Lá khế không chỉ giúp điều trị hăm da, trị mụn nhọt. Lá khếcòn có thể giúp trị rôm sảy cho bé cực hiệu quả. Theo đó mẹ chỉ cần dùng một nắm lá khế nhỏ đem ngâm. Sau đó, rửa thật sạch rồi bỏ tuốt phần gân cứng. Đem lá xay nhỏ với một chút muối, lọc bã rồi dùng nước đó pha với nước ấm tắm cho con. Hoặc nhanh hơn thì mẹ có thể dùng trực tiếp lá khế đun sôi với nước. Đợi nguội rồi tắm cho con 2-3 lần/tuần là ổn.

Trước khi nấu lá tắm, bạn nên rửa sạch nhiều lần. Sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá, tránh trường hợp trẻ bị dị ứng. Sau khi tắm nước lá, bạn nên tắm lại nước ấm 1 – 2 lần cho sạch. Điều này sẽ giúp nước lá không đọng lại gây kích ứng cho da. Khi nấu nước, bạn nên nấu loãng để tránh kích ứng da trẻ vì da trẻ còn mỏng và dễ bị tổn thương.

Nếu sau 1 lần tắm thấy da trẻ nổi mẩn đỏ; có nghĩa là trẻ không hợp với nước lá nên dừng tắm cho trẻ ngay lập tức. Da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm. Nguyên tắc cơ bản mà các mẹ nên biết đó là hiệu quả mà vẫn phải đảm bảo an toàn. Vậy nên, mẹ có thể sử dụng những loại lá trên đây để giúp con trị rôm sẩy nhanh nhất. Đừng quên chia sẻ với bTaskee trải nghiệm của bạn nhé!

Bài đọc thêm

Trị ho cho trẻ bằng nguyên liệu nhà bếp

5 món ăn cho trẻ khi mọc răng mà các mẹ phải biết

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie