Nên hay không – nuôi thú cưng trong nhà có trẻ nhỏ?

tre-nho-nuoi-thu-cung-trong-nha

Nuôi thú cưng trong nhà đang ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến hơn vì thú cưng có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, sống vui khỏe và năng động hơn. Đặc biệt, nuôi thú cưng còn rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng nuôi thú cưng có thực sự an toàn cho trẻ nhỏ và thực sự có nên nuôi thú cưng trong nhà hay không?

Xem thêm:

Theo như nghiên cứu từ đại học Texas của Mỹ, nếu ba mẹ chọn đúng loại thú cưng cho trẻ thì chúng sẽ hoàn toàn vô hại. Bên cạnh đó, việc trẻ có thú cưng là người bạn đồng hành sẽ tốt hơn trong quá trình phát triển và đặc biệt là quá trình hình thành tính cách của trẻ. Ngoài ra, nuôi thú cưng trong nhà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác.

1. Lợi ích của việc nuôi thú cưng trong nhà đối với trẻ nhỏ

Nuôi thú cưng trong nhà sẽ mang lại cho bạn thêm một người bạn, thêm niềm vui, tiếng cười, có thể đồng hành cùng nhau, pha trò, nghịch phá. Không chỉ vậy, các con thú cưng ấy còn mang lại vô vàng lợi ích khác mà có thể bạn chưa biết đến như: 

1.1 Sống có trách nhiệm, kỷ luật

Thú cưng là loài vật cần nhiều sự quan tâm, chú ý và phụ thuộc nhiều vào chủ. Chúng cần được chăm lo từ nước đến thức ăn, cùng dạo chơi và tắm táp. Khi trẻ được cùng ba mẹ nuôi thú cưng trong nhà, sẽ giúp các bé trở nên có trách nhiệm hơn. Bởi vì trẻ sẽ cảm nhận được mình quan trọng hơn, có người cần được mình chăm sóc. 

Nếu các bé còn nhỏ thì bé vẫn có thể phụ giúp ba mẹ chăm sóc thú cưng bằng những việc nhỏ như rót nước hay đổ đồ ăn vào đĩa cho vật nuôi. Bằng những hành động nhỏ bé này, bé sẽ có thể học được cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm cũng như có tinh thần trách nhiệm hơn.

1.2 Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, áp lực

Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp trẻ nhỏ có thêm một người bạn để chia sẻ, quan tâm. Đặc biệt là đối với loài chó, chúng thường quấn quýt bên chủ và mang đến cho chủ cảm giác được an toàn, được quan tâm, chia sẻ và lắng nghe. Khi bạn hay trẻ có những tâm trạng, cảm xúc tiêu cực do có nhiều căng thẳng, áp lực đến từ công việc hay học tập, chính thú cưng sẽ giúp bạn giảm tỏa những tâm trạng bức bách đó. 

Vui chơi cùng thú cưn giúp cải thiện tâm trạng (nguồn: Pixabay)

Bạn nghĩ sao khi bạn và bé vừa về nhà và mở cửa ra đã thấy chú cún, bé mèo chạy ùa đến mừng rỡ chào đón. Hoặc khi bạn vuốt ve bộ lông mềm mượt của chúng; khi chúng chạy đến và dúi người vào bạn, chắc những lúc ấy bao nhiêu muộn phiền cũng tan biến bạn nhỉ. Ngoài ra, nhờ việc nuôi thú cưng, kết bạn, trò chuyện, chia sẻ với chúng sẽ giúp cả người lớn và trẻ nhỏ tránh cảm thấy cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 

1.3 Giúp trẻ vận động nhiều hơn 

Thú cưng bản năng là loài thích chạy nhảy, vận động và nhất là vận động ngoài trời. Thế nên chắc chắn gia đình bạn cũng sẽ phải dành một khoảng thời gian nào để vui đùa hay đưa chúng đi dạo, vui chơi. Chính nhờ các hoạt động cùng thú cưng này sẽ giúp các bé được vận động cũng như tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời và môi trường thiên nhiên bên ngoài.

Vận động nhiều giúp bé trở nên khỏe mạnh, năng động hơn. Đồng thời, việc đưa thú cưng đi dạo, tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé kết bạn nhiều hơn (kết bạn cùng những người có cùng sở thích, cùng quan tâm đến các loại thú cưng…), sống cởi mở hơn và mở rộng mối quan hệ.

Chơi với thú cưng giúp trẻ vui chơi, vận động ngoài trời nhiều hơn (nguồn: Pixabay)

1.4 Giảm khả năng dị ứng, hen suyễn

Theo nghiên cứu của Bác sĩ Dennis Ownby tại khoa nhi, giảng viên đại học Georgia, trên khoảng 474 bé trong khoảng từ 0 đến 7 tuổi thì các bé được nuôi hoặc tiếp xúc với thú cưng từ nhỏ thường sẽ ít bị dị ứng hoặc hen suyễn. Cụ thể, trong 474 trẻ được điều tra thì những trẻ tiếp xúc với các loài động vật từ nhỏ sẽ có nguy cơ dị ứng hen suyễn thấp hơn 50% so với các trẻ khác. 

Bởi vì khi tiếp xúc hay vui chơi cùng thú cưng, các bé sẽ tiếp xúc nhiều hơn ngay từ những ngày đầu hình thành hệ miễn dịch. Vì vậy, điều đó sẽ dễ dàng hơn cho việc thích nghi với lông thú cũng như môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, chơi cùng thú cưng đòi hỏi các bé vận động nhiều hơn, nhờ đó các bé sẽ có sức khỏe tốt và cơ thể dẻo dai hơn. 

2. Những thú cưng được ưa chuộng, an toàn nuôi trong nhà có trẻ nhỏ

Ngày nay, các loại thú cưng có thể nuôi trong nhà rất đa dạng và có nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, ngoài các loài vật quen thuộc như chó mèo thì hiện nay có rất nhiều loài vật mới, lạ được nhiều người lựa chọn để làm thú cưng trong nhà. Thế nên, các ông bố bà mẹ nên cân nhắc thật kỹ lưỡng khi chọn loại vật nuôi nào đấy, nhất là khi nhà bạn có các bé nhỏ. Dưới đây là những thú cưng được ưa chuộng bởi các gia đình mà lại còn an toàn cho bé khi nuôi trong nhà. 

2.1 Chó 

Các chú cún 4 chân là loài thú cưng dễ gần, thông minh, biết quan tâm, chăm sóc chủ mà lại còn rất đáng yêu. Thế nhưng chó thì cũng có nhiều giống với tính khí, độ thân thiện, an toàn khác nhau. Vậy nên ba mẹ hãy chọn giống chó hiền lành, ngoan ngoãn, đáng yêu để đồng hành cùng con nhé! Các giống chó nuôi trong nhà an toàn, thân thiện:

– Chó Beagle

Giống chó có thân hình bé nhỏ, đầu to với chiếc tai cụp. Chúng khá năng động, nghịch ngợm nhưng lại hiền lành. Chó Beagle sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời, giúp trẻ vui vẻ, hoạt bát hơn.

Giống chó Beagle (nguồn: Pexels)

– Chó Pug 

Các chú chó Pug có thân hình tròn trịa cùng gương mặt ngộ nghĩnh và là “chú hề của thế giới loài chó”. Với gương mặt này, chúng sẽ giúp bé vui vẻ cả ngày.

Giống chó Pug với gương mặt hài hước (nguồn: Pexels)

– Chó Poodle 

Đây là giống chó lông xù được nuôi rất phổ biến. Chó Poodle rất dễ huấn luyện và là loài chó thông minh nhất. Vì thế, Poodle sẽ rất an toàn cho trẻ nhỏ.

Giống chó lông xù Poodle (nguồn: Pixabay)

– Chó Shih Tzu

Các chú chó Shih Tzu rất xinh đẹp, sang trọng. Chúng có thân hình nhỏ nhắn, lông dài. Bé sẽ có thể chơi đùa, nghịch ngợm với bộ lông mượt mà của chúng nữa đấy.

Giống chó Shih Tzu  (nguồn: Pexels)

– Chó Corgi

Giống chó Corgi có chân ngắn đáng yêu cùng cặp mông tròn trịa không thể lẫn vào đâu được. Chúng rất biết nghe lời nên rất an toàn với trẻ nhỏ.

Giống chó Corgi chân ngắn đáng yêu (nguồn: Pixabay)

2.2 Mèo

Ngoài chó thì mèo cũng là thú cưng được ưa chuộng nhất nhất tại Việt Nam. Mèo cũng có rất nhiều loại, mỗi loại có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số giống mèo phổ biến và được các gia đình có trẻ nhỏ ưa chuộng. 

  • Mèo Maine Coon: đây là giống mèo rất hiểu ý con người đặc biệt rất kiên nhẫn với trẻ hiếu động

Giống mèo Maine Coon (nguồn: Pixabay)
  • Mèo Ragdoll: chú mèo mày cũng giống với tên “doll” vì chúng có diện mạo khác giống với búp bê và đặc biệt là chúng rất dễ tính. 

Giống mèo Ragdoll (nguồn: Pixabay)
  • Mèo Himalayan: đây là giống mèo rất chung thành và yêu thương chủ, đặc biệt chúng rất yêu quý trẻ nhỏ. 

Giống mèo Himalayan (nguồn: Pexels)

2.3 Cá

Đây là một loài thú cưng hoàn toàn vô hại đối với trẻ nhỏ. Cá có nhiều màu sắc nên rất tốt cho quá trình phát triển và nhận thức của bé. Ngoài ra, chăm sóc cá cũng khá dễ dàng. Các bé nhỏ chỉ cần cho bé ăn đúng giờ còn việc thay nước hồ cá thì ba mẹ có thể giúp bé. Tuy nhiên, cá sẽ không giúp bé vận động nhiều hơn vì không gian của chúng chỉ bao quanh cái hồ cá be bé ấy thôi. 

Các chú cá cảnh nhiều màu sắc (nguồn: Pixabay)

2.4 Các loài động vật gặm nhấm

Các loại thú cưng nhỏ như chuột hamster, chuột lang, chuột nhảy… đang dần trở thành một loài thú cưng trong nhà phổ biến. Chúng có kích thước nhỏ, tương đối dễ nuôi, thuận tiện đối với các không gian nhỏ và lại không có nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, chuột nhỏ và năng động, chạy nhảy khắp nơi nên có thể sẽ khiến các bé rất thích thú. 

Chuột Hamster nhỏ nhắn, xinh xắn (nguồn: Pixabay)

3. Những lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà

3.1 Thú cưng cũng cần được huấn luyện 

Dù bạn đã lưu tâm và lựa chọn kỹ lưỡng loại thú cưng sẽ đồng hành cùng con nhưng đôi khi sẽ không tránh khỏi những tình huống bất ngờ, nguy hiểm cho bé. Bởi vốn dĩ thú cưng cũng chỉ là một loài động vật và chúng cần được huấn luyện để có thể thích nghi tốt hơn với con người. 

Bạn có thể chọn mua hoặc gửi thú cưng để được huấn luyện ở các cơ sở bán thú cưng có uy tín hoặc tự mình huấn luyện chúng một khoảng thời gian (đối với các thú cưng mà bạn nhận nuôi từ những người thân quen) trước khi mang về nhà cho con. Tuy nhiên, bạn cũng nên giám sát con mình trong suốt quá trình bé chơi cùng vật nuôi hoặc bạn có thể chơi cùng con để đảm bảo an toàn tuyệt cho bé. 

Huấn luyện thú cưng để chúng thân thiện và an toàn hơn với bé (nguồn: Pixabay)

3.2 Tiêm chủng đầy đủ cho thú cưng

Thú cưng thường sẽ tiếp xúc gần với các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, lông của chúng có thể bay khắp nơi trong nhà. Vậy nên, nếu chúng bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình bạn là rất cao. Đặc biệt là đối với các bé nhỏ, bé chưa được hình thành một sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch khỏe mạnh để có thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Vì thế, để bảo vệ an toàn cho gia đình và cả thú cưng, bạn nên đưa thú cưng đến các cơ sở y tế thăm khám thường xuyên; tiêm chủng vắc-xin đầy đủ. 

Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cả gia đình và cả thú cưng (nguồn: sieupet.com)

3.3 Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Hầu như phần lớn các loài động vật đều có lông và sẽ rụng lông định kỳ. Lông của thú cưng khá nhẹ nên chúng có thể bay khắp mọi nơi, bám vào các đồ vật và lưu chú lại ở nhiều ngóc ngách khác nhau. Chính vì thế, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để có thể loại bỏ hoàn toàn những nguy cơ gây gây bệnh có thể có bạn nhé! 

Ngoài vệ sinh nhà của thì thường xuyên vệ sinh cá nhân cho vật nuôi là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn và của vật nuôi. 

Nuôi thú cưng trong nhà mang lại khá nhiều lợi ích, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Một chú cún hay một bé mèo có thể giúp cuộc sống của chúng ta thêm vô vàn điều thú vị, thêm tươi đẹp và vui vẻ hơn. Ba mẹ hay lưu ý những điều trên và chọn cho gia đình mình một vật nuôi thật thích hợp nhé. Chọn đúng thú cưng để con bạn có thể một người bạn đồng hành, chia sẻ ngay từ những ngày đầu bé biết đến thế giới xinh đẹp này!

Trần Lê Ái Như: