phong-benh-mua-mua-cho-be

Phòng bệnh cho bé yêu vào mùa mưa

Trải qua mùa nắng nóng kéo dài, thời tiết của nước ta đang dần chuyển sang mùa mưa. Những cơn mưa bất chợt và kéo dài khiến cho sức khỏe của con người chưa kịp thích nghi, độ ẩm và không khí thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho virut, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phát triển. Trẻ em sẽ là đối tượng dễ dàng tiếp cận nhất của virut, khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện dễ mắc những bệnh lý về đường hô hấp, bệnh ngoài da,… .Hãy cùng bTaskee tìm ra những bệnh thường gặp và cách phòng bệnh để bảo vệ bé yêu nhà mình nhé!

Những bệnh bé dễ mắc trong mùa mưa:

1. Bệnh sốt xuất huyết:

Vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7,8,9,10 bệnh sốt xuất huyết sẽ hoành hành. Do nó là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra, gây thành dịch và lây lan sang người khác qua vết đốt. Diễn tiến nặng bất ngờ, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.  Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ em dưới 12 tuổi. Hiện tại, do chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh nên việc phòng bệnh có ý nghĩa hết sức to lớn.

Triệu chứng của bệnh: Khi thấy bé có dấu hiệu sốt kéo dài kèm theo các nốt đỏ ở lỗ chân lông thì mẹ nên đưa bé vào viện ngay để kiểm tra nhé!

Biện pháp phòng bệnh: Hãy cho trẻ ngủ trong mùng cả ban đêm lẫn ban ngày, tránh cho trẻ ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng (vì đây là nơi thuận lợi cho sự sinh sản của muỗi). Thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Ngoài ra, cha mẹ hết sức chú ý đến việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, bôi thuốc chống muỗi,…

2. Bệnh chân tay miệng:

Bệnh chân tay miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Virut gây bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tặng mạnh vào tháng 5 và tháng 9 hàng năm. Bệnh thường bùng phát tại nhà trẻ, trường học hay nơi sinh hoạt tập thể.  Hiện tại, bệnh chân tay miệng chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Triệu chứng của bệnh: Sốt cao, ho kéo dài, chán ăn, đau bụng, sau 1-2 ngày bắt đầu có những nốt đỏ quanh miệng, gây lở loét khó chịu. Sau đó, các nốt trên da sẽ hình thành và chuyển thành mụn nước. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan rất nhanh sang các vùng da khác gây nguy hiểm cho bé.

Biện pháp phòng bệnh: Thực hiện ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng Lifebuoy dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho bé thường xuyên, khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.

3. Bệnh viêm đường hô hấp:

Vào mùa mưa thời tiết ẩm thấp, mưa gió khiến mọi người rất dễ nhiễm lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số virut là nguyên nhân chủ yếu gây ra là Influenza, Parainfluenza, Adeno, Rhino, Entero, Corona…; do các vi khuẩn: phế cầu, liên cầu trùng nhóm A…

Triệu chứng của bệnh: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho và đờm. Nguyên nhân là do màng nhầy ở vị trí đó bị tấn công và gây ra viêm nhiễm. Ngoài ra, các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau khi nuốt và thở khò khè cũng cần phải đáng chú ý.

Biện pháp chữa trị: Dùng thuốc thông mũi dành riêng cho trẻ và thuốc giảm sốt, đau nhức (khi được bác sĩ kê đơn).

Biện pháp ngăn ngừa: biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp thường là rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, giúp làm giảm sự tiếp xúc của vi khuẩn đến các đối tượng khác. Cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, khuyến khích trẻ lớn năng tập thể dục. Giữ nhà ở luôn khô ráo và thoáng mát.

4. Bệnh về đường tiêu hóa:

Mùa mưa này, môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Cơ thể bé chưa phát triển đầy đủ, hệ tiêu hóa còn non yếu nên mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, giúp bé cân bằng được giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Ngoài ra, các mẹ cần chú ý giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé. Khi bé có một trong những dấu hiệu nêu trên đưa ngay đến bệnh viện, trạm ý tế gần nhất để điều trị kịp thời. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng, luôn cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, vitamin và chất béo để bé có một cơ thể khỏe mạnh và một sức để kháng tốt tránh được bệnh tật. bTaskee chúc các mẹ thành công trong công cuộc bảo vệ con khỏi những mầm bệnh ngày mưa.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie