thực đơn cho ngày lễ

Gợi ý 5 món ngon thực đơn cho ngày lễ ai cũng nên thử

Sắp đến Halloween, bạn đang có dự định tổ chức một buổi tiệc cho người thân nhưng chưa biết thực đơn là gì? Hãy cũng bTaskee lên thực đơn cho ngày lễ nhé!

1. Bò cuộn nấm kim châm

Món khai vị cho thực đơn cho ngày lễ là bò cuộn nấm kim. Món ăn có vị ngọt, giòn của nấm kim châm kết hợp với vị ngọt, đậm đà của thịt bò sẽ thực sự hấp dẫn bất cứ ai thưởng thức.

Nguyên liệu

  • Thịt bò: 300g
  • Nấm kim châm: 200g
  • Tỏi băm: 1 thìa súp
  • Hành tây băm: 1 thìa súp
  • Hành lá: 4 cây
  • Sữa tươi: 100ml
  • Rượu vang trắng: 1 thìa súp
  • Demi-glace: 1 muỗng cà phê
  • Nước dùng: ½ chén
  • Hạt nêm, dầu ăn

Cách thực hiện

  • Bò rửa sạch, cắt lát mỏng 4cm x 8cm, dần mềm, ướp với bột nêm khoảng 5 phút. Nấm và hành rửa sạch, cắt bỏ gốc, trụng qua nước sôi, để ráo.
  • Trải miếng thịt bò ra đĩa, cho nấm vào giữa, cuộn tròn lại dùng hành buộc nơ ở giữa. Làm nóng chảo dầu, cho bò cuộn vào chiên áp chảo chín đều 2 mặt.
  • Đun sôi nước dùng trên bếp, sau đó cho sữa tươi vào khuấy đều. Tiếp tục cho demi-glace, rượu vang và tiêu sọ khuấy đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Trưng bày bò cuộn nấm kim châm ra đĩa, rưới xốt lên trên, trang trí, và mọi người nhớ dùng nóng nhé.
thực đơn cho ngày lễ
Bò cuộn nấm là món khai vị hấp dẫn (Ảnh: esources.nhommua)

2. Nộm gà xé phay

Đây là món ăn cực kỳ hấp dẫn mà bất kỳ ai cũng đều khoái khẩu, là sự lựa chọn tuyệt hảo thực đơn cho ngày lễ. Cách làm và nguyên liệu cực kỳ đơn giản.

Nguyên liệu

  • 1 củ hành tây to
  • Vài miếng thịt gà luộc
  • 1 mớ rau dăm
  • 1, 5 quả chanh
  • Gia vị: đường, bột canh, mì chính, hạt tiêu, chút xíu nước mắm

Cách làm

  • Hành tây bóc vỏ thái lát theo chiều ngang.
  • Ngâm hành tây đã thái vào nước lạnh có cho vài cục đá, để vài phút rồi rửa qua, để ráo nước.
  • Cho hành tây vào trộn với 5 muỗng cà phê đường vào một tô lớn.
  • Thêm nước cốt từ 1/2 quả chanh vào tô hành. Nếu không theo tỉ lệ nhất định bạn hãy cố gắng ướp sao cho thật nhiều ngọt và ít chua nhé. Làm như vậy hành tây sẽ không bị hăng và vẫn giòn, nếu nhiều giấm hoặc nước cốt chanh quá hành sẽ bị mềm và nhũn.
  •  Trộn đều, để khoảng 15- 20 phút rồi đổ hành ra rổ, bỏ hết phần nước tiết ra từ hành tây.
  • Trong lúc chờ ướp hành tây với nước cốt chanh và đường thì xé thịt gà. Phần da gà lấy dao thái miếng sợi vừa ăn. Ướp thịt gà với chút bột canh, đường, mì chính, nước cốt của 1/2 quả chanh. Lấy tay bóp kĩ cho thịt gà ngấm gia vị.
  • Thái nhỏ rau răm.
  • Trộn đều thịt gà, hành tây và rau răm, nêm với chút xíu nước mắm và hạt tiêu là xong!
nom-la-mon-an-khoai-khau-trong-ngay-le
Nộm là món ăn khoái khẩu của mọi lứa tuổi (Ảnh: adayroi)

3. Sườn nấu đậu

Mọi người hãy nhanh tay bổ sung món sườn nấu đậu cho thực đơn vào ngày lễ nhé. Công thức và nguyên liệu cực đơn giản luôn.

Nguyên liệu

  • 3kg sườn già
  • 1 gói gia vị lagu, cà hộp, lá bay, tương cà, dầu điều, thêm hành tỏi xay
  • 100 gram patê gan

Cách làm

  • Sườn chặt vừa, ướp gói gia vị lagu, hay cà hộp, lá bay, tương cà, dầu điều. Thêm hành tỏi xay, patê gan, hạt nêm vào đảo đều, để 2h cho thấm.
  • Nấm đông cô ngâm nước nóng cho nở.
  • Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, dầu nóng trút sườn đã ướp vào xào cho săn rồi cho nước vào nấu. Khoảng 15 phút sau cho đậu, khoai tây, nấm đông cô vào đảo đều, nêm sơ. Nấu khi vừa mềm, tắt bếp ( lúc này nước hơi xâm xấp gọi là nấu cốt).
  • Khi nào gần tiệc, cho nước dừa xiêm khi ngập nồi, sau đó pha bột năng loãng cho sệt sệt vào, nêm nếm lại cho vừa miệng, rắc hành tím, ngò rí. Ăn kèm bánh mì chấm muối tiêu chanh.
suon-nau-dau-la-thuc-don-cho-ngay-le
Sườn nấu đậu là một thực đơn cho lễ rất tuyệt vời (Ảnh: afamily)

4. Bò nhúng giấm

Thực đơn cho ngày lễ không thể thiếu món bò nhúng giấm được. Một món thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hãy bắt tay vào bếp thực hiện món này ngay!

Nguyên liệu

  • Bò: 1kg ( lựa chọn loại thịt bò mềm và không có gân)
  • Giấm gạo: 1 lít
  • Mắm nêm
  • Chuối xanh, khế, dưa leo, thơm chín
  • Rau thơm + bún tỏi: 1 củ
  • Sả băm nhuyễn

Cách làm

  •  Thịt bò khi mua bạn chọn loại thịt bò ngon mềm, sau đó thái thật mỏng, nếu bạn chưa thái được có thể nhờ thái luôn lúc mua. Thịt bò khi thái xong bạn cho một ít sả băm, tỏi băm và tiêu xay nhuyễn vào ướp nhé.
  • Sau đó lấy chuối xanh ra lột sạch vỏ, thái thành miếng nhỏ thật mỏng và vừa ăn, khế và dưa leo chúng ta cũng làm tương tự. Tiếp đến rửa rau thơm cho thật sạch, để cho ráo nước và sắp tất cả vào chung 1 cái đĩa.
  •  Tỏi và sả băm nhuyễn + ớt băm nhuyễn cho vào một cái chảo phi cho thơm. Tiếp đến bạn cho mắm nêm đã pha sẵn với nước lọc theo tỷ lệ 1 thìa canh lớn mắm nêm + 1 bát nước lọc vào chảo đun cho sôi, sau đó cho 2 muỗng đường vào nêm nếm xem vừa ăn chưa. Khi đã vừa ăn bạn tắt bếp cho nước chấm ra 1 cái chén nhỏ sau cùng cho thêm 1 ít thơm băm nhuyễn vào để tạo cho nước chấm thêm ngon hơn.
  • Bạn chuẩn bị một cái nồi lớn, cho hết một lít giấm vào pha thêm một chút nước lọc nếu bạn không thích ăn chua, kế đến bạn cho thêm gừng sát mỏng vào + hành tây + một ít hạt nêm + 1 muỗng cà phê đường vào đun cho thật sôi là chúng ta có thể nhúng bò vào và thưởng thức món bò nhúng giấm rồi (cho gừng nhằm giảm mùi đặc trưng của thịt bò làm món ăn thêm ngon hơn).
  •  Khi nước sôi lấy thịt bò đã ướp nhúng vào nước sau đó đem ra cuốn với bún và phần rau sống đã chuẩn bị, ăn kèm với mắm nêm sẽ rất tuyệt vời.
lau-bo-nhung-toi-uu-cho-thuc-don-le
Lẫu bò nhúng là sự lựa chọn tối ưu thực đơn cho lễ (Ảnh: internet)

4. Lẩu hải sản chua cay kiểu Thái

Hải sản vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều người khi ăn lẩu bởi những món ăn từ hải sản vừa tươi ngon lại giàu đạm, canxi. Mọi người hãy bổ sung món này vào thực đơn cho ngày lễ nhé!

Nguyên liệu

  • Khoảng 1kg xương lợn (có thể là xương ống)
  • Hải sản gồm: mực, nghêu, tôm, mực (số lượng tùy người ăn)
  • Thịt bò (nếu thích)
  • Nấm: nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm…
  • Rau củ quả: Rau muống, đậu bắp, ngô ngọt, khoai môn, rau ngải cứu, cà chua, rau chuối…
  • Sả: khoảng 4-6 cây, ớt tươi hoặc satế
  • Chanh tươi: 1-2 quả dùng để vắt lấy 3 nước cốt chanh
  • Lá chanh: khoảng vài lá
  • Vị lẩu Thái khoảng 2 thìa nhỏ
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm

Cách làm

  •  Xương ống đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi, sau đó đem rửa lại với nước 1 lần nữa cho sạch để xương hết bẩn và mùi hôi. Tiếp theo cho xương ống và nước mới thêm chút muối vào nồi đun sôi nổi các bọt đen thì dùng vá hớt bỏ rồi tiếp tục ninh ở lửa nhỏ, nước lẩu sẽ được trong hơn.
  • Sơ chế các loại rau nhúng lẩu. Rau muống nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch, rau cần cắt rễ, bỏ bớt lá rửa sạch. Bắp chuối thái mỏng rồi ngâm vào nước pha với chút dấm. Nấm rơm rửa sạch rồi bổ đôi, riềng thái lát mỏng. Sả bóc lớp vỏ ngoài, đập dập phần đầu trắng, phần thân cắt khúc ngắn để cho vào nồi lẩu cho đẹp.
  •  Sơ chế hải sản. Tôm cắt bỏ chân, đầu, bóc vỏ, rửa sạch rồi chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen cho bớt mùi tanh. Nghêu rửa qua nước rồi ngâm trong nước cho muối pha loãng cho thêm vài lát ớt trong khoảng 1 tiếng để nghêu nhả hết đất cát bên trong, sau đó rửa lại nhiều lần rồi vớt ra. Mực rửa sạch thái khoanh tròn hoặc thái miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa.
  • Nước xương sau khi ninh xong cho vài củ sả đập rập, riềng thái mỏng và lá chanh vò nát vào để nồi nước dùng thơm hơn. Nêm nếm thêm gia vị, nước mắm,hạt nêm, nước cốt chanh và 1 gói gia vị lẩu thái vào nồi nước dùng cho vừa ăn, nếu nồi nước chưa đủ màu thì bạn cho thêm cà chua xào nhuyễn vào để tạo màu đẹp hơn
  •  Nồi nước lẩu đã xong, giờ chỉ còn việc bày ra bàn thôi. Bày rau, hải sản, mì, bún, nước chấm xếp xung quanh, ở giữa đặt nồi nước lẩu. Khi ăn thì cho thêm ít sa tế và bắt đầu cho các loại tôm, mực, ngao vào nồi nước lẩu đang sôi và nhúng kèm các loại rau.
lau-thai-thuc-don-cho-ngay-le
Không thể thiếu món lẫu thái cho thực đơn ngày lễ (Ảnh: cdn1.tgdd)

5. Chè long nhãn hạt sen

Vị ngọt thanh của đường hòa quyện với vị bùi của hạt sen sẽ tạo nên một ly chè tuyệt hảo cho món tráng miệng. Còn chần chừ gì mà không ghi chép công thức của món này vào thực đơn cho ngày lễ.

Nguyên liệu

  • Hạt sen tươi: 100 gr
  • Nhãn: 500 gr
  • Đường: 250 gr
  • Một bát nước đá

Cách làm

  • Hạt sen tươi rửa qua rồi cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi rồi hạ lửa thấp  cho mềm.
  • Đợi hạt sen mềm thì cho đường vào, hầm thêm khoảng 10 phút cho sen ngấm đường rồi tắt bếp, vớt sen ra bát riêng.
  • Nhãn tươi bóc vỏ, dùng mũi dao nhọn lách quanh cuống để tách hạt ra. Hoặc bạn có thể lấy phần đuôi của chiếc thìa inox, xoáy quanh giữa phần hạt và phần cùi nhãn sẽ rất dễ dàng để tách phần hạt và cùi mà không sợ cùi bị rách.
  • Sau đó khéo léo nhồi hạt sen vào trong. Đun lại nước sen trước đó, rồi cho nhãn và sen vào, sôi lại thì tắt bếp. Không nên để sôi lâu sẽ làm cho nhãn mềm nhũn. Sau đó, vớt hết hạt sen nhãn lồng ra, thả vào bát nước đá để giữ độ giòn cho nhãn.
  •  Lấy một phần nước chè ra từng bát. Khi nào hạt sen nhãn lồng nguội hoàn toàn, mới thả vào các bát nước chè. Và mọi người nhớ dùng lạnh món chè sẽ ngon hơn nhé.

    che-long-nhan-hat-sen-cho-ngay-le
    Chè long nhãn hạt sen sẽ tạo nên món tráng miệng bổ dưỡng(Ảnh: 2monngonmoingay)

Còn gì hạnh phúc hơn khi mọi người cùng nhau sum vầy tổ chức bữa ăn bên nhau. bTaskee chúc bạn có một bữa tiệc ngon miệng với người thân từ những món được gợi ý từ thực đơn cho ngày lễ. Và mọi người hãy thường xuyên vào bTakee để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!

Bài đọc thêm

Lưu ngay vào sổ tay cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện cực đơn giản

Thực đơn hấp dẫn cho lễ Vu Lan

 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
app-banner-btaskee-vie