Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona

Trong thời điểm cả thế giới đang vật lộn với từng diễn biến của trận đại dịch toàn cầu COVID-19. Những con số càng tăng dần càng nâng cao mức độ nguy hiểm của nó. Cũng chính là thời điểm cho ta thấy rõ tình người, tinh thần dân tộc luôn sôi sục trong tâm trí của người Việt. 

Tinh thần dân tộc của người Việt luôn là truyền thống văn hóa tốt đẹp đã có từ lâu đời. Không chỉ trong những lúc khó khăn nguy hiểm, nó luôn luôn tồn tại trong đời sống hằng ngày. Đến những thời điểm khó khăn, cần thiết nhất nó lại được thể hiện rõ hơn qua những hành động được nhiều người biết đến. 

Hãy cùng bTaskee điểm lại những hành động của người Việt của Chính phủ Việt Nam trong trận đại dịch COVID-19. 

Xem thêm

Trong nước

Chiếc khẩu trang khan hiếm

Từ đầu những ngày dịch bệnh bùng phát và phát hiện ca nhiễm bệnh tại Việt Nam. Hàng loạt những cửa hàng “cháy” khẩu trang, do lượng người mua tăng đột biến. Nhiều người còn phải xếp hàng tận ngày dài chỉ để mua được 1 gói khẩu trang nhỏ 10 cái. Lượng khẩu trang ngày thường không còn đủ để bán ra trên thị trường; đặc biệt tại các thành phố lớn khẩu trang trở thành món hàng khan hiếm nhất. 

Chính sách cấm tăng giá khẩu trang

Chính vì nhu cầu về khẩu trang tăng cao. Khiến nhiều cửa hàng vì kiếm lời mà đã đẩy giá khẩu trang lên cao gấp hơn 10 lần ngày thường. Điều này chính là sự trục lợi riêng cho bản thân trên tình trạng khó khăn của cả nước. Nó tạo nên nhiều làn sóng phản đối mạnh mẽ từ mọi người. 

Không để tình trạng kéo dài, tạo nên tình thế ngày càng khó khăn của đất nước. Chính phủ chính thức ban hành lệnh cấm tăng giá khẩu trang. Bên cạnh đó, sẽ có những biện pháp xử lý mạnh với những cửa hàng trục lợi từ tăng giá khẩu trang. Hầu hết những cửa hàng này đều phải buộc đóng cửa hoàn toàn. 

Không chỉ dừng lại ở đó, mà Việt Nam còn thành lập tổng đài kết nối với đường dây nóng của Cục Quản lý thị trường. Luôn có người trực 24/24, tiếp nhận những phản ánh của người dân về các cửa hàng tăng giá khẩu trang. Túc trực, kịp thời xử lý tất cả các trường hợp mà người dân báo cáo. 

Sẻ chia từng chiếc khẩu trang

Trường hợp trục lợi bị xử lý nghiêm, thì những hình ảnh đẹp lại được truyền nhau thực hiện. Trong tình trạng khẩu trang khan hiếm thì vẫn có người sẵn sàng phát miễn phí khẩu trang cho những người cần. 

Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. 

Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.   

Phong trào giải cứu nông sản, thực phẩm xuất khẩu

Phong trào giải cứu nông sản đã có từ lâu. Mỗi khi có sự biến động khiến nông sản ứ đọng không thể tiêu thụ. Hàng loại những trạm giải cứu sẽ được thành lập. Giúp thu mua nông sản không có đường tiêu thụ được đến tay người dân với giá rẻ và hợp lý nhất. Các trạm giải cứu không bao giờ ế hàng vì tinh thần dân tộc luôn tồn tại trong mỗi người. 

Và trong trận đại dịch cũng thế. Khi thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đang rối loạn. Hàng loạt nông sản, thực phẩm không thể xuất khẩu. Các trạm giải cứu đã được tổ chức khắp các tỉnh thành. Từ những một sạp hàng ven đường đến trong các siêu thị trung tâm thương mại. 

Không chỉ là các trạm giải cứu, mà còn là những sáng tạo mới. Bạn đã nghe đến bánh mì thanh long hay bún dưa hấu. Những món ăn hot nhất mùa dịch corona. Khi thanh long, dưa hấu nằm chờ giải cứu thì số khác được tận dụng chế biến thành những thực phẩm có khả năng tiêu thụ cao hơn. Món bánh mì thanh long không nằm ở vấn đề giải cứu nữa,nó trở thành cơn sốt vì quá ngon. Bún dưa hấu lại trở thành một món hàng được xuất khẩu với đơn hàng tính bằng tấn. Không chỉ dừng lại đó, nhiều món ăn khác được ra đời như bánh tráng thanh long, pizza thanh long,… và sẽ còn nhiều sản phẩm khác.

Công tác xử lý dịch

Bạn đã từng hỏi rằng Việt Nam đã làm gì để hạn chế sự tăng trưởng cho con số 16 người nhiễm virus. Luôn bảo toàn con số 0 người tử vong và xuất sắc hoàn thành tỷ lệ 100% người nhiễm bình phục hoàn toàn. Đó chính là tâm lý luôn sẵn sàng, nhanh chóng, kịp thời giải quyết khó khăn. 

Kiểm soát – cách ly người đến từ vùng dịch

Đầu tiên phải kể đến mức độ nhanh chóng kiểm soát người đến từ vùng dịch bệnh. Tất cả những cửa khẩu biên giới, những cảng hàng không luôn trong tình trạng ràng xét chặt chẽ. Bất cứ trường hợp nào nhập cảnh từ các nước có dịch đều được điều tra xét duyệt chặt chẽ. Người không có bệnh sẽ phải cách ly 14 ngày để theo dõi. Người có biểu hiện bệnh sẽ được đưa vào bệnh viện với khu cách lý riêng biệt. Những bệnh nhân nhiễm bệnh được cách ly, bảo hộ an toàn riêng. Tất cả các trường hợp đều được thăm khám và theo dõi sức khỏe hàng ngày, hằng giờ. 

Các y bác sĩ luôn túc trực theo dõi dịch bệnh và nghiên cứu biện pháp phòng chữa bệnh. Không chỉ dừng lại ở kiểm soát dịch, đội ngũ các nhà nghiên cứu đang nỗ lực từng ngày trong công cuộc tìm nguyên nhân và tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh nhanh chóng. 

Quân nhân nhường doanh trại cho cho người cách ly

Để kịp thời có một địa điểm khu cách ly an toàn đảm bảo nhất, các quân nhân đã thực hiện nhường doanh trại cho người cách ly. Những hình ảnh các chiến sĩ bộ đội dựng trại, lều giả chiến trong rừng để sinh hoạt. Nhường khu doanh trại đầy đủ trang thiết bị cho người dân được cách ly thoải mái và an toàn nhất. 

Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người cách ly cũng được các chiến sĩ chăm sóc chu đáo. Từng bữa cơm vật dụng sinh hoạt cá nhân đều đầy đủ. Tận tình hướng dẫn quy trình cách ly, các biện pháp hạn chế lây nhiễm. Việc thăm khám, đo nhiệt độ, kiểm tra sức khỏe hằng ngày luôn được diễn ra đúng quy trình. Luôn đảm bảo trong suốt 14 ngày cách ly. Đặc biệt tất cả các chi phí sinh hoạt đều hoàn toàn được chi từ ngân sách Chính phủ. 

Đoàn kết trước những thông tin sai lệch của nước bạn

Chắn hẳn những ngày qua, bạn đã từng thấy ít nhất 1 tấm ảnh về bánh mì – món ăn quen thuộc của người Việt, xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Bạn có biết tại sao vào thời điểm này, bánh mì lại nổi lên như một hiện tượng mạng. Người người, nhà nhà chia sẻ về món ăn này. Đó không phải là vì bánh mì thanh long đang hot của Vua Bánh Mì Việt Nam. Mà chính là sự phản pháo của người Việt với những du khách Hàn Quốc. 

Ngoài nước

Sẵn sàng đón công dân từ vùng dịch về nước

Bạn đọc có còn nhớ chiến tranh xảy ra tại Libya vào năm 2011? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn là Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổ chức chiến dịch đưa 10.000 lao động Việt Nam về nước.

Chính phủ hôm nay lại làm thêm điều tốt đẹp như thế khi sẵn sàng đón dân ta từ tâm dịch trở về. Và quyết định này đã nhận được rất nhiều sự tán thành của toàn dân ta. Nhưng bạn có biết đây là hành động mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm được. Điển hình như việc Hàn Quốc đã có động thái tiêu cực như ném trứng vào đồng bào của mình khi họ trở từ đại lục. Hay Chính phủ Mỹ bắt công dân phải tự chi trả các khoản phí để quay trở về nước.

Khi so sánh những hành động và cách giải quyết trên. Dễ dàng nhận ra rằng tinh thần dân tộc cao đẹp của người Việt Nam ta.

Chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đi vào tâm dịch

Ngày 10/2, trên mạng  xã hội truyền nhau hình ảnh về một chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Vietnam Airline. Sau đó, nhận được vô số lời khen ngợi từ cộng đồng. Đây là chuyến bay Airbus 321, số hiệu HVN68, vận chuyển hàng viện trợ và đưa 11 khách Trung Quốc xuất phát từ Nội Bài đến Vũ Hán. Khi về sẽ đón các du học sinh và công dân Việt Nam đang làm việc tại Trung Quốc. 

Phi hành đoàn gồm 15 thành viên, được lựa chọn từ 100 người đăng ký tình nguyện tham gia. Ở đây không hề có sự ép buộc, mà xuất phát từ chính tấm lòng, mong muốn của chính họ. Một người trong số đó còn phát biểu: “Tôi không sợ virus, tôi chỉ sợ đồng bào không được về”. Câu nói gây xúc động trên đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người và nhân rộng những nghĩa cử cao đẹp.

Các chuyến bay khác liên tục đưa công dân về nước

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, Chính phủ đã tin tưởng và đề nghị hãng hàng không Vietnam Airline sẵn sàng thực hiện thêm nhiều chuyến bay khác để đưa người dân ta về nước nhanh chóng, kịp thời. Và với trách nhiệm là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airline luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Yếu tố quan trọng để giúp hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này đến từ tinh thần dân tộc, tương thân tương ái của tất cả những nhân viên không ngại hiểm nguy lao vào tử thần để giúp đỡ đồng bào.

Luôn theo sát hỗ trợ công dân Việt tại vùng dịch

Theo dõi sức khỏe bệnh nhân nhiễm bệnh tại Trung Quốc

Ngoài Vũ Hán thì mới đây nơi có số ca nhiễm cao nhất là thành phố Daegu (Hàn Quốc). Theo thống kê của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn. Có 4.000 lao động Việt Nam ở 2 vùng dịch lớn là thành phố Daegu (1.000 lao động) và tỉnh Gyeongbuk (3.007 lao động).

Trước tình hình đó, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã thường xuyên theo dõi bám sát, cập nhật diễn biến dịch bệnh. Đặc biệt, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã đề nghị văn phòng Chương trình cấp phép việc làm cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS) và theo dõi tình hình bệnh dịch của người Việt Nam đang làm việc tại đây. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có người lao động Việt mắc Covid-19 tại Hàn Quốc. Nhưng ở đại lục phát hiện một công dân Việt Nam dương tính với virus viêm phổi. Đại sứ quán đã đề nghị phía Trung Quốc theo dõi, giúp đỡ và chăm sóc để bệnh nhân có thể vượt qua.

Tổng đài bảo hộ công dân Việt

Nếu gặp vấn đề gì liên quan đến bệnh dịch. Công dân Việt Nam có thể gọi theo các số dưới đây để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Tại Hàn Quốc, liên lạc với:

Ban Quản lý lao động Việt Nam:

010-3248-6886

010-4356-2505

EPS:

010-9892-1712

Tại Trung Quốc, liên lạc với:

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc: +8613120363638

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải: +8613661537498

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh: +8618587897059

Hoặc tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 84 84 84

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu: +8613247675268

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong: +85225914510

Viện trợ thực phẩm và y tế cho nước bạn

Vào giai đoạn đầu tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã quyết định viện trợ cho nước này. Số tiền viện trợ khoảng 500.000 USD gồm hàng hóa, vật dụng y tế. Tiếp đến, Hội Chữ thập đỏ nước ta cũng vận động viện trợ hàng hóa lên đến 100.000 USD. Cùng với đó, nhân dân các tỉnh giáp ranh biên giới Việt-Trung cũng đã được chỉ đạo giúp đỡ lẫn nhau trong tình huống khó khăn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng điện đàm hỏi thăm tình hình với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Những hành động này của ta nhận được sự ủng hộ, biết ơn sâu sắc của nhân dân Trung Hoa.

Hỗ trợ công dân nước bạn được cách ly đầy đủ 

Ngày 24/2 vừa qua, nhóm du khách đến từ tâm dịch Daegugu đã hạ cánh tại Đà Nẵng. Ban chỉ đạo thành phố đã phối hợp với Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam để có những biện pháp cách ly kịp thời.

Tuy sau đó đã có những lùm xùm không đáng có. Do việc đưa ra thông tin sai lệch của một đài truyền hình nước này. Với nội dung không hài lòng về cơ sở vật chất, ăn uống trong khu cách ly. Phóng sự ngay sau đó đã vấp phải rất nhiều sự phản đối của cư dân mạng. Những người Hàn đang sống và làm việc tại Việt Nam cũng chia sẻ và gửi lời xin lỗi. Họ cho rằng đối với nhóm du khách đó, điều kiện cách ly như thế là tồi tàn. Nhưng người dân bản địa thì nó tốt hơn rất nhiều. Khách Hàn Quốc được phục vụ bánh mì- món ăn nổi tiếng của nước ta và những suất ăn giá 200.000. Những đồ dùng cá nhân cũng được trang bị đầy đủ.

Sau đó, 18 người có nguyện vọng trở về nước đã được Đà Nẵng phối hợp với một hãng hàng không đưa về Incheon. 2 người còn lại mong muốn được cách ly tại Việt Nam. Họ vẫn được vẫn được cơ quan ta tiếp nhận và chăm sóc tận tình.

Kết

Qua những hành động ý nghĩa trên mới thấy được hai chữ “đồng bào” thiêng liêng và chân tình lắm. Tuy Việt Nam còn là một đất nước nghèo, nhưng không bao giờ bỏ mặc đồng bào của mình. Hơn hết, còn sẵn sàng giúp đỡ những đất nước khác đang gặp khó khăn. Hi vọng rằng những điều tốt đẹp này lan tỏa mãi mãi. Có như thế, đất nước ta nói riêng và thế giới nói chung sẽ sống trong hạnh phúc và hòa bình.

Thuý Ngân: