trẻ chậm nói

Triệu chứng và cách điều trị tình trạng trẻ chậm nói

Nhiều phụ huynh lo lắng khi gặp phải tình trạng con chậm nói. Vậy trẻ chậm nói chỉ là hiện tượng tạm thời hay là dấu hiệu của một bệnh lý thực sự ở trẻ?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trên thế giới có khoảng 1/5 trẻ chậm nói, sử dụng ngôn ngữ chậm hơn hẳn so với các trẻ cùng tuổi. Trẻ chậm nói có thể chỉ mang tính tạm thời và sau một thời gian phát triển trẻ sẽ hoàn thiện kĩ năng nói bình thường. Tuy nhiên, ở một số trẻ, chậm nói lại là dấu hiệu của triệu chứng rối loạn lời nói và ngôn ngữ ở trẻ em. Sau đây, bTaskee sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức liên quan đến tình trạng trẻ chậm nói.

Độ tuổi cần lưu ý

Trẻ được sinh ra bình thường khỏe mạnh sẽ bắt đầu học nói khi 1 tuổi. Còn nếu trẻ sinh non thì trẻ có thể sẽ học nói chậm hơn, có thể lên 2 tuổi trẻ mới bắt đầu nói.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói theo độ tuổi

trẻ chậm nói
Biểu hiện trẻ chậm nói giai đoạn 12 tháng tuổi (Ảnh: bTaskee.com)
trẻ chậm nói
Biểu hiện trẻ chậm nói giai đoạn 18 tháng tuổi (Ảnh: bTaskee.com)
trẻ chậm nói
Biểu hiện trẻ chậm nói giai đoạn 19 – 24 tháng tuổi (Ảnh: bTaskee.com)
trẻ chậm nói
Biểu hiện trẻ chậm nói giai đoạn 24 tháng tuổi (Ảnh: bTaskee.com)
Trẻ chậm nói
Biểu hiện trẻ chậm nói giai đoạn 25 tháng tuổi (Ảnh: bTaskee.com)

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

  • Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói. Đôi khi nó chỉ do vòm miệng của trẻ có vấn đề, lưỡi bị thụt hoặc ngắn khiến trẻ khó nói…
  • Mất khả năng nghe hoặc trục trặc khi nghe cũng liên quan đến việc trẻ chậm nói. Trẻ không nghe được hoặc khó nghe gây khó khăn trong việc hiểu và bắt chước lời người khác nên xảy ra tình trạng chậm nói.
  • Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ tâm lý. Trẻ được quá cưng chiều, bị bỏ bê thiếu quan tâm hay bị đánh đập…tất cả tạo nên trong tâm lý của trẻ một rào cản, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ.

Biện pháp điều trị trẻ chậm nói

Tốt nhất các bậc phụ huynh nên theo dõi trẻ và đưa trẻ đến thăm khám tại phòng khám chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ con bạn bị rối loạn lời nói và ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói
Cha mẹ nên theo dõi và đưa con đi khám nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn lời nói và ngôn ngữ (Ảnh: vicare.vn)

Đồng thời, các bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Dành nhiều thời gian trò chuyện, chơi đùa với trẻ, hát ru hoặc cho trẻ tiếp xúc với âm thanh, tiếng nói một cách tự nhiên từ nhỏ.
  • Đọc truyện cho trẻ nghe từ lúc 6 tháng, sau đó chỉ cho trẻ tranh ảnh và cách gọi tên các đồ vật xung quanh.
  • Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ khả năng ngôn ngữ. Đặt câu hỏi và gợi ý cho trẻ trả lời.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều người và bạn cùng lứa tuổi.
  • Cổ vũ, khen ngợi khi bé nói.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bậc phụ huynh có thể nuôi dạy con tốt hơn và kịp thời xử lý nếu trẻ nhà bạn có triệu chứng chậm nói.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
app-banner-btaskee-vie