Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi thông tin dù tốt hay xấu, đúng hay sai đều có thể lan truyền đi một cách nhanh chóng. Đặc biệt trong mùa dịch Corona, tin tức liên quan đến nó luôn được quan tâm. Nhưng nếu bạn chỉ đọc mà không chắc lọc thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo vệ cho bản thân, gia đình đấy. Hãy đọc bài viết mà bTaskee muốn chia sẻ dưới đây để tránh những lầm tưởng về phòng tránh Corona nhé.
Xem thêm
Ăn tỏi không giúp tránh khỏi virus Corona
Ăn tỏi hằng ngày giúp cung cấp cho cơ thể lượng allicin. Giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm và 70% thời gian bị cảm. Giúp cho sức khỏe của bạn mau hồi phục hơn. Có lẽ vì thế mà nhiều người hiểu nhầm tỏi giúp ta tránh lây nhiễm trong mùa dịch Corona. Nhưng sự thật nó không có tác dụng “thần thánh” như thế đâu. Tốt nhất bạn nên ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thịt không rõ nguồn gốc nhé.
Nước súc miệng không bảo vệ bạn trước virus Covid-19
Điều này hoàn toàn đúng. Ngay cả những loại nước súc miệng là thuốc trị liệu. Chúng có chứa florid, cetylpyridinium chloride, cholorhexidine (sát trùng) hay tinh dầu và đã được kiểm chứng. Nhưng chỉ có thể diệt vài vi khuẩn nhất định, giảm mảng bám và hạn chế sâu răng. Chưa kể đến việc những loại nước súc miệng chứa nồng độ cồn cao khiến răng bạn dễ bị xỉn màu. Và điều quan trọng, nó không có khả năng diệt virus Corona như nhiều người đã nghĩ.
Máy sấy khô tay không thể giết chết virus viêm phổi
Virus Covid-19 không thể tồn tại, sinh trưởng trong thời gian dài ở mức nhiệt cao (trên 28 độ). Thông tin này khiến bạn nhầm lẫn máy sấy khô tay cũng sẽ bảo vệ bạn trong mùa dịch Corona. Đó chỉ là bạn nghĩ thôi. Thực chất, bạn cần phải rửa tay bằng dung dịch có cồn hoặc xà phòng sát khuẩn. Sau đó làm khô tay bằng giấy hoặc máy sấy khô tay.
Xịt cồn vào người, khẩu trang để phòng Corona
Bạn được khuyên nên dùng nước rửa tay có chứa cồn để hạn chế nhiễm bệnh. Bạn nghĩ mình có thể dùng nó xịt vào người, vào khẩu trang? Đừng dại dột làm như thế nhé. Dù cồn có khả năng diệt khuẩn nhưng chúng ta chỉ nên dùng nó đúng cách và đừng quá lạm dụng.
Xịt cồn vào khẩu trang sẽ khiến cho cấu trúc sợi của nó bị giãn ra, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Ngoài ra, nếu vừa xịt và đeo ngay, bạn sẽ cảm thấy khó thở. Những ai có làn da nhạy cảm cũng rất dễ bị dị ứng, mẩn đỏ. Hãy tham khảo bài viết Thế nào là đeo khẩu trang đúng cách? Để có thể bảo vệ bản thân tốt hơn nhé.
Dung dịch muối xịt mũi không giúp bạn tránh đại dịch
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được đưa ra khẳng định dung dịch muối có thể giúp tránh virus Corona. Hầu hết các loại dung dịch dùng cho mũi chỉ có tác dụng làm cho mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Nhưng nếu dùng quá nhiều dễ gây ra các tác dụng phụ. Chẳng hạn như, rát mũi, buồn nôn, mất khả năng khứu giác, viêm teo mũi,…. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng nó nhé.
Dung dịch dầu mè (dầu vừng) không ngăn virus Covid-19 xâm nhập
Những chất khử trùng vi khuẩn có gốc chủ yếu từ dung môi, ethanol 75%, chất tẩy trắng/clo, axit peracetic,… Đặc biệt, không có dung dịch dầu mè. Nên sẽ không có tác dụng gì trong việc phòng dịch nếu bạn dùng nó bôi lên da hoặc dưới mũi.
Không thể dùng đèn UV để diệt virus Corona
Tia UV thường được dùng để diệt khuẩn trong nước và trong không khí. Nhiều người đã lợi dụng điều này, chiếu trực tiếp đèn UV lên da. Điều đó không giúp bạn tiêu diệt virus mà chỉ phá hủy các tế bào DNA, làm da mau chóng lão hóa, gây tổn thương và dẫn đến ung thư da. Đừng lầm tưởng về cách phòng tránh trong mùa dịch Corona bạn nhé.
Thuốc kháng sinh không trị bệnh do virus viêm phổi cấp gây ra
Đây là lỗi vô cùng nghiêm trọng dẫn đến chết người nếu ta cứ chủ quan đấy. Kháng sinh chỉ có tác dụng trong điều trị viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, nhiễm trùng,… .Các bệnh mà virus cảm cúm bình thường gây ra. Trong thời điểm này, nếu có những biểu hiện hiện cảm sốt, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi.
Ở trên là những lầm tưởng chết người về cách phòng tránh Corona mà nhiều đọc giả chưa nhận ra trong mùa dịch Corona. Nếu thấy bài viết hữu ích. Các bạn hãy chia sẻ nó để bạn bè và người thân có cách nhìn nhận đúng hơn về dịch bệnh này nhé.