cach-chua-ong-dot-tai-nha

Cách Chữa Khi Bị Ong Đốt Tại Nhà An Toàn

Ong đốt là một trong những tai nạn vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Về cơ bản, ong đốt chủ yếu gây ra triệu chứng đau nhẹ là chính, tuy nhiên vẫn có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng do không biết cách sơ cứu, chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ mách nhỏ cho bạn những cách chữa khi bị ong đốt ngay tại nhà.

1. Các triệu chứng khi bị ong đốt

cach-chua-khi-bi-ong-dot
Ong đốt có thể gây ra nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau (Nguồn: internet)

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bị ong đốt có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng như ngứa, sưng đỏ, nôn mửa, thậm chí là tử vong. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào loại ong, số lượng đốt và vị trí đốt.

1.1 Phản ứng không dị ứng

Đây là loại phản ứng nhẹ nhất sau khi bị ong đốt, cũng là phản ứng bắt gặp nhiều nhất. Một số biểu hiện xuất hiện như: đau, ngứa, sưng đỏ một vùng với đường kính 2 – 3 cm quanh chỗ đốt, có thể mất đi sau 4 – 12 tiếng.

1.2 Phản ứng dị ứng nhẹ

Xảy ra khi số lượng ong đốt quá nhiều. Có thể gây ra một số triệu chứng như phát ban và ngứa khắp cơ thể nhưng không có triệu chứng liên quan đến hô hấp, nhịp tim, huyết áp hay nhiệt độ cơ thể.

1.3 Phản ứng dị ứng vừa

Nếu nạn nhân gặp phải một số triệu chứng như: khó thở, thở rít, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê… và các vấn đề về tuần hoàn gây tụt huyết áp khác.

1.4 Phản ứng dị ứng nặng

Phản ứng dị ứng nặng hay sốc phản vệ do ong đốt có khả năng gây ra những ảnh hưởng đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp. Nếu nạn nhân gặp phải các triệu chứng sau cần đưa đến bệnh viện gấp: Khó thở, sưng họng và lưỡi, mạch đập nhanh và yếu, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, chóng mặt hoặc ngất xỉu, mất ý thức…

1.5 Phản ứng chậm

Xuất hiện sau nhiều ngày bị ong đốt (khoảng 8 – 15 ngày). Thường có một số phản ứng như bệnh huyết thanh kèm theo sốt, mày đay, đau khớp, hội chứng ngoại tháp, hội chứng màng não, bệnh não cấp, thận  nhiễm mỡ, viêm cầu thận…

Mỗi phản ứng đều có những cách chữa trị khác nhau. Để đảm bảo không xảy ra những điều đáng tiếc, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức về cách xử lý tại nhà khi bị ong đốt nhé!

2. Cách xử lý tại nhà khi bị ong đốt

2.1. Bước 1: Rút ngòi ong

Cần rút ngòi của ong ra càng sớm càng tốt, vì ngòi ở quá lâu trong da sẽ tiết ra nhiều nọc độc hơn, khiến vùng bị chích sưng đỏ và ngứa hơn rất nhiều. Có thể dùng nhíp, móng tay hoặc một miếng gạc để lấy ngòi ong ra. Tránh việc dùng nhíp hoặc dùng tay bóp nặn để lấy ngòi ong ra, vì khi nặn ép như vậy sẽ làm chất độc giải phóng ra vùng da nhiều hơn.

rut-ngoi-ong
Cần rút ngòi của ong ra càng sớm càng tốt (Nguồn: internet)

2.2 Bước 2: Sát trùng vết thương

Rửa sạch vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm, bôi dung dịch Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt để sát trùng. Sau đó có thể dùng túi đá lạnh chườm lên vết đốt trong khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp giảm sưng và làm dịu vùng da bị đốt.

rua-bang-xa-phong
Rửa sạch vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm (Nguồn: internet)

2.3 Bước 3: Chăm sóc, theo dõi

Chăm sóc và theo dõi nạn nhân sát sao. Nạn nhân nên uống nhiều nước, chất độc sẽ theo đó ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhờ đó giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng.

Trên đây là cách chữa khi bị ong đốt tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bị ong đốt ở những vùng quan trong như: đầu, cổ, mặt và nạn nhân có những triệu chứng như nôn mửa, khó thở, hôn mê… cần đưa đến cơ quan y tế càng sớm càng tốt.

3. Mẹo xử lý khi bị ong đốt 

3.1 Dùng kem đánh răng

boi-kem-danh-rang
Kem đánh răng sẽ giúp giảm đau và giảm sưng tấy hiệu quả (Nguồn: internet)

Sau khi bị ong đốt, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ bôi lên vết thương và để khoảng 30 phút. Kem đánh răng sẽ giúp nạn nhân đỡ đau hơn và giảm sưng tấy rất hiệu quả. Nên bôi kem đánh răng 2 – 3 lần đến khi vết thương giảm đau và sưng.

3.2 Dùng Giấm táo

giam-tao
Giấm táo có tác dụng giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn rất hiệu quả (Nguồn: internet)

Giấm táo có tác dụng giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn rất hiệu quả. Do đó, khi thoa giấm táo lên vùng bị ong đốt nạn nhân sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa. Cách này nên được sử dụng 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.3 Dùng mật ong

cach-chua-khi-bi-ong-dot-bang-mat-ong
Mật ong có tác dụng giảm thiểu các cơn đau do côn trùng cắn (Nguồn: internet)

Mật ong có tác dụng giảm thiểu các cơn đau do côn trùng cắn rất hiệu quả. Chỉ cần bôi một lượng nhỏ mật ong lên vùng da bị ong đốt, sau khoảng 15 phút vết thương sẽ nhanh chóng dịu đi và không còn cảm giác đau.


3.4 Dùng tỏi

cach-chua-khi-bi-ong-dot-bang-toi
Tỏi có tác dụng chống viêm nhiễm cho vùng da bị ong dốt (Nguồn: internet)


Khi cho vài tép tỏi đập dập bỏ vào gạc, đắp lên vùng da bị thương do ong đốt khoảng 10 phút rồi lấy ra sẽ có tác dụng chống viêm nhiễm cho vùng da này. Không chỉ các vết do ong đốt, các vết do côn trùng cắn nếu sử dụng cách này cũng rất hiệu quả.


3.5 Dùng hành tím

cach-chua-khi-bi-ong-dot-bang-hanh-tim
Hành tím có khả năng loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy vùng bị ong đốt (Nguồn: internet)


Hành tím là loại thực phẩm tự nhiên có khả năng loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy vùng bị ong đốt. Chỉ cần cắt một vài lát hành rồi chà nhẹ lên vùng bị ong đốt, lặp lại cách làm này cho đến khi vết thương dịu hẳn thì thôi.


3.6 Dùng đu đủ

cach-chua-khi-bi-ong-dot-bang-du-du
Các enzym trong đu đủ sẽ có tác dụng kháng viêm (Nguồn: internet)


Chỉ cần cắt một miếng đu đủ và chà trực tiếp thật nhẹ nhàng lên vết ong đốt khoảng 15 phút. Các enzym trong đu đủ sẽ có tác dụng kháng viêm giúp vết ong đốt mau chóng lành lại. Hãy lặp lại cách làm này cho đến khi cơn đau kết thúc.


3.7 Dùng lá chuối

cach-chua-khi-bi-ong-dot-bang-la-chuoi
Nước do lá chuối tiết ra có thể làm giảm cơn đau rát (Nguồn: internet)

Chỉ cần vò nát một nắm lá chuối rồi chà nhẹ lên vết thương, nước do lá chuối tiết ra có thể làm giảm cơn đau rát, khó chịu cho vùng da bị ong đốt.

Trên đây là một số cách giúp bạn xử lý vết ong đốt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hi vọng những cách trên có thể giúp bạn hiểu rõ và sơ cứu kịp thời khi bị ong đốt nhé!

4. Cách phòng tránh

mang-do-bao-ho
Các biện pháp phòng tránh bị ong đốt (Nguồn: internet)

Để hạn chế tối đa những rủi ro do các loài ong đốt, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Tránh xa những khu vực có khả năng sẽ chứa nhiều ong như: các khu vườn trái cây, vườn hoa, những nơi cây cối mọc um tùm…
  • Không chọc phá tổ ong để lấy mật khi không có kinh nghiệm, cũng như chưa biết rõ đó là loài ong gì và có độc tố ra sao.
  • Khi ong bay đến gần không nên bỏ chạy, vì như vậy ong sẽ đuổi theo như một phản ứng tự vệ. Trong trường hợp này nên ngồi im hoặc đứng im tại chỗ, tuyệt đối không cử động.
  • Nếu muốn đuổi đàn ong đi, chỉ cần dùng khói hoặc lửa để dọa chúng bỏ đi.
  • Với những chuyến dã ngoại trong rừng, nên hạn chế mặc đồ có màu sắc nổi bật và rộng; không dùng nước hoa hay mỹ phẩm có mùi thơm vì sẽ thu hút đàn ong; nên đi găng tay, tất và những trang phục kín đáo, dày dặn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm xung quanh nhà để ong không có cơ hội đến làm tổ.

Bài viết này cung cấp một số thông tin liên quan đến việc bị ong đốt. Thông qua các cách chữa trị khi bị ong đốt, một số mẹo xử lý vết ong đốt và các cách phòng tránh bị ong đốt, bTaskee hi vong sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như biết thêm được nhiều thông tin hữu ích, cách xử lý kịp thời khi bị ong đốt.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie