chăm sóc trẻ em

Tiết lộ 10 sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ em dưới 1 tuổi

Chăm sóc trẻ em nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản với nhiều cặp vợ chồng trẻ vì thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy, họ rất dễ mắc những sai lầm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 12 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ em dưới 1 tuổi mà các bậc phụ huynh hay mắc phải nhất.

1. Cho bé nằm than cùng mẹ

Đây là lỗi hầu như bất kì mẹ Việt nào cũng mắc phải. Theo quan niệm dân gian Việt Nam, nằm than giúp trẻ cứng cáp hơn nhưng điều này hoàn toàn phản khoa học. Khi đốt than, 1 hàm lượng lớn khí CO2 sẽ được giải phóng, lúc này khi trẻ hít phải trẻ dễ bị ngạt, ngộ độc, ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, hô hấp vì nằm trong phòng kín không thoáng khí và hít phải CO2 quá nhiều và quá lâu.

2. Cho trẻ em nằm gối

chăm sóc trẻ em
Nên lót 1 chiếc khăn mỏng xuống dưới đầu trẻ để hút mồ hôi, không nên cho trẻ nằm gối (Ảnh: blog bTaskee)

Các mẹ hay cho con nằm gối vì suy nghĩ trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và ít bị trớ hơn khi ăn uống. Nhưng trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi có xương sống là đường thẳng nên tư thế nào chuẩn nhất là lưng và đầu thẳng với nhau. Vì vậy, việc cho trẻ nằm gối là hoàn toàn không cần thiết, điều này chỉ dễ làm cho trẻ bị quẹo xương sống vì nằm không đúng tư thế mà thôi. Chính vì vậy, mẹ cần phải cực kỳ chú ý đến điều này khi chăm sóc trẻ em.

3. Giữ trẻ trong nhà

Trẻ nhỏ thường được giữ khư khư trong nhà vì người lớn quan niệm trẻ còn nhỏ nên không được ra gió, ra ngoài sẽ bị quở phạt. Tuy nhiên, trẻ cũng cần được ra ngoài, hít thở không khí và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D, có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

4. Vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ bằng mật ong

chăm sóc trẻ em
Nên vệ sinh miệng, lưỡi trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ (Ảnh: blog bTaskee)

Các bà các mẹ thường có thói quen vệ sinh lưỡi, miệng của trẻ bằng mật ong vì cho rằng mật ong không ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Tuy nhiên, các mẹ lại không biết rằng trẻ chỉ mới vài tháng tuổi nên đường tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, lại còn rất yếu, chưa thể tiêu diệt bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong. Vi khuẩn này có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh, co giật, thậm chí tử vong nên hãy nói không với mật ong khi trẻ còn nhỏ nhé.

5. Cho trẻ uống nước

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không khát nước như nhiều người vẫn tưởng vì bé được bú sữa nên lượng nước trong sữa rất nhiều. Cho trẻ uống quá nhiều nhiều nước sẽ cản trở quá trình trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ dẫn tới tình trạng kém hấp thu sữa mẹ.

6. Chườm đá cho trẻ khi trẻ sốt

chăm sóc trẻ em
Không nên chườm đá cho trẻ khi trẻ sốt cao (Ảnh: blog bTaskee)

Khi trẻ nhỏ sốt cao tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi chứ không nên tự chườm đá cho trẻ ở nhà. Chườm đá không làm trẻ hết sốt, chỉ làm mát tại vị trí chườm, gây sốt cao hơn.

7. Rung lắc trẻ

Rung lắc trẻ khi bế, ru ngủ, dỗ dành là thói quen rất xấu của nhiều người khi chăm sóc trẻ em. Với trẻ nhỏ, não chưa ổn định, rung lắc như vậy sẽ khiến não trẻ tổn thương. Những tổn thương này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này như chậm phát triển trí não, động kinh, rối loạn hành vi…

8. Để trẻ ngủ suốt đêm

Một đêm bạn nên đánh thức trẻ dậy sau tầm 3,4 giờ để trẻ bú để trẻ không bị thiếu nước. Thói quen này nên được duy trì trong ít nhất 2 tuần đầu sau khi trẻ ra đời.

9. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

chăm sóc trẻ em
Từ 6 tháng trở lên là thời gian cho trẻ ăn dặm tốt nhất (Ảnh: blog bTaskee)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em, không nên cho trẻ em ăn dặm quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn từ 5 đến 6 tháng và tùy theo sự phát triển của trẻ. Cho trẻ ăn quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng sẽ khiến trẻ nôn, trớ, bị các bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa.

10. Nêm đồ ăn cho trẻ

Nhiều mẹ có thói quen nêm muối, đường vào bột khi cho trẻ ăn dặm vì trẻ còn khá nhỏ, rất khó tiêu hóa được các gia vị này. Sữa mẹ với các chất dinh dưỡng đã cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất cho trẻ nên không cần nêm nếm bộ khi cho trẻ ăn.

Các mẹ cần tránh xa những sai lầm này trong quá trình chăm sóc trẻ em để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt nhất. Bạn cũng nên cho trẻ bú sữa mẹ từ khi sinh cho đến khi trẻ 1 đến 2 tuổi để đảm bảo sự sự phát triển về mặt thể chất và trí thông minh cho trẻ.

Bài đọc thêm

Các bệnh mùa hè ở trẻ em

Những phương pháp giáo dục trẻ em từ 1 đến 5 tuổi phổ biến hiện nay

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie