Content Protection by DMCA.com

Tác dụng của lá vối

tac-dung-nuoc-la-voitac-dung-nuoc-la-voi

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, thuộc họ Sim, là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới có nhiều ở miền Bắc nước ta. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng, quả khi chín có màu tím sậm và có dịch. Nước vối hay trà vối được biết đến là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ hoặc lá đã ủ chín rồi phơi khô, ngoài ra cũng có thể dùng khi lá còn tươi.

Trong lá vối có chứa một số chất khoáng, tanin, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, cùng với một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,… Lá vối tươi hay khô đều được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong bài viết này, bTaskee sẽ cung cấp cho bạn một số công dụng cũng như cách sử dụng lá vối nhé.

I. Công dụng

1. Ổn định đường huyết

Trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Uống nước lá vối giúp ổn đường huyết lâu dài, hạn chế đường huyết tăng sau khi ăn và phòng tránh đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường.

3. Hỗ trợ chữa bệnh gout

Nguyên nhân chính của bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng lượng acid uric trong máu. Chinh vì vậy, bệnh nhân bị gout nên hạn chế dùng những thực phẩm có chứa nhiều purine (có trong nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu bia), đường fructose và đồ ngọt vì sẽ làm tặng nồng độ axit uric. Bên cạnh đấy, hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết không tốt dẫn đến axit uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau. Việc dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan chất axit uric đào thải ra ngoài nên góp phần hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh gout.

4. Sát khuẩn cho da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, lá vối được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa lở da đầu rất hiệu quả.

5. Thanh lọc cơ thể

nuoc-la-voinuoc-la-voi
Sử dụng một ly nước lá vối mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể (Ảnh: longlink)

Nước lá vối có thể giúp giải khát, làm mát cơ thể, rất lợi tiểu, đào thải các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu hiệu quả. Với nhiều công dụng như vậy nên nước vối rất được ưa dùng trong trong mùa hè nắng nóng.

6. Tốt cho đường tiêu hóa

Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ giúp ăn ngon và giúp tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong lá vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, đồng thời chất tanin trong lá vối sẽ giúp bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn cao. 

7. Tốt cho bà bầu

Trong lá và nụ vối có chứa một hàm lượng lớn chất tanin, khoáng chất, vitamin, tinh dầu có mùi hương rất dễ chịu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chống lão hóa và lợi sữa cho các mẹ bầu. Đặc biệt, trong loại lá này còn chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, trong thời gian mang bầu, các bà mẹ nên uống lá vối với hàm lượng vừa phải để có một cơ thể khỏe mạnh.

II. Những lưu ý khi sử dụng lá vối

Mặc dù nước lá vối mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng chúng ta không nên uống quá nhiều mỗi ngày. Để đảm bảo những hiểu quả mà lá vối mang đến, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây.

1. Không uống khi đói bụng

Việc uống nước vối khi đói bụng sẽ bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… đây cũng là nguyên nhân làm cho nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, mất năng lượng.

2. Hạn chế uống nước lá vối tươi

Vì lá vối có tính kháng khuẩn cao nên bạn không nên uống quá nhiều lá vối tươi. Vì khi uống nước lá vối tươi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng hao huyết và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.

3. Mỗi ngày nên sử dụng 1 ly nước lá vối

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên uống nước lá vối quá nhiều sau khi ăn no vì có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất. Sử dụng nước lá vối nhiều sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Tuy nhiên, nếu pha loãng uống thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

III. Cách sử dụng lá vối

Bạn có thể sử dụng lá vối theo 3 cách dưới đây:

  • Cách 1: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm sau đó cho nước lạnh vào đun sôi. Bạn có thể uống khi còn ấm hoặc uống lạnh.
  • Cách 2: Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như cách pha trà.
  • Cách 3: Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

Bài đọc thêm

Thực đơn cho người già giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Uống nước chanh có tác dụng gì?

Bột sắn dây với những công dụng bất ngờ không thể bỏ qua

 

 

 

Vinh Tran:
whatsapp
line