nang-cao-chat-luong-nguoi-giup-viec

Sử dụng công nghệ vào ngành giúp việc: chìa khóa để nâng cao chất lượng

Nguồn lao động nữ tại chỗ dồi dào, giá rẻ, chịu khó là những lợi thế cực kỳ lớn cho ngành giúp việc nhà tại nước ta phát triển. Tuy nhiên, người giúp việc chất lượng không cao, không được đào tạo đúng chuẩn lại trở thành một trong những rào cản vô hình khiến ngành giúp việc nhà không thể phát triển vững mạnh và chiếm được lòng tin của đại đa số người sử dụng. Thị trường tiềm năng, nhân lực đầy đủ, vậy đâu là con đường cho ngành giúp việc tại Việt Nam?

1. Vô số chuyện khóc cười chỉ vì người giúp việc vừa vụng vừa lười

Chỉ cần dạo sơ qua 1 vài vòng trên các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm làm cha mẹ, chăm sóc con cái, gia đình, tôi nhặt được cả… một rổ những câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra khi đi thuê người giúp việc. Chuyện người giúp việc lười biếng, đùn đẩy công việc cho chủ nhà là không hiếm, thậm chí chuyện cãi tay đôi tay ba cũng là chuyện như cơm bữa.

Trên một diễn đàn, chị T.L chia sẻ những kỷ niệm khó quên với người giúp việc “Giúp việc nhà mình còn hơn cả bà nội mình luôn. Bé nhà mình ngủ dậy khóc thì không thèm dỗ, đã vậy lại còn để cho nó gào khóc không biết tội nghiệp, còn tỏ ra cáu kỉnh và lăn ra ngủ tiếp. Buổi sáng 7 giờ mới dậy thì 10 giờ đã đi ngủ trưa. Nhà cửa tuyệt nhiên không cần lau dọn gì hết, nhà mình nói câu nào là cãi câu đấy. Nấu ăn 10 bữa thì 9 bữa chồng mình phải vào bếp để nấu lại”. Chung cảnh ngộ nhưng người giúp việc của chị N.T.G lại tinh vi hơn trong việc trốn việc “Thấy mình đi làm về là bà ấy bế con đi chơi, còn mình thì nấu cơm, giặt giũ. Ăn cơm xong, bà ấy lại chạy đến ôm con, còn mình thì bê bát đi rửa. Nhà cửa bẩn thỉu, bụi bặm thì cuối tuần hai vợ chồng chúi đầu vào nhau mà lau dọn. Trưa nào bà ấy cũng ngủ khì từ 1 đến 2h chiều. Còn mình thì tất tưởi, ăn cơm, rửa bát xong ngồi với con được vài phút thì phải đến cơ quan”.

Gặp phải những người giúp việc thế này, nhiều chủ nhà chịu không được đành cho nghỉ việc, số khác đành ngậm bồ hòn làm ngọt vì “cho nghỉ rồi biết kiếm đâu ra người phụ giúp, dọn dẹp nhà”. Hầu như bất kỳ ai đi thuê người giúp việc cũng sẽ gặp tình trạng này ít nhất 1 vài lần và việc người giúp việc lười biếng, không có kỹ năng dọn dẹp… trở thành căn bệnh chung của cả ngành dịch vụ giúp việc. Bởi vậy, dù nhà neo người, công việc chồng chất nhưng nhiều gia đình cũng không dám thuê người giúp việc vì có cũng như không.

2. Vì đâu nên nông nỗi này?

Mặc dù công việc này đã được công nhận là một nghề hợp pháp theo Luật lao động 2012 nhưng thực tế nghề giúp việc vẫn chưa được quan tâm đầy đủ từ khâu đào tạo đến khâu giới thiệu việc làm. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD), lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có trên 96%  lao động giúp việc chưa qua đào tạo, trình độ học vấn khá thấp (77% lao động chỉ học từ tiểu học đến cấp 2). Chính vì trình độ học vấn thấp cùng với việc không được đào tạo bài bản về các kỹ năng công việc, ứng xử với chủ nhà nên chất lượng người giúp việc tại Việt Nam cực kỳ thấp, không thể cạnh tranh với những người giúp việc ngoại quốc.

Cùng làm công việc giúp việc nhà nhưng nhiều lao động từ Philippines, Malaysia lại được nhiều gia chủ săn đón với mức lương từ 500 – 1.000 USD/tháng, chưa kể phụ cấp, thưởng thêm. Những người giúp việc ngoại này rất được ưa chuộng vì được đào tạo kỹ càng, chuyên nghiệp trong việc chăm sóc em bé, lau dọn, dọn dẹp nhà cửa… thậm chí nhiều người còn có cả chứng chỉ y tế về chăm sóc người già, nghiệp vụ khách sạn nhà hàng, bằng lái xe hơi. Dùng người giúp việc ngoại quốc chủ nhà sẽ không bao giờ phải lo lắng về nhà cửa, con cái vì mọi thứ đều được lo chu toàn.

Thiếu các lớp đào tạo người giúp việc cộng thêm quy trình tuyển dụng người giúp việc quá mức xưa cũ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng ngành dịch vụ này. Thông thường, chỉ cần là phụ nữ khỏe mạnh, có đủ giấy tờ tùy thân thì sẽ được các trung tâm giới thiệu người giúp việc nhận mà không cần trải qua các bước như thử việc, xác nhận nhân thân nên vàng thau lẫn lộn. Người giúp việc không được sàng lọc kỹ càng ngay từ đầu nên khi đi làm việc có thái độ, cách làm việc, hành xử không đúng mực với khách hàng cũng là điều dễ hiểu. Tính chất công việc giúp việc nhà lại là công việc toàn thời gian, không có nhiều áp lực, không chịu nhiều sự giám sát của chủ nhà nên khi đi làm người giúp việc thường nảy sinh tâm lý “từ từ làm” khiến công việc bị bỏ xó, nhà cửa bề bộn, không đâu vào đâu.

3. Giải pháp nào để nâng cao chất lượng người giúp việc tại Việt Nam?

Ứng dụng công nghệ vào quy trình tuyển chọn, đào tạo cũng như đào thải những người giúp việc không đạt chất lượng được xem là hướng đi đúng đắn nhất hiện nay của ngành giúp việc. Trong vòng ba năm trở lại đây, bắt đầu có những công ty cho phép khách hàng sử dụng ứng dụng để đăng việc khi có nhu cầu giúp việc nhà như bTaskee, Jupviec… Các công ty cung cấp ứng dụng này đều có quy trình tuyển dụng khá khắt khe. Vì người giúp việc sẽ trực tiếp nhận công việc trên ứng dụng và đến nhà khách làm nên các ứng dụng này đều ưu tiên tuyển những phụ nữ từ 18 – 50, sử dụng thành thạo smartphone và có phương tiện di chuyển cá nhân để tiện cho việc đào tạo và đi làm. Nhóm phụ nữ này biết sử dụng điện thoại thông minh, tiếp xúc với internet, mạng xã hội hàng ngày nên suy nghĩ và nhận thức cởi mở hơn rất nhiều, việc đào tạo cũng vì vậy mà dễ dàng hơn.

Sau khi đào tạo và được nhận, người giúp việc sẽ trải qua 1 tháng thử việc dưới sự giám sát gắt gao và công tâm từ khách hàng. Sau khi hoàn thành công việc, người giúp việc sẽ được chủ nhà đánh giá chất lượng thông qua số sao trên ứng dụng. Số sao này ảnh hưởng rất lớn đến lượng công việc và thu nhập cá nhân của người giúp việc nên khi làm việc họ đều cố gắng hết sức để chủ nhà hài lòng. Những người có số sao cao sẽ dễ dàng được khách hàng lựa chọn hơn, số lượng công việc nhận được cũng cao hơn vì vậy thu nhập cũng cao hơn hẳn số còn lại. Những người bị đánh giá thấp sẽ bị loại bỏ khỏi hệ thống nên khi đi làm, những người giúp việc thế hệ mới này luôn mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Việc sử dụng công nghệ vào quy trình tuyển dụng, đào tạo, nhận công việc và đánh giá người giúp việc khiến cho việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ giúp việc nhà trở nên đơn giản và dễ dàng. Chỉ với vài thao tác, khách hàng có thể dễ dàng xem được lịch sử làm việc, những phản hồi của khách hàng cũ về người giúp việc sắp đến làm cho mình, đây là cơ sở đánh giá khá khách quan nên khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi dùng dịch vụ.

Có thể nói, công nghệ đã và đang giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn tại nhiều năm trong ngành giúp việc. Không chỉ giúp quản lý, đánh giá người giúp việc hiệu quả, công nghệ còn đem đến cho khách hàng và người giúp việc sự chủ động tuyệt đối trong việc tìm người giúp việc cũng như tìm được công việc ưng ý. Đây là điều mà các đơn vị giúp việc theo kiểu truyền thống không bao giờ có thể giải quyết triệt để được. Việc dùng ứng dụng tìm người giúp việc, dùng công nghệ đánh kiểm tra, đánh giá chất lượng người giúp việc sau khi ra mắt liên tục nhận được những đánh giá khách quan từ phía khách hàng và đây được xem là hướng đi đúng đắn và hợp thời của ngành giúp việc Việt Nam.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie