200609-tac-hai-cua-dieu-hoa-den-moi-truong

Tác hại của điều hòa không khí đối với môi trường của chúng ta

Điều hòa đã được sử dụng khoảng hơn một thế kỷ, được phát minh bởi Willis Carrier vào 1902 tại Hoa kỳ. Và những chiếc điều hòa không khí dân dụng đầu tiên được sử dụng vào những năm 1920. Từ đó máy điều hòa càng trở nên phổ biến và không thể thiểu của cư dân, đặc biệt ở thành thị. Điều hòa không khí được cho là làm cho môi trường và ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu. Điều hòa không khí được phát hiện có tác động gây hại đến môi trường và đã được khoa học xác nhận. Một số tổ chức đang kêu gọi hạn chế sử dụng chúng. Và các hãng sản xuất phải tìm nguyên liệu làm lạnh mới thay thế. Vậy tác động của máy điều hòa đến môi trường như thế nào?

Tác hại của điều hòa đối với môi trường

+ Tác động gián tiếp

Để vận hành máy điều hòa thì cần có một lượng lớn năng lượng điện. Điều này gây áp lực lên ngành điện rất lớn. Đối với những nơi sử dụng nguồn điện từ nhà máy nhiệt điện than hoặc khí đốt thì đây là cả một vấn đề lớn. Những nhà máy điện này hoạt động và thải ra một lượng lớn khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu bởi khí CO2.

+ Tác động trực tiếp

Máy điều hòa gây tác hại với môi trường đến từ môi chất làm lạnh trong nó. Việc rò rỉ các hơi gas làm lạnh này ra khỏi máy điều hòa làm hỏng tầng ozone – có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ tia cực tím từ mặt trời. Những khí này bao gồm chlorofluorocarbons (CFC) và hydro-chlorofluorocarbons (HCFC). Mặc dù đã có Nghị định thư Montreal về việc nghiêm cấm sử dụng các chất làm lạnh trên. Nhưng vẫn còn rất nhiều máy điều hòa cũ đang hoạt động và sử dụng chúng. Và chắc chắn sẽ bị rò rỉ khiến nguy cơ hỏng tầng ozone càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, các khí gas làm lạnh kia cũng góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

200609-hoi-ga-dieu-hoa-lam-hong-tang-ozone

Tác hại của chlorofluorocarbons CFC

+ Nguồn gốc

Các nhà khoa học trên toàn thế giới đã kết luận rằng chlorofluorocarbons (CFC, còn được biết đến với tên thương mại Freon) làm suy kiệt tầng ozone. CFC được tổng hợp lần đầu vào năm 1928 và được sử dụng trong thương mại từ năm 1930. Chúng đã từng được sử dụng nhiều trong sản xuất như làm dung môi, bao bì, thiết bị điện tử, tủ lạnh và điều hòa không khí.

+ Ảnh hưởng

Khi CFC bị rỏ rỉ, chúng tồn tại trong không khí và rất bị phân hủy. Và phải mất khoảng 15 năm để chúng khuếch tán từ mặt đất lên đến tầng ozone. Dưới tác động của ánh sáng, chúng bị phân rã liên kết, giải phóng gốc nguyên Clo tự do. Và chính những gốc này phân rã ozone thành oxy và làm thủng tầng ozone. Mỗi gốc Clo nguyên tử có thể phá hủy hơn 100.000 phân tử ozone.

Và nguy hiểm hơn, CFC có thể ở lại đây khoảng một thế kỷ. Nghĩa là quá trình này diễn ra khoảng 100 năm. Theo thống kê vào năm 1988, lượng CFC đã được tiêu thụ từ trước đến nay trên 1 triệu tấn. Điều an ủi là CFC đã được loại bỏ theo Nghị định thư Montreal. Và thay thế bằng các khí làm lạnh khác như các hydrofluorocarbon.

Ngoài ra CFC cũng là một chất gây ngộ độc cho con người khi hít phải.

Tác hại của hydro-chlorofluorocarbons HCFC

+ Nguồn gốc

Hydrochlorofluorocarbons, thường được gọi là HCFC, là một nhóm các hợp chất nhân tạo có chứa hydro, clo, flo và carbon. Chúng không được tìm thấy ở bất cứ đâu trong tự nhiên. Việc sản xuất HCFC bắt đầu sau khi các quốc gia đồng ý loại bỏ việc sử dụng CFC vào những năm 1980 vì được phát hiện là phá hủy tầng ozone. Giống như CFC, HCFC được sử dụng để làm lạnh, nhiên liệu khí dung, sản xuất bọt nhựa và điều hòa không khí. Tuy nhiên, không giống như các CFC, hầu hết các HCFC bị phá vỡ ở phần thấp nhất của khí quyển và gây ra rủi ro nhỏ hơn nhiều cho tầng ozone.

+ Ảnh hưởng

Các hợp chất HCFC phản ứng khác với CFC vì HCFC chứa một nguyên tử hydro. Khiến các hóa chất này bị phân hủy quang hóa ở tầng đối lưu trước khi chúng đến được tầng bình lưu. HFC không chứa clo và do đó không tấn công tầng ozone . HCFC và HFC tồn tại trong khí quyển từ 2 đến 40 năm. So với khoảng hơn 100 năm (thậm chí 150 năm) đối với CFC. Thật không may, HCFC cũng là những khí gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh. Cho dù nồng độ chúng trong khí quyển rất thấp, được đo bằng phần nghìn tỷ (triệu triệu).

Về nghiên cứu tác động của HCFC đối với sức khỏe con người cho thấy cần phải phát triển các lựa chọn thay thế đối với HCFC. Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, người ta cho chuột đực tiếp xúc với 5.000 phần triệu (ppm) HCFC trong khoảng thời gian hai năm. (tương đương với những gì con người làm việc với hợp chất này có thể trải qua trong 30 – 40 năm). Và đã phát hiện khối u ở tuyến tụy và tinh hoàn chúng. Các khối u là lành tính và không gây tử vong cho những con chuột được thử nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã dẫn đến mức độ phơi nhiễm nghề nghiệp. Trong tám giờ làm việc, lượng HCFC tiếp xúc với con người phải giảm từ mức hiện này là 100 ppm xuống 10 ppm.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
app-banner-btaskee-vie