Thực phẩm nào cần thiết cho bé? – Đây là câu hỏi làm đau đầu các phụ huynh, nhất là các mẹ có con nhỏ. Vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất cần bổ sung những các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt vào mùa đông, thời tiết lạnh, trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, suy hô hấp, dị ứng,… hơn các mùa khác trong năm.
Khi thời tiết trở lạnh, trẻ thường cảm thấy khó chịu, không muốn hoạt động vì thế cơ thể sẽ dễ mắc cảm lạnh, sổ mũi và ho, nếu không quan tâm sẽ biến chứng trở thành các bệnh nguy hiểm cho trẻ. Do đó, ngoài việc trang bị áo ấm, khăn quàng cổ, tất, bao tay,… cho trẻ, yếu tố về dinh dưỡng cho trẻ cũng rất quan trọng. Phụ huynh cần ghi chú lại các lưu ý sau đây để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho con mình nhé.
Cần cung cấp cho bé đủ 4 nhóm thực phẩm
Vào mùa đông, bạn cần phải quan tâm đặc biệt trong việc cho bé ăn các thực phẩm tinh bột. Ngoài nguồn tinh bột từ cơm, mì, bánh mì,… bạn có thể cho bé ăn dặm thêm tinh bột từ các loại khoai, bí đỏ,… Các loại thực phẩm này chứa đường đa (đường ở bánh kẹo là đường đơn), sẽ giúp trẻ cảm thấy no lâu hơn, cung cấp nhiều năng lượng hơn cho trẻ. Hơn thế nữa, các chuyên gia sức khỏe khuyên các bậc phụ huynh nên cung cấp cho trẻ những thực phẩm giàu protein vì protein có thể kích thích sản sinh nhiệt. Điều này giúp trẻ tăng sức đề kháng và giữ ấm tốt hơn.
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng trong việc duy trì khoáng chất như canxi và phốt pho, chắc khỏe xương, cải thiện và phát triển chức năng của não. Trong khi đó, vào mùa đông việc hấp thụ vitamin từ ánh nắng tự nhiên là một điều khó khăn cho cả mẹ và bé. Do đó cần bổ sung nguồn thực phẩm như sữa, trứng, dầu cá, phô mai, nấm,… để trẻ có thể hấp thụ vitamin D một cách tốt nhất.
Các loại vitamin như B2, C và E đóng vai trò trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ đặc biệt khi trời đông lạnh. Vì thế, các mẹ cần cho bé ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C, B2 và E trong các loại rau xanh (nhất là rau có màu xanh đậm như bó xôi, cải xoong,…), trong trái cây (như cam, đủ đủ, thơm, xoài, oliu,…) và các loại dầu thực vật.
Thay đổi hàm lượng thực phẩm của trẻ và khuyến khích trẻ vận động
Bên cạnh các bữa ăn chính trong ngày, mẹ có thể cho bé căn thêm các bữa ăn phụ với thực phẩm ấm, nóng như súp, canh, cháo, các loại bánh hấp, sữa nóng… để tăng thêm năng lượng cũng như giữ ấm cho cơ thể của bé. Tuy nhiên, việc này cần phải có sự kiểm soát của mẹ trong các bữa ăn chính và phụ. Vì việc ăn nhiều hơn mà lại ít vận động hơn là hoàn toàn không tốt cho con nhỏ. Tăng lượng thực phẩm dinh dưỡng, các chất béo cho trẻ mà không kèm với sự vận động sẽ dần hình thành nên thói quen xấu ở trẻ và tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật. Vào mùa đông, không nên cho trẻ ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn bình thường.
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính hàn
Nghêu, cua, tôm,… là các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vào các tháng mùa lạnh, các mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm có tính hàn như vậy. Bởi lẽ, trẻ rất dễ bị các hiện tượng như đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trong những ngày giá rét. Dưa chuột cũng nằm trong danh sách cần tránh cho bé ăn khi trời lạnh vì dễ gây đau bụng. Các loại thực phẩm, thức ăn như kem, đá tuyết,… có thể gây giảm thân nhiệt ở trẻ, ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Đối với các thực phẩm vừa được lấy ra khỏi tủ lạnh, không nên cho trẻ ăn ngay, cần để bên ngoài khoảng 15 đến 20 phút để thực phẩm đỡ lạnh rồi mới cho bé ăn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn thực phẩm lạnh lúc đói.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất, đảm bảo dưỡng chất và năng lượng trong mùa đông năm nay. bTaskee xin chúc gia đình bạn sẽ luôn hạnh phúc và an lành.
Bài viết có liên quan:
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần cung cấp vitamin gấp!
Bỏ ngay 5 thói quen có hại này nếu bạn không muốn gặp vấn đề về sức khỏe