Uống nước sả có tác dụng gì?

Thuộc họ Hòa thảo (họ Lúa), có tên khoa học là Cymbopogon, chi sả có khoảng 55 loài được tìm thấy, nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Sả được sử dụng phổ biến như là một loại gia vị, một vị thuốc ở các nước nhiệt đới châu Á, hay vùng Caribe. Sả có hương vị như vỏ chanh, cay, thơm và chút đắng, có thể dùng tươi hoặc sấy khô tán bột. Hương vị của sả đến từ tinh dầu của nó gồm thành phần chính là citral (3,7-dimetyl-2,6-octadienal). Được sử dụng phổ biến nhưng nước sả có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết hết. Cùng bTaskee hôm nay, tìm hiểu xem uống nước sả có tác dụng gì nhé!

I. Tác dụng của việc uống nước sả

nước sả có tác dụng gì
Tinh chất của sả từ xưa đã được kết hợp vào rất nhiều bài thuốc (ảnh: Cây và Hoa)

1. Hỗ trợ điều trị ung thư

Tinh dầu trích từ lá Sả (C. citratus) và citral có hoạt tính diệt được tế bào ung thư máu, có khả năng chống đột biến, ức chế sự tạo DNA một số dòng tế bào ung thư ruột. Bên cạnh những phương pháp y khoa như xạ trị, hóa trị… người bệnh nên dùng mỗi ngày 12 gram sả tươi sắc nước uống để có được các tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

2. Lợi tiểu giải độc

Tinh chất sả có khả năng giúp lợi tiểu, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể và giảm acid uric trong máu giảm thiểu nguy cơ bị gout. Sả tươi giã dập pha với nước lọc uống có tác dụng giải độc rượu nhanh chóng, giảm đau đầu sau say.

3. Giải cảm

Dùng sả kèm với gừng và chanh như loại thức uống giải cảm rất hiệu quả. Nấu tan 200-300 gram đường phèn trong 1 lít nước, sau đó cho sả vào nấu khoảng 5 phút, thêm gừng vào nấu 1 phút nữa rồi tắt bếp. Rót ra ly thêm chanh, đường (tùy khẩu vị) uống khi còn nóng để có được tác dụng giải cảm của nước sả, chanh, gừng.

4. Tăng cường hệ tiêu hóa

Sử dụng sả nấu nước uống như một loại trà có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, giảm các chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, hay các bệnh dạ dày. Nấu 35-40 gram sả cùng với nước, sau đó thêm ít đường là bạn đã có trà sả uống rồi.

5. Điều trị kinh nguyệt không đều

Sả tươi lấy ép sau đó sắc nước uống có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng khi những ngày hành kinh đến.

II. Tác dụng khác của sả

Ngoài những tác dụng khi uống nước sả, sả còn được sử dụng cho các mục đích khác như:

  • Gội đầu với nước sả giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, sạch gàu, giảm lượng tóc rụng và các bệnh khác về tóc.
  • Tinh dầu sả mang lại cho bạn sự sảng khoái, tinh thần phấn chấn, giảm stress và các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
  • Vài nhánh sả trong phòng sẽ làm không khí trong phòng của bạn sạch sẽ, thoáng mát và thơm hơn rất nhiều.
  • Trồng một bụi sả như một chậu cảnh giúp xua đuổi muỗi rất hiệu quả. 

    chậu sả tác dụng đuổi muỗi
    Một vài chậu sả sẽ giúp gia đình bạn tránh khỏi muỗi và các bệnh liên quan. (ảnh: Cây và Hoa)

Sả còn rất nhiều tác dụng ngoài nước uống và các tác dụng kể trên. Cùng chia sẻ bài viết “Uống nước sả có tác dụng gì?” đến bạn bè, người thân của bạn và nhét ngay một bó sả vào tủ lạnh để chăm sóc sức khỏe gia đình mình nhé!

Bài đọc thêm:

“Thần dược” tỏi ngâm mật ong và công dụng

Tác dụng của lá vối

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie