Viêm tai giữa là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân của viêm tai giữa có mặt ở nhiều độ tuổi. Nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ dưới 15 tuổi. Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?
Nhiều thống kê cho thấy, có đến khoảng 17 – 18% trẻ lên 3 tuổi, 9% trẻ từ 3-5 tuổi bị viêm tai giữa. Theo thống kê từ Tổ chức Y Tế thế giới, hàng năm có đến 350 triệu ca mắc viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là các trẻ dưới 2 tuổi. Ở trẻ nhỏ, những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa có thể là:
- Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Vì thế trẻ không đủ sức chống lại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.
- Cấu trúc tai của trẻ chưa được hoàn chỉnh. Thông qua ống thính giác, tai trong của trẻ kết nối với mặt sau của cổ họng. Tuy nhiên, ống thính giác của trẻ em ngắn hơn so với người lớn. Vì thế, những chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài còn tồn đọng trong ống thính giác sẽ bị kẹt lại bên trong tai. Điều này dẫn đến nhiễm trùng tai và gây ra viêm tai giữa.
- Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng: viêm amidan, viêm xoang, viêm họng,… cũng có thể dẫn đến các dấu hiệu bé bị viêm tai giữa.
- Các nguyên nhân khác: thời tiết thay đổi đột ngột, khí thải, bụi bẩn, chế độ ăn uống thay đổi,…
- Nguyên nhân đặc biệt: trẻ bị chứng khe hở vòm, hội chứng Down.
Dấu hiệu và triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Viêm màng não, áp xe não, nghe kém dẫn đến rối loạn ngôn ngữ,… là những hậu quả có thể mắc phải từ biến chứng của viêm tai giữa ở trẻ em. Vì thế, khi thấy con mình có các biểu hiện của bệnh; phụ huynh cần đưa con đi khám để bé được chữa trị kịp thời. Sau đây là một số dấu hiệu bé bị viêm tai giữa:
- Trẻ bị sốt cao (39 – 40 độ), quấy khóc, ăn kém, nôn trớ, nặng hơn là co giật.
- Trẻ nhỏ thường lắc đầu liên tục và cho tay vào trong tai, trẻ lớn hơn sẽ kêu đau tai.
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần (thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt cao)
- Khó dỗ trẻ vào giấc ngủ, bé thường tỏ ra bứt rứt, khó chịu khi được đặt nằm.
- Trẻ không giữ thăng bằng phần đầu, hay nghiêng đầu sang một bên.
Chăm sóc trẻ em bị viêm tai giữa
Việc chăm sóc trẻ em bị viêm tai giữa cần chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh và chú ý dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi nhận thấy những dấu hiệu bé bị viêm tai giữa, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám. Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:
Vệ sinh tai cho trẻ
Viêm tai giữa đôi khi sẽ khiến trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc. Vì thế, phụ huynh cần vệ sinh tai cho trẻ để trẻ bớt khó chịu. Tuy nhiên, đây là việc không đơn giản. Đôi khi, vì đau, khó chịu nên trẻ sẽ không ngồi yên một chỗ, làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh tai.
Chưa kể đến, một số phụ huynh hay vệ sinh tai sai cách cho con như dùng dụng cụ ráy tai không hợp vệ sinh; cố gắng ráy sâu vào tai của trẻ,… Điều này làm bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì các tác nhân gây bệnh “vô tình” được đưa vào tai trong lúc ráy tai cho trẻ.
Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé: Để vệ sinh tai theo cách chăm sóc viêm tai giữa ở trẻ, ba mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn mềm sạch lau xung quanh vành tai. Sau đó, xoắn nhẹ góc khăn và lau phần ống tai ngoài. Tuyệt đối không nên cố lau sâu vào trong tai trẻ để tránh tai bé bị nhiễm trùng thêm.
Mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà: Khi chăm sóc bé, bạn hãy dùng dung dịch Natri Clorid (nước muối sinh lý) để vệ sinh tai. Đầu tiên, hãy nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý vào bên tai bị viêm. Sau đó, để trẻ nằm nghiêng về phía tai đó dung dịch chảy lại ra ngoài. Cẩn thận dùng tăm bông thấm hút lau sạch nhẹ nhàng phần nước chảy ra.
Vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Tai, mũi và họng là một hệ thống liên kết với nhau. Vì thế, phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ mũi và họng của trẻ. Tránh tình trạng vi khuẩn gây bệnh ở họng và mũi ảnh hưởng đến tai trong lúc bé bị bệnh.
Phụ huynh có thể áp dụng mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng cách cho trẻ súc miệng, rơ lưỡi bằng dung dịch Natri Clorid. Khi vệ sinh vùng mũi, bạn nên sử dụng dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng và thực hiện thật kỹ. Việc vệ sinh vùng mũi không kỹ càng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Vệ sinh xong, phụ huynh tiến hành vệ sinh dụng cụ thật kỹ càng cho những lần sử dụng sau.
Ngoài ra, bạn cũng không nên bịt hai mũi của trẻ để giúp bé xì mũi. Bịt 2 tai sẽ đẩy dịch mũi và tác nhân gây bệnh vào tai gây nên tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà: Hãy bịt một bên mũi để cho trẻ có thể xì mũi bên còn lại. Hoặc đơn giản hơn là nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm loãng dung dịch nhầy trong mũi. Từ đó trẻ sẽ xì mũi dễ dàng hơn.
Chế độ ăn uống của trẻ
Đây là yếu tố quan trọng trong điều trị, chăm sóc viêm tai giữa ở trẻ. Một trong những biểu hiện của bệnh đã đề cập ở trên là trẻ bị ăn kém, nôn trớ. Vì thế, mẹo chữa viêm tai giữa cho bé không thể không nhắc đến một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Tùy vào mỗi gia đình, thói quen ăn uống và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Gia đình khi chăm sóc trẻ cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là tốt nhất. Thông thường, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn, cho bé uống các loại nước ép hoa quả. Với trẻ còn quá bé và đang bú sữa mẹ, bạn có thể tăng số lần bú của trẻ.
Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cơ thể trẻ nhỏ rất non nớt. Vì thế, với trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho con. Cá biệt những trường hợp phụ huynh đưa con đi khám và nhận thuốc có kê đơn từ bác sĩ. Sau khi thuốc hết thì dùng đơn thuốc tiếp tục đi mua cho trẻ uống mà không tái khám. Họ cho rằng đây là mẹo chữa viêm tai giữa cho bé để không phải tốn thời gian hoặc công sức đi khám bệnh.
Thế nhưng, đây là việc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bởi tùy vào diễn biến của bệnh, bác sĩ sẽ là người hiểu được trẻ cần được điều trị thế nào.
Vì thế, bạn hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Theo dõi bệnh tình và dùng thuốc đúng theo chỉ định để đảm bảo bé được điều trị đúng cách. Việc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cần được bố mẹ thực hiện thật kỹ càng. Tránh không cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào tai của trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?
Trong quá trình điều trị bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng sốt. Khi đó, bạn cần thực hiện một số mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà như chườm ấm. Cho trẻ mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi. Giữ không gian xung quanh thoáng khí,… Tuy nhiên, khác với các dấu hiệu bé bị viêm tai giữa, những tình huống sau, bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:
- Khi trẻ đã qua hơn 2 ngày điều trị nhưng vẫn không có dấu hiệu giảm bệnh
- Trẻ bị đau tai liên tục, tần suất và mức độ tăng dần.
- Dùng thuốc hạ sốt nhưng trẻ vẫn không hết sốt.
- Trẻ lười ăn, bỏ bú và quấy khóc trong thời gian dài.
- Trẻ liên tục nôn và bị tiêu chảy.
Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh không mấy nguy hiểm nếu chúng ta điều trị kịp thời. Tuy nhiên, quan trọng nhất, phụ huynh vẫn nên phòng bệnh cho con bằng cách không để con tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số cách hạn chế nguy cơ viêm tai giữa mà phụ huynh có thể thực hiện tại nhà cho trẻ:
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ có vai trò miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Vì thế, nếu có thể, hãy nuôi trẻ bằng sữa mẹ khi trẻ vừa chào đời để giúp bé khỏe mạnh hơn.
- Chú ý tư thế ăn của trẻ: Phụ huynh cần tránh cho bé bú ở tư thế cao (với trẻ còn bú sữa mẹ). Cho trẻ ăn trong khi nằm; tránh sữa và thức ăn bị đổ vào tai của trẻ gây nên viêm tai.
- Vệ sinh mũi đúng cách: Giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tai, mũi, họng gây bệnh.
- Đảm bảo không gian sống vệ sinh (ít khói bụi, không ô nhiễm,…). Thường xuyên vệ sinh đồ đạc trong nhà, nhất là các đồ vật thường xuyên tiếp xúc với trẻ.
- Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan… và tránh các tác nhân khiến trẻ bị dị ứng.
Trên đây là một vài dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và một số mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trong việc chăm sóc trẻ. Nuôi dạy trẻ những năm đầu đời, phụ huynh cần chú ý phòng những căn bệnh nguy hiểm cho bé. Hãy tạo dựng một môi trường sống thật lành lạnh; đưa trẻ đi tiêm ngừa theo khuyến cáo; chú ý chế độ dinh dưỡng,… để cho bé được phát triển một cách tốt nhất bạn nhé.