trẻ em đau nhiệt miệng

10 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Nhanh Chóng Hiệu Quả

Nhiệt miệng từ lâu đã là nỗi ám ảnh của từng người. Bởi nó gây đau nhức, cản trở việc ăn uống, đem đến nhiều phiền toái khi sinh hoạt. Nếu để yên cho chúng tự hết thì mất tận hơn 1 tuần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả. Học hỏi ngay 9 bí kíp chữa nhiệt miệng cực hiệu quả của bTaskee.

Nhiệt miệng là gì ?

Nhiệt  miệng là căn bệnh phổ biến hay xảy ra với mọi đối tượng. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng khiến cho người mắc phải vô cùng đau đớn. Bên cạnh đó, nhiệt miệng còn gây cản trở quá trình sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Do đó, nhiệt miệng trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với những ai đang mắc  phải.

Theo Y học, triệu chứng của nhiệt miệng là ngứa rát, có thể gây nóng ran tại vùng sắp bị. Một vài ngày sau đó vết lở loét hình bầu dục có đường kính từ 1 – 2 mm hình thành. Có khi nốt nhiệt còn to lên đến 10mm, có lớp màng trắng bên trong và hơi mọng nước. Nếu nốt nhiệt này vỡ ra sẽ gây cảm giác đau đớn cho người bị. Cảm giác khó chịu sẽ tăng lên khi bạn ăn đồ cay nóng, mặn và cứng.

Chắc hẳn, không cần diễn tả bạn cũng đã biết cảm giác đó khó chịu đến nhường nào rồi đúng không? Tuy nhiên, có một lưu ý là nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách dễ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, đau buốt, thậm chí sốt cao, đau đầu, mất ngủ, nổi hạch góc hàm và rối loạn tiêu hóa. Khi đó bạn cần nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám mà không nên tự ý mua thuốc uống nhé!

nhiệt miệng
Nhiệt miệng có đường kính từ 1 – 2 mm, có lớp màng trắng bên trong và hơi mọng nước ( Nguồn: Eva)

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Có nhiều người cho rằng, nguyên nhân của nhiệt miệng là do nóng trong người. Nhưng hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên nhiệt miệng là gì.

Nhưng cũng có nhiều nghiên cứu y học cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng, thói quen sống hằng ngày, suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh đó nhiệt miệng sẽ xuất hiện nếu trước đó bị chấn thương. Cụ thể là vô tình cắn phải môi hay vừa trải qua một cuộc giải phẫu nha khoa. 

Đối với người thường xuyên sử dụng thuốc lá, cà phê và ăn đồ cay nóng, thì có khả năng mắc nhiệt miệng cao hơn người bình thường. Cũng chính vì lí do đó mà người ta thường lầm tưởng đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt miệng. Để dễ hiểu hơn, ta có thể nghĩ nhiệt miệng là biểu hiện của lợi bị nhiễm khuẩn. 

Nhiệt miệng nếu để càng lâu sẽ càng gây khó chịu cho người bị. Có người bị tầm 7 – 10 ngày, cũng có người bị hơn 1 tháng. Nhưng cho dù là bao lâu thì mức độ đau rát ấy cũng làm ta phải “ nhăn mặt”.

Cho nên việc của bạn là lựa chọn để bản thân mình bị “hành” trong thời gian càng ngắn càng tốt. Do đó, cùng tham khảo ngay các cách chữa nhiệt miệng sau đây để chấm dứt nỗi đau ấy sớm nhé!

đồ cay nóng không phải lí do chính gây nhiệt miệng
Đồ cay nóng chỉ là một phần nhỏ góp phần gây nên nhiệt miệng, không phải nguyên nhân chính ( Nguồn: Eva)

10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà

1. Pha nước súc miệng bằng baking soda

Cách đầu tiên trong số các cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà là pha nước súc miệng bằng baking soda. Như bạn đã biết, baking soda nổi tiếng trong việc khử khuẩn và làm sạch nhờ cơ chế sủi bọt tự nhiên. Hơn nữa baking soda sẽ giúp bạn cân bằng độ pH giúp vết loét mau lành miệng. Qua đó tiêu diệt vi khuẩn trong răng miệng.

Theo một nghiên cứu ở các bệnh nhân bị loét mãn tính thì cho ra kết quả như sau: Có 7/10 bệnh nhân súc miệng bằng nước có chứa baking soda kết hợp với việc vệ sinh răng miệng răng sạch sẽ đã cải thiện được tình trạng viêm loét răng miệng một cách đáng kể. Do đó, đây chính là bằng chứng cho việc baking soda hiệu quả trong việc chữa trị nhiệt miệng. 

Tuy nhiên, đây không phải là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh, bạn nên lưu ý tìm cách khác để chữa nhiệt miệng cho bé nhé!

Với cách trị nhiệt miệng bằng baking soda này, bạn cần thực hiện thường xuyên hơn để mang đến kết quả nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:

  • Hòa tan 5g baking soda vào trong khoảng 230ml nước.
  • Súc miệng với dung dịch trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
  • Súc miệng với nước baking soda vài giờ một lần nếu cần.
pha nước súc miệng với baking soda chữa nhiệt miệng
Bột baking soda có tác dụng làm sạch vết ố vàng rất tốt (Ảnh: dienmayxanh.com)

2. Dùng oxy già

Theo y học, Oxy già nổi tiếng trong việc làm sạch và điều trị các vết thương bị nhiễm khuẩn. Ta có thể thấy, khi bôi nước oxy già vào vết thương sẽ có hiện tượng sủi bọt.

Lý do là vì, khi oxy già tiếp xúc với các tế bào bị bệnh, oxy già sẽ phóng  ra oxygen (gây sủi bọt) dẫn đến loại bỏ mảnh vụn của mô và loại bỏ mủ để làm sạch vết thương.

Đó là nguyên lý hoạt động của oxy già trong việc điều trị các vết thương. Do đó, ta cũng sẽ sử dụng cách này để làm cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Oxy già sẽ giúp làm sạch các vết loét trong miệng và giúp chúng mau lành hơn. 

  • Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước tương ứng. 
  • Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch. 
  • Thoa dung dịch trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng oxy già để làm nước súc miệng tương tự như baking soda. Sau đó chỉ cần súc miệng trong vòng 1 phút rồi nhổ ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần thực hiện cách chữa nhiệt miệng tại nhà này một cách đều đặn để có được kết quả cao hơn nhé!

trị nhiệt miệng nhanh bằng oxy già
Pha loãng oxy già với nước để tạo thành dung dịch chữa trị nhiệt miệng tại nhà (Nguồn: We.com.mm)

3. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, sữa chua là thực phẩm số 1 mang lại những lợi khuẩn tốt cho sức khỏe con người. Không những hỗ trợ tốt cho đường ruột, sữa chua còn là cách trị nhiệt miệng hiệu quả mà ít ai biết.

Cứ mỗi ngày ăn một hũ sữa chua, nốt nhiệt của bạn sẽ mau chóng xẹp và lặn đi. Lý do là vì các lợi khuẩn bên trong sữa chua có tác dụng diệt vi khuẩn xấu.

Do đó, khi bạn ăn sữa chua, nốt nhiệt của bạn cũng sẽ bị tiếp xúc với các lợi khuẩn này. Nhờ vậy mà nốt nhiệt của bạn sẽ từ từ được chữa lành. Bên cạnh đó, sự mát lạnh của sữa chua sẽ giúp bạn giảm đau cực tốt.

ăn sữa chua là cách trị nhiệt miệng
Mỗi ngày 1 hủ sữa chua là cách tốt nhất để chữa nhiệt miệng

4. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, mật ong cũng có công dụng khác là giúp sát khuẩn đúng không? Đó chính là lí do vì sao, mật ong trở thành cách chữa nhiệt miệng tại nhà cực kỳ hữu hiệu. 

Theo nghiên cứu y tế, mật ong có khả năng kháng một số loại vi khuẩn bao gồm Escherichia coli ( E.coli ), Enterobacter aerogenes, Salmonella typhimurium, S. aureus. Do đó, được xem là một phương thuốc cổ xưa giúp điều trị các vết thương nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mật ong giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Điều đó là chính là minh chứng cho việc mật ong hòa toàn có khả năng chữa nhiệt miệng tốt. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản nhất là bôi lên nốt nhiệt. Sau khi ăn, bạn bôi một lượng mật ong vừa đủ lên vết loét trong 5 – 6 phút và rửa lại bằng nước sạch. Tuy nhiên, ban đầu bạn sẽ cảm thấy bị đau rát khó chịu nhưng sau đó bạn sẽ lập tức quen dần. Nhớ thực hiện đều đặn để nhanh chóng mang lại kết quả mình mong muốn bạn nhé!

mật ong chữa nhiệt miệng nhờ vào khả năng kháng khuẩn
Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp chữa nhiệt miệng ( Nguồn: Điện Máy XANH)

5. Chườm lạnh giúp giảm sưng

Nhiệt độ lạnh làm cho các tế bào sưng tấy co lại, do đó sẽ giúp làm dịu cơn đau ngay tức khắc. Cách trị nhiệt miệng này rất phổ biến đến đa số người dùng bởi tính tức thời của nó. Đúng vậy, khi bạn đang bị đau rát do nhiệt miệng, chườm lạnh là cách “ giải cứu” bạn ngay lập tức.

Vậy là chúng ta được thêm một cách chữa nhiệt miệng đơn giản rồi đúng không? Hãy ghi chú lại cách này để nhanh chóng giải quyết nốt nhiệt đó nhé!

chườm lạnh giúp giảm đau do nhiệt miệng
Chườm lạnh là cách giảm đau cấp tốc do nhiệt miệng gây ra ( Nguồn: Nha Khoa HOME)

6. Bổ sung thêm vitamin B

Ở một số tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia nói rằng nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là do thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó bao gồm Vitamin B12 và Sắt. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn cần bổ sung thêm các Vitamin B12 

Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: gan động vật, nghêu, thịt bò,.. Bạn cần bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn để bổ sung Vitamin B12 giúp sớm chữa nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, kể khi bạn không thiếu Vitamin, bạn cũng nên cần bổ sung Vitamin B12 để ngăn ngừa nhiệt miệng. Hãy lưu ý bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể thêm khỏe mạnh bạn nhé!

Bổ sung Vitamin B12 chữa nhiệt miệng
Bổ sung Vitamin B12 là cách chữa trị nhiệt miệng nhanh chóng ( Nguồn: TutiCare)

7. Bổ sung thêm Sắt

Theo nghiên cứu y tế cho biết, việc cơ thể bạn thiếu Sắt cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Cho nên, bổ sung Sắt là một cách chữa trị nhiệt miệng mà bạn nên thử. Tuy nhiên, bạn không nên vì vậy mà bổ sung Sắt bừa bãi. Bạn nên đến gặp các chuyên gia để được chuẩn đoán về liều lượng Sắt cần nạp vào cơ thể bạn nhé. 

Lượng sắt thường có trong các loại thịt có màu đỏ, rau bina và các loại đậu. Theo đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn để bổ sung Sắt cho cơ thể. 

chất Sắt giúp chữa trị miệng miệng
Thiếu Sắt cũng là một phần nguyên nhân của nhiệt miệng ( Nguồn: Vinmec)

8. Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Theo nghiên cứu từ Bộ Y Tế Việt Nam, giấm táo không chỉ giúp trị mụn cóc ở chân hiệu quả mà còn là cách chữa nhiệt miệng mà có thể bạn không biết. Giấm táo được biết đến như là một chất kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.

Lý do là vì  lượng acid acetic cao có trong giấm táo là đối thủ số 1 của các vi khuẩn gây nhiệt miệng. Acid acetic được biết đến nhiều với công dụng kháng khuẩn. Do đó để nốt nhiệt tiếp xúc với giấm táo sẽ giúp làm sạch mủ và diệt trừ vi khuẩn cực hiệu quả. 

Cách đơn giản nhất để thực hiện là pha nước súc miệng bằng giấm táo. Pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1 : 1 và dùng súc miệng hằng ngày để các vết loét nhanh chóng bị tiêu diệt.

Cách trị nhiệt miệng này có thể làm lành vết loét lành hẳn trong vòng 4 – 5 ngày. Do đó, hãy chăm chỉ thực hiện để chấm  dứt cơn đau do nhiệt miệng gây nên bạn nhé!

giấm táo đẩy lùi nhiệt miệng
Pha nước súc miệng bằng giấm táo giúp đẩy lùi nhiệt miệng hiệu quả ( Nguồn: Thanh Niên)

9. DGL – Deglycyrrhizinated

DGL – Deglycyrrhizinated là một hoạt chất được  chiết xuất từ rễ cây cam thảo. Theo nghiên cứu, DGL là hợp chất đã được chứng minh rằng có khả năng chống lại sự hình thành vết loét.

Vì vậy, khi bạn súc miệng  bằng dung dịch DGL, thì khả năng khỏi bệnh của bạn lên đến 75%.  Đây là cách chữa nhiệt miệng mau khỏi nhất trong số các cách chữa nhiệt miệng.

Cách pha nước súc miệng, bỏ 1/2 thìa cà phê DGL vào 1/4 cốc nước. Kế đến là tiến hành súc miệng 4 lần mỗi ngày. Bạn sẽ thấy rõ vết loét sẽ lành hẳn sau 3 – 4 ngày. Cùng thực hiện ngay thôi nhé.

Thuốc DGL là khắc tinh của việc lở loét
DGL – là hợp chất chiết xuất từ cây cam thảo, có công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị nhiệt miệng ( Nguồn: iHerb.com)

10. Sử dụng bã trà

Khi uống trà xong, đừng vội vứt đi bã trà ngay nhé! Vì đó là cách giúp chúng ta chữa trị nhiệt miệng cực hữu ích đấy!

Theo nghiên cứu, bã trà có tính sát khuẩn cao đối với những vết loét do nhiệt miệng. Bạn cần phải cảm ơn chất tanin bên trong bã trà. Vì đó chính là vũ khí giúp đánh đuổi cơn đau nhiệt miệng nhanh chóng. 

Chỉ cần đắp bã trà ướt lên vết loét và giữ trong  ít phút. Kết quả là vết loét sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 – 5 hôm. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy hơi rát do bã trà đang diệt khuẩn bên trong nốt nhiệt. Thế nên hãy chịu đựng một tí, cơn đau sẽ lập tức dịu lại sau ít phút.

Với cách này, đòi hỏi bạn phải thực hiện thường xuyên thì mới có kết quả nhanh chóng. Do đó, hãy kiên trì đắp để chúng ta mau khỏi nhé!

bã trà có tính kháng khuẩn, chữa viêm
Bã trà có tính sát khuẩn thích hợp cho việc điều trị nhiệt miệng (Nguồn: Dotea Store)

Tuy nhiên, nếu cơn đau có kèm theo sốt bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Vì đó có thể là vết loét đã bị nhiễm trùng và rất nguy hiểm nếu chúng ta không gặp bác sĩ kịp thời. Nếu không có biểu hiện trên thì đây là 10 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên thử.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie