Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng mà ngày nay, trên thị trường thời trang xuất hiện nhiều mẫu mã và vật liệu may mặc khác nhau. Từ những loại vật liệu dày cho mùa đông ấm như len, lông thú đến những loại mỏng như lụa, sa tanh cho mùa hè oi bức. Thế nhưng, mỗi loại vải đều có những tính chất riêng biệt và cần được giặt ủi, giữ gìn để quần áo bền lâu. Có những loại vải sẽ không cần bạn quá kỹ càng cho việc giặt ủi; nhưng cũng sẽ có những loại vật liệu mà bạn phải cực kỳ chú ý. Vậy những loại vật liệu nào là khó khăn cho việc giặt ủi và cần chú ý nhất? Cùng bTaskee điểm 5 loại vải sau nhé.
Len và Lông thú
Vào mùa đông, bạn sẽ thường lựa chọn những trang phục bằng len hay lông thú để ấm áp hơn trong thời tiết giá lạnh. Và loại chất liệu này luôn được các tín đồ thời trang yêu thích. Vừa ấm áp vừa thật thời trang thì ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc áo len hay lông thú đúng không nào.
Thế nhưng, đây lại là vật liệu được xem là khó giặt ủi nhất hiện nay. Bởi tính chất dày và dễ bị mất dáng nhất. 2 vật liệu này, đều có tính chất tương tự nhau là dễ bị co rút khi gặp nhiệt độ cao. Đặc biệt hơn, chúng rất dễ bị giãn hay mất dáng khi vắt phơi không đúng cách.
Cách giặt:
Khi giặt quần áo vải len hay lông thú, bạn hạn chế giặt bằng máy giặt, nên giặt tay. Giặt quần áo trong nước lạnh với xà phòng có tính chất tẩy nhẹ. Và tuyệt đối không được dùng chế độ vắt hay sấy của máy giặt. Sau khi đã giặt hết bọt xà phòng đi thì bạn nên để quần áo quấn nhẹ nhàng vào một chiếc khăn bông mềm. Tiến hành để khăn bông hút hết nước ẩm trên quần áo, tuyệt đối không vắt.
Bên cạnh đó, khi phơi, bạn không nên phơi trên móc quần áo. Sẽ khiến quần áo bị chảy xệ, mất dáng của nó. Bạn chỉ nên phơi quần áo trên một mặt phẳng và cũng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Da
Được xem là một chất liệu thời trang của mọi thời đại. Bởi tính chất đẹp và bắt mắt cùng tính công phu trong cách chế tạo vải. Và da cũng là một loại vật liệu khá kén người mặc. Hơn thế nữa, da cũng nằm trong top các vật liệu may mặc khó giặt nhất. Bạn cần đặc biệt chú ý khi giặt ủi quần áo da.
Cách giặt:
Khi sử dụng trang phục bằng da, bạn chắc chắn sẽ được khuyên là hạn chế giặt. Và chỉ nên sử dụng các sản phẩm tẩy vết bẩn hay giúp kéo dài tuổi thọ của da. Nhưng, bạn sẽ không thể mặc liên tục đồ da trong suốt chu kỳ của nó mà không một lần giặt. Khi bị bám mùi hay thậm chỉ là các vết mực, vết bẩn khó chùi thì sao. Lời khuyên lúc này bạn nên liên hệ cửa hàng giặt ủi để được giặt một cách kỹ càng nhất và chuyên nghiệp. Bởi da là một chất liệu cực kỳ khó giặt.
Nhưng khi nào bạn có thời gian bạn vẫn có thể tiến hành giặt tại nhà và nên tuyệt đối cẩn thận từng bước giặt. Bạn phải tiến hành giặt ở bề mặt da bên ngoài và phần vải lót bên trong. Giặt da bên ngoài bằng xà phòng tẩy rửa nhẹ, chà nhẹ bằng xốp bọt biển hoặc vải mềm. Với lớp vải bên trong, tiến hành hút hết bụi bẩn bên trong. Khi có những bụi bẩn cứng đầu khó giặt bạn nên sử dụng thêm xà phòng tẩy rửa, giấm hoặc baking soda. Sau đó xịt dung dịch khử mùi và tạo mùi thơm cho vải.
Lụa
Lụa là chất liệu mà các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam rất ưa chuộng bởi tính mát mẻ mà nó mang đến. Với tính chất mỏng và nhẹ; lụa khiến người mặt cảm thấy thoải mái và mát mẻ hơn hẳn trong thời tiết nóng bức. Nhưng cũng vì vậy mà nó lại cực kỳ khó giặt; bởi cần phải nhẹ nhàng tránh làm vải bị nhàu, mất màu.
Cách giặt:
Đầu tiên, trước khi giặt bạn nên phân loại đồ; không nên giặt đồ lụa cùng với các quần áo vải khác. Nếu không sẽ khiến lụa dễ bị hỏng và phai màu. Khi giặt chú ý sử dụng nước ấm, khi nước quá nóng sẽ khiến lụa bị giãn ra mất dáng; nếu nước quá lạnh vải lụa sẽ bị co lại. Trước khi giặt bạn nên ngâm lụa vào nước có pha ít xà phòng trước 5 phút để lụa cùng các vết bẩn mềm ra dễ giặt hơn.
Tiến hành giặt, bạn nên nhẹ nhàng vò, không vò mạnh để tránh hư đồ. Khi ngâm với nước xả bạn nên cho thêm vào ngâm cùng một ít giấm trắng. Giấm sẽ giúp quần áo lụa dễ loại bỏ các cặn xà phòng còn sót và lụa sẽ bóng bền màu hơn. Sau khi ngâm giấm bạn xả đồ lại với nước lạnh. Trải lên một khăn bông để thấm hết nước rồi mới mang phơi. Tuyệt đối không được vắt.
Nhung
Nhung được xem là loại chất liệu có chất lượng cao, mang đến sự sang trọng quý phái và còn có tác dụng giữ ấm tốt. Mặc khác, nhung lại rất khó giặt khi bị bụi bẩn bám vào. Khi giặt vào nhung, bạn không nên sử dụng máy giặt; bởi khi đó vải sẽ dễ bị hỏng, mục, bạc màu nhanh và giảm tính giữ ấm. Khi chọn lựa xà phòng, bạn không nên sử dụng xà phòng có tính kiềm quá cao và không được sử dụng nước sôi để giặt. Bạn có thể tham khảo cách giặt quần áo vải nhung chi tiết tại bài viết Cách giặt trang phục bằng vải nhung
Dạ – Nỉ
Các trang phục được làm từ vật liệu dạ hay nỉ đều mang lại cho người mặc một phong cách trẻ trung và hiện đại. Đa số các nàng công sở nhà ta đều tậu cho bản thân ít nhất là một chiếc áo khoác nỉ. Tuy nhiên, việc giặt vải nỉ cũng không hề đơn giản, các nàng phải thật chú ý nhé. Chú ý xử lý các vết bẩn trước khi giặt. Phải nhớ không được vắt quá mạnh, vải sẽ bị nhăn nhúm. Và khi ủi, vải phải được phủ bụi bám vào trước. Trong khi ủi cũng nên trải một chiếc khăn bông lên trên để bụi bẩn theo đó bám vào. Bạn cũng có thể xem hướng dẫn giặt quần áo vải dạ – nỉ ở bài biết Cách giặt các loại trang phục Vải dạ-nỉ
Sau khi điểm qua các loại vật liệu vải khó giặt ủi trên; bạn đã tự tin có thể xử lý hết những trang phục khó nhằn này chưa. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng và muốn quần áo mình được giặt ủi chuyên nghiệp và tốt hơn; thì cứ liên hệ bTaskee nhé! Nhanh tay đặt lịch giặt ủi ngay tại bTaskee.
Xem thêm các bài viết khác
Tiết lộ bí quyết giặt ủi áo Vest nam luôn trông như mới.
Mua đồ trang trí Giáng sinh ở đâu tại TP.HCM và Hà Nội?