tim-viec-lam-them-sinh-vien

4 yếu tố bạn phải cân nhắc kỹ để tìm được một công việc làm thêm phù hợp

Sinh viên đi làm phần lớn để giải quyết vấn đề tài chính, muốn đỡ đi phần nào chi phí khi đi học. Tuy nhiên, tìm được 1 công việc làm thêm với mức lương xứng đáng với công sức bỏ ra lại là một việc không hề dễ. Chỉ cần search dòng chữ “tìm việc làm thêm” trên thanh công cụ sẽ nhảy ra hàng đống công việc cho bạn lựa chọn. Nhưng dựa vào đâu để tìm được 1 công việc làm thêm phù hợp với bản thân? Với kinh nghiệm là 1 người đi trước, đã từng lao đao khốn đốn khi tìm việc làm thêm, bTaskee sẽ mách bạn 1 vài kinh nghiệm tìm việc làm thêm hợp với mong muốn của bạn nhé!

1. Xác định mình cần gì và muốn gì trước khi tìm việc làm thêm

Việc đầu tiên bạn phải làm là xác định xem bạn đi làm vì mục đích gì? Bạn muốn kiếm tiền, học hỏi kinh nghiệm, cải thiện khả năng giao tiếp hay để phục vụ cho công việc sau này… Bạn càng xác định rõ mục đích làm việc thì bạn càng nhanh chóng tìm được việc phù hợp. Sau khi đã có mục tiêu cho công việc làm thêm, bạn chỉ cần lên mạng tìm hoặc liên hệ bạn bè, người thân để họ tư vấn, giới thiệu cho bạn công việc.

viecj-lam-them-sinh-vien
Hiểu mình muốn gì và cần gì bạn sẽ dễ dàng xác định được công việc làm thêm phù hợp (Ảnh: bTaskee)

2. Xem xét kỹ càng nội dung công việc

Chân ướt chân ráo lên thành phố đi học, lần đầu tiên đi tìm việc làm nên chuyện sinh viên bị “bắt chẹt” khi đi làm thêm là chuyện không hiếm. Nhiều trường hợp bị quỵt tiền, bị bớt xén lương, giữ giấy tờ tùy thân, cho đến chuyện bị làm khó dễ khi muốn nghỉ việc là chuyện bình thường. Để đảm bảo quyền lợi bản thân, bạn cần tìm hiểu kỹ càng nội dung công việc và thông tin tuyển dụng. Bạn cần biết rõ ràng những công việc mình phải làm, giờ giấc, số tiền bạn sẽ được nhận nếu làm thêm giờ, số tiền sẽ bị trừ khi bạn phạm lỗi, ngày nhận lương hàng tháng… cũng như những yêu cầu bắt buộc của công việc. Sau khi đã rõ ràng về công việc, bạn có thể tự cân nhắc xem bản thân đã đủ năng lực để làm việc chưa, từ đó bạn mới quyết định đi làm hay cho bản thân 1 cơ hội tìm 1 công việc khác phù hợp hơn.

Nếu được, hãy tránh các trường hợp thỏa thuận đi làm bằng miệng vì khi có vấn đề xảy bạn sẽ bị mất quyền lợi. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm 1 ít thông tin về nơi sắp đi làm và 1 vài điều luật quy định về quyền lợi của người lao động trong Luật lao động để không bị “ăn hiếp” khi đi làm.

3. Mức lương

Chuyện đi làm thêm với mức lương khởi điểm 12.000/giờ, 16.000/giờ, 17.000/giờ… cho công việc làm thêm 1 ca 5-6 giờ là chuyện rất nhiều bạn sinh viên gặp phải khi đi làm. Với mức lương này, công việc mà các bạn phải làm thường là bán quần áo, bưng bê, phụ quán, trông quán nét… những công việc thiên về lao động chân tay. Với mức lương “bèo bọt” thế này, 1 tháng 30 ngày đi làm đầy đủ bạn sẽ nhận được số tiền từ 1.800.000 – 2.400.000 cho 1 tháng lao động cật lực và miệt mài. Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ không thể nhận được mức lương thế này vì sẽ có những ngày bạn không đi làm, bị trừ tiền đi trễ, bị trừ tiền đồng phục,… ti tỉ những khoản khác mà nơi làm việc đặt ra. Chính vì vậy, khi đi làm thêm điều đầu tiên bạn phải quan tâm đến là mức lương được trả cho công sức bạn bỏ ra. Những việc làm thêm phổ biến hiện nay đều có mức lương  từ 20.000/giờ trở lên, cá biệt có những công việc làm thêm trả lương cao từ 40.000 – 43.000/giờ.

Việc làm thêm rất nhiều và bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình mức lương cao, kiếm từ 2 – 3 triệu/tháng cho thời gian rảnh của bạn nên hãy nói không với các công việc có mức lương “bèo bọt”. Bạn có thể thử các công việc như chăm sóc khách hàng tại nhà, viết bài cho blog, website, quản lý fanpage hay những công việc thoải mái về mặt thời gian như chạy Grab, giúp việc nhà theo giờ. Những công việc này đều có mức lương khá và tiện cho bạn vừa học vừa làm. Khi đi phỏng vấn hãy đề cập đến lương và các quy định thưởng phạt để tránh trường hợp sau này “lấn cấn” trong lòng.

4. Môi trường làm việc

Khi đi phỏng vấn bạn nên tranh thủ ngó nghiêng xem nơi mình sắp làm việc thế nào, thái độ của chủ/quản lý với nhân viên ra sao. Bạn cũng nên để ý xem cách làm việc của nhân viên ở đó có chuyên nghiệp không, những công việc họ đang làm có giống như mô tả công việc bạn sẽ làm hay không… Sau khi đi phỏng vấn bạn nên xem xét lại 1 lần nữa xem sau khi tiếp xúc thực tế bạn có còn thấy phù hợp với công việc này hay không, tránh trường hợp đi làm 1, 2 tháng rồi nghỉ, tìm việc khác tốn thời gian.

Những công việc làm thêm tuy không giúp bạn kiếm được thu nhập nhiều nhưng đây lại là môi trường để bạn cọ xát, tích lũy kinh nghiệm để đi làm sau này. Bạn nên ưu tiên chọn những công việc liên quan đến ngành học để có thể hòa nhập tốt khi đi làm. Ngoài ra, đi làm thêm bạn còn được tiếp xúc, quen biết với rất nhiều bạn bè mới, học hỏi được nhiều thứ từ những người đi trước, rất thú vị đúng không nào?

Bài đọc thêm

Làm thêm 3 tiếng nhận lương 8 giờ!

4 lời khuyên bổ ích cho bạn khi muốn đi làm thêm thời sinh viên

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie