cong-dung-cua-rau-ram

Bất ngờ với tác dụng “thần thánh” của rau răm

Rau răm được biết đến là một loại rau thơm cũng như một loại dược liệu quý. Rau có vị cay nồng đặc trưng, mùi thơm hắc, tính ấm, được sử dụng nhiều trong chế biển thực phẩm giúp tăng thêm mùi vị cho món ăn. Trong Đông y, rau răm được dùng cả thân và lá, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã  dùng để đắp…

Rau răm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ít ai biết được những công dụng mà loài rau này  mang lại cho cơ thể. Hãy cùng bTaskee điểm qua những công dụng của rau răm nhé!

1. Chữa say nắng:  Giã rau răm tươi. Sau đó lấy vắt cốt đem đun sôi và uống.

2. Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm để toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu sau khi ngâm với rau răm bôi lên vết thương hoặc giã nát xát, đắp vào vết thương rồi băng lại.

3. Chướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng tập trung vào vùng rốn.

4. Cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi: Một nắm rau râm, 3 lát gừng sống. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống.

5. Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước uống. Lấy phần bã còn lại đắp vào nơi vết cắn băng lại (nên làm sớm thì có kết quả tốt) và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

6. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

7. Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương (hoặc giã lấy nước cốt chấm nơi bị nước ăn). Ngày 2 lần và nên giữ cho vêt thương được khô ráo để chống bội nhiễm.

8. Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng: Một nắm rau răm, muối vài hạt. Giã đều hai thứ lại với nhau, đắp vào nhọt và băng lại. Phương pháp  có tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc. Dùng cho các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu.

9. Chữa tê bại, vết thương bầm tím, sưng đau: Rau răm tươi giã nát, trộn với long não hoặc dầu long não rồi xoa bóp nhẹ nhàng.

Những điều lưu ý khi sử dụng rau răm

  • Phụ nữ không nên ăn rau răm trong kỳ kinh nguyệt dễ gây rong huyết. Phụ nữ mang thai ăn rau răm dễ gây sẩy thai.
  • Người máu nóng, suy nhược không nên ăn rau răm.
  • Không nên sử ăn thường xuyên vì có tính nóng, dễ sinh nhiệt.

Rau răm rất dễ trồng và sinh trưởng khá tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam nên bạn có thể dễ dàng trồng tại nhà để sử dụng. Rau răm thích ẩm, chịu nóng, có thể sống trong môi trường ngập nước vì vậy bạn có thể trồng trong thùng xốp hoặc trồng thủy canh. Không cần tốn nhiều công chăm sóc, chỉ cần tười đủ nước và bón phân định kỳ cho rau, rau răm nhà bạn sẽ luôn xanh tốt và có thể dùng được quanh năm. Chúc bạn thành công.

 

 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie