anh-bia-kieng-ky-nam-moi

Phong tục kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới ở các quốc gia trên thế giới

Những ngày đầu năm Tết đến, bạn và gia đình thường phải kiêng kỵ nhiều điều để tránh vận xui năm mới. Nào là kỵ quét nhà, kỵ làm vỡ chén bát, kỵ cãi nhau, kỵ buồn rầu khóc lóc. Hằng hà sa số những điều cấm kỵ mà ông cha ta để lại, có kiêng có kỵ mới có nhiều may mắn, tài lộc cho năm mới. Không chỉ riêng ở nước ta mới có những phong tục kiêng cấm. Ở cả những quốc gia làng giếng và cả những người bạn phương xa cũng có nhiều quy tắc cấm kỵ vào những ngày đầu năm mới đấy! Thế những cấm kỵ đó là gì? Mục đích của những điều cấm ấy là gì? Hãy cùng bTaskee tìm hiểu những phong tục kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới ở các quốc gia trên thế giới. 

Trung Quốc

Đầu tiên, chúng ta hãy đến với người láng giềng phương Bắc, Trung Quốc. Tết âm lịch hay Tết Nguyên Đán ở nước ta, được bạn bè quốc tế hay gọi là “Chinese New Year” không phải tự nhiên. Tết được xem là có nguồn gốc từ quốc gia tỷ dân này, thế nên với những phong tục ngày Tết ở Trung Quốc khá giống với nước ta. 

kieng-ky-nam-moi-trung-quoc

Nếu nói đến các điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới của người Trung Quốc. Điều được nhắc đến thường xuyên và đầu tiên, đó chính là “Không được cắt tóc hay gội đầu vào ngày đầu năm”. Nói về cắt tóc thì ở Việt Nam ta cũng có phong tục tương tự, mọi người sẽ thường tranh thủ đi làm tóc trước Tết; vừa xinh đẹp, gọn gàng đón Tết, vừa tránh kiêng kỵ cắt tóc vào tháng Giêng. Điều đặc biệt là, người Trung Quốc sẽ không gội đầu vào những ngày đầu năm. 

Nghe thì có vẻ sẽ rất khó chịu với những người dễ tiết mồ hôi và có thói quen gội đầu hằng ngày. Thế nhưng, điều kiêng kỵ này đều có mục đích cả nhé. Lý giải điều này, người Trung Quốc cho rằng, những ngày đầu năm sẽ rước đến nhiều may mắn và tài lộc. Nếu như, gội đầu hay cắt tóc vào những ngày này, đồng nghĩa với việc sẽ vứt bỏ đi những may mắn và tài lộc đó. Thế nên, mọi người sẽ thường chỉ gọi đầu sau mùng 3, mùng 4 Tết. 

Hàn Quốc

Đi xa hơn một xíu, chúng ta sẽ ghé qua xứ sở Kimchi – Hàn Quốc; nơi mà Tết được gọi là lễ “Seollal”. Đây cũng chính là một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc, cùng với Tết Trung Thu. Tại đất nước với nhiều lễ nghi như Hàn Quốc, không chỉ đa dạng về phong tục lễ nghi mà cũng có nhiều điều cấm kỵ trong ngày lễ “Seollal”. 

kieng-ky-nam-moi-han-quoc

Điều cấm kỵ nổi bật nhất và được người Hàn tuân thủ nhiều nhất, đó chính là “Không ngủ trong khoảnh khắc giao thừa”. Vì theo một truyền thuyết của người Hàn; nếu ngủ vào đêm giao thừa thì sáng hôm sau lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc sẽ kém minh mẫn. Cho nên, ở quốc gia này, đêm giao thừa mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau; cùng thưởng thức các món ăn và các trò chơi truyền thống để không một ai ngủ suốt cả đêm. 

Nhật Bản

Đến với Nhật Bản, dù quốc gia này không ăn Tết theo âm lịch mà ăn Tết theo Tết Tây từ những năm của thế kỷ 19. Nhưng, Nhật Bản vẫn giữ được các lễ nghi và phong tục truyền thống đầu năm mới. Kèm theo những điều cấm kỵ mà tuyệt đối tất cả người Nhật đều tuân theo đó.

Đầu tiên chính là việc “Không được trang trí nhà cửa vào ngày 29/12”. Vì theo cách phát âm của tiếng Nhật, ngày 29 được phát âm giống với nghĩa “hai lần đau”. Thế nên, không gia đình nào lại lựa chọn ngày này để trang hoàng nhà cửa cho năm mới cả. 

banh-mochi-nam-moi

Bên cạnh đó, việc ăn chiếc bánh dày dùng để mời Thần linh (“Kagamimochi”) trước khoảnh khắc các vị Thần đi khỏi là bị cấm. Thời gian thưởng thức ăn Kagamimochi sau khi vị Thần đi khỏi gọi là “Kagamibiraki”. Tùy vào từng địa phương mà thời gian của Kagamibiraki là khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là ngày 11/1. Chỉ khi đến ngày này, người Nhật mới xem là các vị thần đã đi khỏi nhà mình. Lúc này, họ mới cho phép mọi người trong nhà ăn Kagamimochi. Nếu như, dám ăn bánh trước đó; sẽ bị xem là bất kính với Thần linh và năm mới sẽ gặp nhiều xui xẻo. 

Indonesia

Ở người bạn Đông Nam Á của chúng ta, Indonesia có đến ba ngày đón năm mới. Bởi đây là đất nước mang đa sắc tộc với nhiều tín ngưỡng và dân tộc khác nhau. Một là Tết của người Hồi giáo – Tahun Baru Hijiriah; Tết của người Hindu ở đảo Bali – Tahun Baru Saka hay Nyepi; và Tết của người Hoa – Tahun Baru Imlek. 

Indonesia

Chính vì như thế mà Indonesia có nhiều phong tục và điều cấm kỵ hơn trong năm mới. Nhưng điều mà hầu hết người Indonesia làm theo và tin tưởng nhất; chính là vào đêm giao thừa, tất cả các ngọn đèn trong nhà phải được bật sáng suốt đêm. Vì theo người Indonesia; nếu nhà tối tăm thì Thần tương lai sẽ không thể nhìn thấy gì và sẽ không ghé vào gia đình họ. Như thế, Thần tương lai sẽ không thể ban phước lành cho gia đình. Khiến họ sẽ không nhận được những điều tốt đẹp và may mắn trong năm mới. 

Đức

Còn với các nước phương Tây, dù đón năm mới theo dương lịch; nhưng cũng không kém phần với những phong tục chào năm mới đa dạng. Tại Đức, nơi mà mọi người ở đây thường sẽ rất tiết kiệm, họ sẽ chi tiêu rất kỹ càng và hạn chế tất cả sự lãng phí. Thế nhưng, bạn có biết; vào đêm giao thừa, có một quy định cấm kỵ mà bất cứ người Đức nào cũng phải thực hiện. Đó chính là việc “Không được ăn hết thức ăn trên bàn”. Bữa ăn trong đêm giao thừa sau khi kết thúc, bắt buộc mọi người phải chừa lại một ít thức ăn trên tất cả các món ăn. Và phải đến cho đến khi đã bước qua khoảnh khắc giao thừa, sang năm mới. 

duc-germany

Theo quan niệm của người Đức, khi chừa lại thức ăn trên dĩa; nhằm cầu mong sự no ấm đủ đầy cho năm mới. Thể hiện rằng, họ sẽ có của cải dư lại ở năm sau; chứ không hề tiêu xài hết. Điều này sẽ giúp mang lại cuộc sống ấm no và tài lộc cho năm mới.

Pháp

Tại Pháp, xứ sở của những sự lãng mạn, của tình yêu. Nếu như bạn đã từng nghe qua rằng; sau khoảnh khắc giao thừa ở quốc gia này, mọi người sẽ ôm hôn nhau, trao cho nhau những món quà ấm áp. Sau đó họ sẽ mở tiệc năm mới xuyên suốt đến ngày mùng 3 mới kết thúc. Thế bạn có biết tại sao họ lại ăn tiệc lâu đến như vậy?

phap-france

Bởi một quy tắc kiêng kỵ vào đầu năm để đón năm mới an lành. Đó chính là “Không được chừa lại bất kỳ giọt rượu nào trong nhà vào đầu năm mới”. Trong những ngày tiệc tùng đầu năm, họ sẽ phải uống cạn hết rượu có trong nhà nhằm cầu mong may mắn, vạn sự như ý. Nếu như còn lại bất kỳ giọt rượu nào thì năm mới sẽ gặp nhiều điểm rủi, xui xẻo. Vì thế, người Pháp sẽ thường say mèn vào những ngày đầu năm. Chỉ để cầu mong năm mới sẽ tràn ngập những điều tốt lành đến với họ. 

Áo

Ở Áo, mọi người sẽ thường tụ tập với bạn bè vào đêm giao thừa. Họ sẽ cùng nhau tham gia các lễ hội năm mới sau khi khoảnh khắc giao thừa bắt đầu. Tại đây họ sẽ mở đầu bằng điệu Waltz, một điệu nhảy truyền thống. Nhưng trước đó, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức món bánh “cá ngọt”; một loại bánh quy hình cá sẽ mang lại may mắn cho năm mới. 

kieng-ky-nam-moi-austria

Điều đặc biệt nằm ở cách ăn chiếc bánh quy này. Không phải ăn như bình thường, có thể cắn, ăn bất cứ phần nào trước cũng được. Mọi người sẽ phải ăn phần vây của cá trước, tuyệt đối không nên ăn sau các bộ phận khác. Vì người Áo cho rằng, các vận may đều đến từ những chú “cá ngọt” này. Và phần vây chính là bộ phận giúp cá di chuyển. Khi để lại vây, sẽ khiến các vận may sẽ “bơi” đi xa bạn trong năm mới. Vậy nên, để các vận may sẽ ở lại với họ, mọi người sẽ ăn phần vây trước, để “cá ngọt” sẽ không bơi đi đâu cả. 

Việt Nam

Thật là những điều kiêng kỵ dịp năm mới đầy thú vị của các quốc gia trên thế giới nhỉ? Nhưng hầu hết các kiêng kỵ đó đều có chung một mục đích khá giống với các kiêng kỵ ở nước ta. Chính là mong muốn tránh những xui xẻo và cầu mong may mắn ăn lành cho năm mới. 

hoa-tet

Vào những ngày đầu năm mới, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Các cụ hay nhắc nhau về những quan niệm kiêng kỵ không được làm vào ngày Tết. Những điều đã đi sâu vào cách sống vào những truyền thống của dân tộc.

  • Kiêng quét nhà, vứt rác
  • Không được làm đỗ vỡ
  • Không cãi nhau, đánh nhau
  • Tránh khóc hay nói chuyện buồn
  • Kỵ vay mượn hay cho vay mượn

Còn nhiều hơn nữa những điều cấm kỵ, cần tránh né trong dịp năm mới. Bạn đã nhớ hết những điều kiêng kỵ cần nhớ khi đón Tết cổ truyền chưa? Hãy xem lại những cấm kỵ này cùng bTaskee ở bài “Top 10 điều kiêng kỵ mà bạn không nên làm ngày Tết”. 

Cuối cùng, bTaskee xin kính chúc các đọc giả thân yêu “Một năm mới an khang thịnh vượng, may mắn đầy nhà, tiền tài nở rộ, hạnh phúc bền lâu”. Và đừng quên ghé thăm bTaskee để cùng nhau khám phá những điều thú vị và lợi ích cho cuộc sống thêm thảnh thơi và tuyệt vời nhé!

Xem thêm các bài viết khác

Những mẹo nhỏ cần lưu ý khi Tổng Vệ Sinh Nhà Bếp Cận Tết

Ý nghĩa của các màu sắc đặc trưng ngày Tết

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie