Chay-rung-o-indonexia

7 cách bảo vệ sức khỏe từ vụ cháy rừng ở Indonesia

Tác động của việc cháy rừng ở Indonesia đến môi trường và sức khỏe gia đình bạn như thế nào?

1. Khói bụi từ cháy rừng ở Indonesia bay sang gây ô nhiễm không khí:

Khi hít phải các chất độc và bụi mịn có trong không khí sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Chất độc có trong không khí đi vào cơ thể làm tăng độc tố trong máu. Sự tích tụ này về lâu dài có thể gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, suy tim. Đặc biệt, trẻ nhỏ hít phải khí độc và bụi mịn có thể khiến các cơ quan trong cơ thể tổn thương như ngộ độc gan, thận, hệ thần kinh. Ở thể nặng, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, quá trình dậy thì ở trẻ.

2. Làm độ ẩm trong không khí tăng cao:

Ngoài ra, việc cháy rừng ở Indonesia làm độ ẩm trong không khí tăng cao. Hiện nay đang bước vào mùa mưa nên độ ẩm rất cao, dao động từ 95-100%. Trong khi đó, độ ẩm lý tưởng tốt cho sức khỏe con người là 55-65%. Với tình trạng độ ẩm đang tăng cao như thế, sẽ gia tăng nguy cơ các bệnh khớp, tim mạch, ho, hen suyễn, đau đầu và những căn bệnh mãn tính kinh niên của người cao tuổi.

Bên cạnh đó, khi độ ẩm bắt đầu vượt quá 80% thì nấm mốc, vi khuẩn, ruồi muỗi bắt đầu phát triển mạnh, gây nguy hại cho sức khỏe con người và các vật dụng trong gia đình (đồ gỗ, đồ điện tử…). Trước những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe đó, chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ sức khỏe gia đình mình. Sau đây là 7 biện pháp cực kì đơn giản và hiệu quả:

7 bí quyết đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn:

1. Hạn chế ra đường vào những giờ cao điểm.

Gia đình bạn nên hạn chế ra ngoài đường vào giờ cao điểm, nhất là vào buổi trưa và buổi chiều. Vào thời gian này, sự hoạt động dày đặc của các phương tiện giao thông cộng cùng với nhiệt độ cao có thể khuấy động bụi và chất độc trong không khí. Điều đó khiến bạn rất dễ hít phải khói bụi độc hại và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ket-xe-o-viet-nam
Hình 1: Phương tiện Việt Nam vào giờ cao điểm

2. Đeo khẩu trang chuyên dụng chống ô nhiễm không khí:

Theo các chuyên gia y tế, khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế thông thường không thể lọc được bụi mịn. Chúng chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi.
Vì vậy, để ngăn bụi một cách hiệu quả nhất, các chuyên gia khuyến cáo cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng như là khẩu trang N95 hoặc N99. Các loại khẩu trang này nếu dùng đúng cách có thể lọc được 85-99% hạt bụi có kích thước thậm chí chỉ 0,3 micromet (khoảng bằng 0,0025 đường kính 1 sợi tóc).

Để tìm hiểu thêm các loại khẩu trang chuyên dụng khác, bạn có thể xem thêm tại đây.
Trường hợp chỉ có khẩu trang y tế, cần lồng hai chiếc vào nhau hoặc lót kèm khăn giấy bên trong để ngăn bụi hiệu quả hơn.
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên che chắn quá nhiều nhiều lớp khẩu trang, quần áo. Điều đó có thể gây tác dụng ngược, khiến trẻ sốc nhiệt, mất nước, suy hô hấp.

khau-trang-n95
Hình 2: Khẩu trang N95

3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học:

Uống nhiều nước: Việc này giúp thận loại bỏ độc tố từ khói bụi đã hấp thụ qua da và phổi.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, dâu tây, kiwi, cam, đủ đủ,… giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thêm rau xanh vào trong bữa ăn: Rau xanh là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin A, B, D và nhiều khoáng chất. Bạn nên thay đổi nhiều loại rau xanh như súp lơ, rau cải, rau muống, rau ngót, bí,…

4. Sử dụng máy hút ẩm hoặc máy điều hòa hai chiều:

Các sản phẩm như máy hút ẩm hoặc máy điều hòa hai chiều có khả năng làm giảm độ ẩm trong ngôi nhà. Các loại sản phẩm này hiện đang được bán rộng rãi ở các siêu thị điện máy trên toàn quốc.

5. Sử dụng các thiết bị lọc không khí:

Hiện nay, đa phần các máy lọc không khí hiện có trên thị trường được trang bị nhiều lớp màng lọc bụi khác nhau. Trong đó, tiên tiến nhất là màng lọc HEPA, có khả năng giữ được được các hạt bụi có kích thước nhỏ đến 0,3 micromet.

thiet-bi-loc-khi
Hình 3: Thiết bị lọc khí

6. Đóng kín cửa sổ, cửa ra vào:

Để tránh tình trạng hơi nước từ ngoài trời bay vào nhà, bạn nên đóng kín các cửa, bịt các lỗ hổng trên tường. Nếu sàn nhà quá ướt, hãy lau bằng khăn khô, dùng loại khăn có độ xốp cao.

7. Sử dụng các biện pháp chống ẩm mốc quần áo:

Quần áo nên phơi khô hẳn rồi mới cất vào tủ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Đồng thời để hạn chế ẩm mốc, sử dụng một vài viên chống ẩm sẽ là biện pháp hiệu quả hơn cho tủ quần áo. Hoặc bạn có thể sắm một chiếc máy sấy quần áo hoặc mang quần áo ra hiệu sấy khô.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie