Cùng với nhịp sống hiện đại, ngày nay con người quen “sống chung” với máy điều hòa. Bởi lẽ, dù là tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời hay trong nhà cũng sẽ trở nên khó chịu nếu thiếu vắng máy điều hòa. Thế nhưng, việc lạm dụng máy điều hòa trong nhiều hoàn cảnh khiến chúng ta có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, một căng bệnh rất khó chữa khỏi.
1. Mức độ nguy hiểm của mũi dị ứng
Cùng với khí trời lạnh do thời tiết thay đổi thì máy điều hòa được xem là một “sát thủ” khác khiến cho chúng ta dễ bị viêm xoang. Việc nhiệt độ chênh lệch giữa phòng có máy điều hòa và ngoài trời khiến cho thân nhiệt giảm và đôi khi là khó thích ứng. Điều này dẫn đến mạch máu niêm mạc bị co lại.
Nếu tình trạng nguy hiểm có thể gây ra những triệu chứng ngạt mũi, chảy dịch mũi, kích ứng niêm mạc… dẫn đến khả năng làm sạch mũi khó khăn và nguy cơ tái phát viêm xoang.
2. Triệu chứng từ không vệ sinh máy điều hòa thường xuyên
Việc sử dụng máy điều hòa dường như là chuyện quá đỗi quen thuộc với mọi gia đình hay chốn công sở. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết sử dụng máy điều hòa đúng cách. Điều đó vô hình chung khiến cho chúng ta dễ bị viêm xoang dị ứng.
Sử dụng máy điều hòa nhiều và không đúng cách là nguyên cớ khiến cơ thể bị cảm như đau mũi, khó thở, thở khô hoặc nghẹt mũi. Một trong những triệu chứng nguy hiểm khi sử dụng máy điều hòa thường xuyên là hắt hơi sổ mũi liên tục…
3. Giải pháp cho người thường xuyên dùng máy điều hòa
Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng máy lạnh, cần lưu ý:
- Nhiệt độ điều hòa chỉ để ở mức từ 26-27 độ: đây là nhiệt độ thích hợp với cơ thể phù hợp với hầu hết mọi người. Đối với người lớn tuổi hoặc trẻ em, nhiệt độ có thể rơi vào khoảng 27-28 độ.
- Không để luồng gió thổi ra từ máy lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể. Luồng gió này mang không khí lạnh và thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn dễ dẫn đến viêm mũi dị ứng hay các bệnh về đường hô hấp.
- Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ luôn sạch sẽ để loại bỏ các bụi bẩn gây hại đến hệ hô hấp.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ngoài ra, một điểm mà không nhiều người chú ý đó là cần kiểm tra và vệ sinh máy lạnh định kỳ. Điều này giúp cho chúng ta hạn chế được những vi khuẩn, bụi bẩn được thải ra từ máy điều hòa.
4. Cách vệ sinh máy điều hòa
Tùy vào kĩ năng và tình trạng của chiếc máy lạnh, mỗi kỹ thuật viên (KTV) sẽ có những cách riêng để thực hiện công việc vệ sinh máy lạnh cho bạn. Tuy nhiên, vẫn phải thực hiện qua những bước sau:
Thử máy:
Tiến hành kiểm tra máy và chạy thử. Căn cứ vào đây để từ đó đưa ra thêm những lời khuyên, lựa chọn cho bạn, các phương án để phục hồi máy lạnh cho hiệu quả và tiết kiệm.
Vệ sinh máy lạnh
Sau khi xác nhận xong tình trạng máy lạnh đúng với những gì khách hàng thông báo, kỹ thuật viên bắt đầu tiến hành vệ sinh máy gồm:
- Vệ sinh dàn lạnh trong nhà: Tháo vỏ và rửa sạch mặt nạ. Tiếp tục tháo lưới lọc bụi và rửa. Sử dụng vòi xịt để rửa các lá kim loại trong cục lạnh. Có thể kết hợp với chất tẩy rửa chuyên dụng. Sau khi làm khô mọi thứ thì lắp ráp lại như cũ.
- Vệ sinh dàn nóng bên ngoài: Dùng tuốc nơ vít để tháo vỏ kim loại bên ngoài. Sử dụng vòi xịt rửa sạch cánh quạt và các tấm lá kim loại tản nhiệt của cục nóng. Sau khi làm khô thì lắp ráp lại như cũ.
Chạy thử máy lạnh và bàn giao
Sau khi vệ sinh xong, kỹ thuật sẽ khởi động và chạy thử máy lạnh một lần nữa để kiểm tra chất lượng. Khách hàng xác nhận việc vệ sinh máy lạnh đã hoàn tất, hiệu quả rồi mới thanh toán chi phí dịch vụ.
Để khắc phục, bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào hư hỏng hoặc cần vệ sinh máy lạnh, bạn có thể liên hệ bTaskee.