Đầu năm đi lễ chùa cầu phước lành cho bản thân và gia đình là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa đến nay. Thế nhưng, bạn có biết lễ chùa đầu năm nên khởi hành vào ngày nào? Sắm lễ gì và Bái khấn như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích về văn hóa truyền thống này nhé!
Tại sao người Việt thường đầu năm đi lễ chùa?
Chùa chiền, đền phủ đối với người Việt Nam từ xưa đến nay là một nơi tâm linh, một nơi để con người gửi gắm niềm tin về mặt tâm linh, tín ngưỡng. Và theo đó, đi chùa vào mỗi dịp rằm lớn hay dịp đầu năm cũng đã trở thành truyền thống.
Theo Tiến sĩ của Viện nghiên cứu Hán Nôm – Trần Trọng Dương, đầu năm đi lễ chùa là hình thức để hướng tâm mỗi người đến gần hơn với cái thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật. Và theo vị Tiến sĩ này, trong mỗi người đều có cái tâm thiện hay có thể gọi là Phật tính tầm ẩn. Chính việc đi chùa, đi tiếp xúc gần hơn với Phật pháp, tâm linh sẽ giúp tấm lòng tốt, sự từ bi của con người được phát khởi.
Bên cạnh đó, năm mới là đánh dấu cho một sự khởi đầu mới, một hành trình mới. Vậy nên, mỗi dịp đầu năm, người người, nhà nhà sẽ cùng nhau đi chùa để một phần là cầu chúc sự may mắn, cầu phước đức, sức khỏe cho gia đình, một phần là mong muốn bản thân đến gần hơn với cái thiện, để tâm được thanh tịnh để năm mới có thể bình tĩnh, tính tình hiền dịu, từ bi hơn để có thể nhận về nhiều sự may mắn, an lành, suôn sẻ và thành công. Đi chùa đầu năm còn được ông bà xưa gọi là “thí sự”. Chính vì những lý do này mà đi chùa đầu năm được xem là một trong những việc cần làm để cả năm có được may mắn.
Nên đi lễ đền hay lễ chùa trước, nên đi chùa vào giờ nào?
Đa số mọi người đều thắc mắc vấn đề này. Tuy nhiên, đền hay chùa đều được, quan trọng là tấm lòng bạn chuẩn bị khi đến viếng nơi này.
Giờ nào cũng có thể đến chùa, đến đền thờ được. Tuy nhiên, nếu bạn có quan hệ vợ chồng thì 6 tiếng sau mới nên đi đền, chùa để giữ thiêng liêng cho nơi đây.
Nên đi chùa đầu năm vào ngày nào?
Người Việt chúng ta thường sẽ đi chùa thường xuyên nhất vào dịp giao thừa vừa xong hoặc ngay vào mùng 1 Tết. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình cũng đi lễ chùa vào các ngày khác như mùng 2, mùng 3 hay mùng 4.
Nếu thật tâm đi chùa cầu phúc và phước lành cho năm mới thì đi mùng nào vào dịp đầu năm cũng đều được bạn nhé. Tuy nhiên, mỗi ngày lại có một ý nghĩa khác nhau mà nếu bạn là người đi chùa cầu may mắn trong làm ăn hay bạn là người chú trọng ngày giờ thì những ý nghĩa về các ngày đi chùa trong năm được đề cập dưới đây bạn cần chú ý nhé.
Mùng 1 Tết
Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới, là điểm mốc đánh dấu một hành trình mới. Chính vì thế, người Việt luôn cho rằng ngày mùng 1 nếu được may mắn, hạnh phúc, thảnh thơi và nhận được nhiều phước lành thì cả năm cũng sẽ nhận được hạnh phúc, phước lành y như vậy.
Thế nên, ngay sau khoảnh khắc giao thừa cùng là những thời khắc đầu tiên của ngày mùng 1, các gia đình Việt thường sẽ cùng nhau đi viếng thăm những ngôi chùa gần nhà. Họ đi chùa ngày mùng 1 với mong muốn cầu mong cho cuộc sống trong năm mới này được an lạc và nhiều may mắn, hy vọng năm mới là một năm với nhiều may mắn và niềm vui. Thế nên ngày mùng 1 là câu trả lời lý tưởng khi có ai hỏi đi chùa đầu năm ngày nào đấy.
Mùng 2, 3 Tết
Theo quan niệm của người Việt, mùng 2 và mùng 3 Tết là ngày lễ đón Hỷ thần hay còn gọi là lễ đón may mắn và hạnh phúc đúng như tên gọi “Hỷ” là niềm vui, niềm hạnh phúc. Ngoài ra, người dân còn quan niệm “Hỷ” là dấu hiệu của tài lộc.
Thế nên, khi đi chùa vào ngày mùng 2, mùng 3, người dân Việt Nam ngoài việc mong muốn nhận về cuộc sống an lành, hạnh phúc thì còn mong muốn cả năm sẽ có thể nhận về thật nhiều tài lộc, tiền bạc để có một cuộc sống thật như ý.
Mùng 4 Tết
Người Việt Nam cho rằng một năm có 3 ngày Tết là mùng 1, 2 và mùng 3. Thế nhưng, mùng 4 là ngày chào đón các vị thần hạ giới để cai quản năm mới nên mọi người cũng vẫn rất thường đi chùa vào ngày này với niềm tin rằng thần linh sẽ nghe thấy hết nguyện vọng của họ và mọi điều mong ước sẽ thành hiện thực. Có thể hiểu đơn giản hơn là ngày mùng 4 Tết là ngày cầu gì được nấy, nhất là cầu về tình duyên.
Mùng 6 Tết
Mùng 6 Tết là ngày bình an theo quan niệm của dân gian. Chính vì thế, ngày này được chọn là ngày để bắt đầu các chuyến đi xa đầu tiên trong năm như đi du lịch gia đình hay đi cầu phước ở các kiểng chùa. Thế nên, nếu đi chùa đầu năm vào ngày này thì thường các Phật tử sẽ xuất phát theo đoàn và đi liên tiếp nhiều kiểng chùa để cầu xin cho gia đình được bình an và có sức khỏe tốt cả năm.
Đi chùa lễ chùa cầu gì?
Hầu hết mọi người đi chùa đều cầu tình duyên, tiền tài, sức khỏe,… Nhưng chùa, đền là chốn thiêng liêng, không thể cứ cầu như bình thường được.
Cửa Phật có lòng từ bi giúp con người ta sám hối, cầu xin thời cơ sửa chữa và làm việc tiện chứ không hề có vật chất, tiền nong khiến cho ai.
Chính do đó, tốt nhất mọi người nếu đi lễ chùa sau thời điểm khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện (lời lẽ thực tế đúng mực & thành tâm) thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an mạnh khỏe, tâm hồn luôn sáng & thiện lành, con cái lanh lợi học giỏi, gia đình hưng vượng an nhàn, công việc hanh thông & thiện duyên…tùy vào sở nguyện của từng thí chủ tuy nhiên đừng cầu quá tham mà không được.
Đầu năm đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì?
Tuy cũng là đi chùa nhưng đi chùa đầu năm lại rất khác với đi chùa cầu bình an hằng ngày. Vậy nên, những thứ cần chuẩn bị khi đi chùa đầu năm bạn cũng nên tìm hiểu và chuẩn bị trước nhé.
Trang phục
Điều đầu tiên mà mọi người cần phải đảm bảo thực hiện đúng là những quy định về quần áo. Bởi vì ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại hơn, con người trở nên phóng khoáng hơn thì những hình ảnh phản cảm về trang phục khi đi chùa lại càng nhiều. Thế nên, vấn đề về trang phục đi chùa lại càng được chú trọng.
Khi đi chùa đầu năm, mọi người nên chọn cho mình trang phục phổ biến nhất là áo dài với gam màu nhã nhặn. Ngoài ra, nếu không có áo dài thì bạn có thể mặc những bộ quần áo chàm của chùa hoặc những bộ áo dài tay, quần dài để đi lễ chùa cũng đều được. Miễn sao quần áo bận mặc lịch sự, có tính trang trọng, không mặc quần ngắn, áo sát nách hay đầm váy ngắn, áo quá mỏng là được.
Lễ vật cúng chùa
Quần áo thể hiện được sự kính trọng của bạn đối với việc đi chùa và các bậc thần linh còn về lễ cúng thì thể hiện phần nào sự thành tâm của bạn. Tuy nhiên, không phải cứ chọn mua thật nhiều lễ vật, lễ vật càng đắt tiền thì những mong ước của bạn sẽ được chứng giám đâu nhé. Vậy câu trả lời cho câu hỏi đi chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì là thế nào nhỉ?
Lễ vật để đi chùa đầu năm thực chất khá đơn giản. Đó chỉ là những đồ vật dễ tìm, dễ chuẩn bị.
Những lễ vật cúng chùa thường gồm có:
- Nhang (hương đốt).
- Hoa quả.
- Bánh oản (loại bánh gần giống với bánh nếp hay bánh đậu xanh). Nếu không có bánh này thì bạn có thể chuẩn bị những loại bánh khác thay thế. Bánh thay thế là loại nào cũng được, miễn là bánh chay là được bạn nhé.
- Xôi, chè.
- Hoa tươi (hoa để cúng Phật thường là những loại hoa thuần khiết như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu hơn,…).
Chùa là nơi linh thiêng, nơi cứu độ cho chúng sinh nên bạn tuyệt đối không được mang đến đồ cúng là các món ăn mặn nhé. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ. Ngoài ra, khi đi chùa đầu năm hay bất kể ngày nào trong năm đi nữa thì bạn cũng không nên vàng mã hay tiền âm phủ nhé. Những lễ vật cúng như vàng mã hay tiền âm phủ thường sẽ phù hợp hơn nếu bạn đi cúng lễ ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.
Những vật dụng mang theo khi đi chùa đầu năm này rất dễ để tìm mua. Thế nhưng nếu Tết bạn mãi bận tiếp khách hay muốn dành hết thời gian để vui chơi cùng gia đình, con cái thì dịch vụ Đi chợ của bTaskee có thể giúp bạn. Chỉ cần 60s giây đặt lịch thì sẽ có người thay bạn đi mua hết những món đồ cần có. Tết là để thảnh thơi, nghỉ ngơi và thư giãn nên trước khi đi chùa cầu sự an lành thì tự thưởng cho mình sự thảnh thơi bạn nhé.
Đi chùa nào cầu tài lộc? Cầu sức khỏe? Cầu tình duyên?
Chùa Ngọc Hoàng, thành phố Hồ Chí Minh
Ngôi chùa tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Được biết đến bởi điện Thần Tài ở Chùa Ngọc Hoàng vì cầu tài lộc, cầu cho buôn may bán đắt rất linh. Nhiều người đi từ tỉnh xa cũng không quản ngại đến đây cầu may.
Ngoài ra, chùa Ngọc Hoàng cũng là địa chỉ cầu con hay cầu tình duyên nổi tiếng nhất Hồ Chí Minh. Để cầu con, những cặp vợ chồng hiếm muộn thường thành tâm cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Còn muốn cầu tình duyên thì chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.
Chùa Phúc Khánh – Hà Nội
Nếu là dân Hà Nội, ắt hẳn biết đến ngôi chùa Phúc Khánh tọa lạc ở chân cầu vượt Ngã Tư Sở là nơi cầu tài lộc cực kỳ linh thiêng. Người dân đến đây cầu tình, cầu may, cầu tài,… nhiều vô kể.
Mỗi năm, hàng trăm nghìn tăng ni Phật tử trên cả nước đổ về chùa Phúc Khánh để lễ Phật cầu bình an, dâng sao giải hạn… Đây cũng là dịp tấp nập nhất trong năm của chùa.
Bài khấn đi chùa đầu năm
Đi chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì thật sự là câu hỏi không khó tìm kiếm câu trả lời, đôi khi bạn có thể đón được. Thế nhưng, nếu câu hỏi bài khấn đi chùa đầu năm chuẩn xác là như thế nào thì khó lòng mà đoán được.
Khi đi chùa đầu năm và muốn cầu, khấn điều gì đó thì bên cạnh sự thành tâm bạn cần phải biết được bài khấn để đọc cho đúng đấy. Nếu điều này làm khó bạn thì đừng lo, bTaskee gợi ý ngay cho bạn bài khấn đi chùa đầu năm ngay dưới đây nhé!
Trong chùa có rất nhiều vị thần linh, mỗi vị thần có một bài khấn khác nhau. Tuy nhiên, điển hình nhất là bài khấn ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tam Bảo).
Bài khấn Tam Bảo như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là……………………………………………………………………………………………….
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Thứ tự hành lễ, cách sắm lễ khi tới chùa
Đi lễ đầu năm để cầu mong may mắn và hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sai sót trong khi đi lễ. Thứ tự hành lễ và lễ vật là hai yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.
Các bước hành lễ đúng:
- Bước 1: Khi đến chùa, bạn đặt lễ vật xuống rồi thắp vài nén hương tại bàn thờ Đức Ông
- Bước 2: Sau đó, bạn đặt lễ lên hương án của chính điện, tiếp tục thắp hương và thỉnh 3 hồi chuông. Cứ như vậy với Chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
- Bước 3: Tiếp đến bạn sẽ thắp hương, khấn vái thành tâm với các bàn thờ khác. Khi thắp hương tốt nhất bạn nên hoàn thành đủ 3 hoặc 5 lễ. Nếu tại chùa có đền thờ mẫu và tứ phủ bạn hãy đến đó đặt mâm lễ và khấn.
- Bước 4: Sau đó bạn dâng hương, khấn lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thời Hậu
- Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy thăm hỏi các sư chùa tại phòng tiếp khách
Sắm lễ hợp lý:
Lễ vật đầu năm chỉ nên sắm lễ chay, trong đó bao gồm: Bánh kẹo, hoa quả tươi, chè, … tuyệt đối không sắm lễ mặn.
Lưu ý gì khi đi chùa đầu năm
Vì chùa là nơi thiêng liêng nên chắc chắn không thể thiếu được những quy định và điều cấm kỵ mà người đi viếng chùa phải tuân theo. Trong vô số điều thì 3 điều dưới đây bạn cần chú tâm và nhất định phải biết để đi chùa đầu năm thực sự mang lại nhiều bình an, phước đức cũng như may mắn cho bạn nhé!
Đi tam quan đúng thứ tự
Tam quan ở đây chính là nói đến cửa của chính điện. Chùa thường sẽ có 3 cửa lớn nhỏ này gần kề nhau với cửa 2 bên nhỏ hơn, cửa chính giữa là cửa to nhất. Và khi bạn gặp cửa tam quan này thì chỉ nên chọn cửa ngoài cùng bên phải hay có tên là cửa Giả Quan để bước qua. Khi đã hành lễ xong thì bước ra từ cửa bên trái – cửa tên là Không Quan.
Còn về cửa chính giữa có tên là Trung Quan. Theo quan niệm của người xưa, cửa chính này là cửa dành cho các vị cao tăng, những vị quan đỗ bảng Vàng và đặc biệt là đấng Thiên tử. Chính vì thế nên bạn không nên bước qua cửa này.
Vị trí đứng và thứ tự hành lễ
Khi hành lễ bạn phải tuân thủ theo thứ tự từ trái sang phải. Thực ra có sự theo thứ tự này là do nó tượng trưng cho đạo lý có từ lâu đời “Thuận theo tự nhiên” – tức hành lễ theo chiều kim đồng hồ.
Tuy nhiên, một số ngôi chùa hiện nay sẽ thờ tụng rất nhiều vị thần khác ngoài Phật. Vậy nên, nếu có quá nhiều vị thần linh trong chùa thì bạn nên ưu tiên hành lễ với tượng Phật Tổ và tượng Tam Bảo trước nhé.
Và đặc biệt hành lễ khi đi chùa đầu năm, bạn nên lưu ý không đứng ngay chính diện các tượng Phật mà đứng lệch sang một bên. Hành động này sẽ thể hiện sự tôn kính của bạn đối với các vị thần linh.
Lấy lộc đúng cách
Người ta thường nói đi chùa đầu năm là để hái lộc. Điều này không sai nhưng hái lộc cũng phải chú ý một số điều để hái lộc cho đúng cách bạn nhé. Hầu hết các vật được cúng ở chùa đều có sự che chở bảo hộ của thần linh nên cúng đều mang đến lộc cho bạn.
Thế nhưng bạn chỉ nên hái lộc bằng cách lấy một ít bánh kẹo, hoa quả, xôi chè, bật lửa,… Còn những cành cây ở chùa thì bạn không nên lấy về để nhận lộc về nhà đâu nhé.
Đi chùa đầu năm sẽ giúp mang đến nhiều phước lành, mang đến sự bình an và may mắn cho gia đình bạn trong năm mới. Đi chùa cũng sẽ giúp gia đình có thêm một điểm tựa tinh thần vững chắc để có thể tự tin và thành công hơn trong những công việc sắp tới. Vậy nên, để chuyến đi chùa đầu năm của gia đình mình thật vui vẻ và suôn sẻ thì đừng quên ghi chú danh sách “Đi chùa cần chuẩn bị những gì” cũng như bài khấn đi chùa đầu năm bạn nhé!