Chứng sợ hãi ở trẻ và những điều bố mẹ nên lưu ý

chứng sợ hãi

Chứng sợ hãi là một chứng bệnh thần kinh, đây cũng là chướng ngại về mặt tình cảm thường thấy ở trẻ. Trẻ cảm thấy rất sợ một đối tượng nào đó hay một nơi quá rộng rãi. Ngày nay có rất nhiều cách đặt tên cho chứng sợ hãi của trẻ.

Với người bệnh mà nói, sợ một đối tượng nào đó hay sợ hoàn cảnh, môi trường xung quanh chỉ giới hạn trong một chứng sợ hãi bất biến, cố định. Chẳng hạn như trẻ sợ mèo nhưng không sợ người (lạ) hay bóng tối, nỗi sợ hãi của trẻ cũng không mở rộng sang chó, chuột… Khi sợ hãi khuôn mặt của trẻ nhợt nhạt, biến sắc, lòng dạ hoảng hốt không yên, nhụt chí, miệng khô, người vã mồ hôi… những thay đổi sinh lí diễn ra rất nhanh. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu sâu hơn về chứng bệnh này nhé.

Chứng sợ hãi là một chứng bệnh thần kinh gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ (Ảnh: javakoo.com)

1. Các chứng sợ hãi thường thấy ở trẻ

Sợ động vật: là hiện tượng thường thấy ở trẻ mà đa phần là nữ, khi trưởng thành vẫn còn sợ. Các con vật chủ yếu mà trẻ sợ là chó, mèo, chuột, các loại sâu bọ và côn trùng. Nếu trẻ quá sợ hãi thì không nên nuôi chó mèo trong nhà, nếu không trẻ sẽ không ngại đi lại vất vả, đi đường vòng đi học, về nhà, đôi khi còn đòi người thân đưa đi đón về, thậm chí, không muốn đi học.

Sợ môi trường xung quanh: trẻ thường sợ độ cao, vực sâu, những nơi quá trống trải, bóng tối, mưa bão sấm chớp. Trẻ mắc chứng sợ hãi này có khi đến tuổi trưởng thành vẫn chưa hết sợ. Những trường hợp như thế này rất khó lành bệnh.

Sợ người: thông thường trẻ chỉ bị chứng sợ hãi này đến khi thành niên, đối tượng mà trẻ sợ hãi từ ít tới nhiều, từ người quen tới người lạ. Nếu trẻ bị bệnh nặng sẽ không muốn gặp và quan hệ với bất cứ ai, không kiên trì học tập, lao động. Bệnh trạng thường thấy ở trẻ phát cơn là đầu óc choáng váng, buồn nôn…

Chứng sợ hãi thường thấy ở trẻ tuổi mới đi học (Ảnh: dkn.tv)

Sợ trường học: là một biểu hiện của chứng sợ hãi không thích ứng được với trường học, cũng là một chứng bệnh gây ra hiện tượng trốn học ở trẻ. Trẻ không muốn đi học, thậm chí còn đau đầu, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa khi phải đến trường. Trước khi trẻ đi học, cha mẹ nên cho con mình tham quan trường học, giảng giải cho con hiểu nội dung, ý nghĩa, mục đích của việc học và đi học. Đây là cách đề phòng hữu hiệu chứng sợ trường học ở trẻ, rút ngắn quá trình thích ứng với môi trường học tập mới của trẻ.

Sợ hãi là một thể nghiệm tình cảm đầy khó khăn nhưng mang tính tích cực của con người, sợ hãi có tác dụng bảo vệ chúng ta an toàn, giúp chúng ta tránh được những tổn thất không đáng có. Những thể nghiệm quá nhiều và quá mức độ có thể làm nảy sinh chứng sợ hãi. Do đó, đối với trẻ mắc chứng sợ hãi ở mức bình thường ta phải phân loại như nào đây?

2. 4 đặc điểm để phân loại chứng sợ hãi

1. Đối tượng mà trẻ mắc chứng sợ hãi phần lớn là những đối tượng mà người bình thường không sợ, chẳng hạn như hoa, nước, lửa,…

2. Với bóng tối và vực sâu thì cả người bình thường và trẻ mắc chứng sợ hãi đều sợ nhưng mức độ sợ hãi rất khác nhau. Trẻ ngoài cảm giác sợ hãi, khó chịu ra còn có cảm giác lo âu.

3. Người bình thường không có cảm giác thấp thỏm lo âu hay cố gắng tránh né những nơi mà mình sợ nhưng trẻ mắc chứng sợ hãi thì tìm mọi cách để tránh né và có cảm giác không thể chịu nổi.

4. Những người mắc chứng sợ hãi đều khó thích ứng với tập thể, với xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và làm việc trong khi chứng sợ hãi như thế này không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bình thường.

Sự tưởng tượng đôi khi lại gây sự sợ hãi cho trẻ (Ảnh: tresosinh.vn)

Người mắc chứng sợ hãi nên nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lí trị liệu vì nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ bị những ám ảnh tâm lý nặng nề sau này. Hiện nay cách trị liệu này được ứng dụng rất rộng rãi, trị liệu bằng thôi miên hay tập thả lỏng cơ bắp cũng rất hiệu quả. bTaskee hy vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ có thể giúp được cho bạn.

Bài đọc thêm

Bảo vệ trẻ tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh ung thư từ nhỏ

Những phương pháp thai giáo giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Pham Chi: