Với nhiều người, quả la hán đã không còn trở nên xa lạ bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Vậy cụ thể, tác dụng của quả la hán là gì, cách sử dụng như thế nào, những ai cần kiêng sử dụng vị thuốc Đông y này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quả la hán là gì?
La hán là một loại cây dây leo thảo mộc. Chúng có nguồn gốc từ các tỉnh miền nam của Trung Quốc. Sau đó thì phổ biến ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, tác dụng của quả la hán được công nhận. Chúng được xem là một vị thuốc Đông y mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.
Thân cây la hán cao từ 1-3m, chúng uốn quanh các thân cây khác để vươn ca đón ánh nắng. Lá cây hình trái tim, hoa mọc thành chùm (màu vàng nhạt). Quả la hán có kích thước bằng quả chanh, khoảng 5-8cm tùy vào quả to hay nhỏ). Bao bọc bên ngoài vỏ quả là một lớp lông tơ nhỏ và cực kỳ mịn. Thường phải nhìn thật kỹ bằng mắt thường mới có thể thấy được.
Quả la hán khi trên cây có màu xanh lá. Đến độ thu hoạch, quả được mang ra phơi nắng hoặc sấy khô thì sẽ chuyển sang màu nâu nhạt. Bên trong quả xốp nhẹ, nhiều xơ và thịt.
Theo các nghiên cứu, trong 100g la hán quả có thể chứa đến tối đa 13.35g protein, 510mg vitamin C cùng một số khoáng chất như sắt, kẽm. Ngoài ra, la hán quả còn chứa hợp chất đường fructose (17.55%) và glucose (15.19% ) tốt cho sức khỏe.
Trước đây, cây la hán thường mọc hoang. Từ khi tác dụng của quả được chứng minh. Người ta bắt đầu quy hoạch và trồng chúng để mang lại giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tác dụng của quả la hán
Lương y Đinh Công Bảy – Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM cho biết: “Tác dụng của quả la hán có thể làm mát phổi (nhuận phế), làm tan đàm (hóa đàm), giải khát, nhuận tràng. Quả la hán thường được dùng để chữa ho, viêm phế quản cấp, khản tiếng, táo bón,…
Ngoài ra, tác dụng của quả la hán còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm lượng lipid trong máu, chống oxy hóa. Mogrosides – chất tạo ra vị ngọt – có trong quả cũng rất có ích cho người bị bệnh tiểu đường đang thèm ngọt.”
Khoa học đã chứng minh, quả la hán còn có những tác dụng cụ thể như:
Tốt cho tiêu hóa và đường ruột
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chất xơ hỗ trợ cho quá trình chuyển động của ruột trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giúp chúng ta giảm và ngăn ngừa hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, bổ sung hàm lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cũng sẽ giúp cơ thể hạn chế nguy cơ bị viêm ruột thừa, trĩ và sỏi thận. Axit dạ dày cũng được giảm nếu cơ thể hấp thụ chất cơ. Nguy cơ trào ngược dạ dày (GERD) và viêm loét dạ dày từ đó cũng được giảm đi đáng kể.
Với hàm lượng chất xơ thuộc hàng cao, công dụng của quả la hán sẽ giúp bạn đẩy lùi các nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa của cơ thể. Ngoài ra, lượng đường Mogrosides có trong quả la hán còn giúp cung cấp các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Như đã nói, chất Mogrosides có trong quả la hán là một chất tạo vị ngọt hỗ trợ cho những người bị bệnh tiểu đường. Vị ngọt tự nhiên của chúng có thể thay thế đường trong nấu ăn, làm thức uống. Người bình thường sử dụng la hán quả cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, không chỉ có vậy. Các thành phần chiết xuất từ quả la hán có khả năng làm giảm lượng đường, cholesterol toàn phần (có hại cho cơ thể) và chất béo trung tính trong máu. Do đó, sử dụng quả la hán sẽ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Giảm mệt mỏi, giải khát hiệu quả
Một trong những công dụng của quả la hán là giải khát, giải nhiệt. Trong quả la hán có chứa một hàm lượng lớn các thành phần giúp tăng glycogen của gan và cơ bắp. Nhờ vậy mà khi sử dụng quả la hán. Người dùng sẽ được hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.
Với đặc tính mát, tác dụng của quả la hán sẽ giúp giải nhiệt, hạ hỏa, mát phổi,… Nước chế biến từ quả la hán được nhiều người xem là thức uống giải khát giàu dinh dưỡng. Với những người hay bị nóng trong người (Đông y hay gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”). Nước uống từ quả la hán sẽ phát huy tác dụng giải khát, thanh nhiệt hiệu quả.
Giảm cân hiệu quả
Uống la hán quả giảm cân?
Điều này là hoàn toàn có cơ sở. Quả la hán không chứa calo, carb hoặc chất béo. Vì thế, công dụng của quả la hán còn là hỗ trợ cho người đang giảm cân. Ngoài ra, như đã nói, loại quả này chứa hàm lượng chất xơ và chất tạo ngọt tự nhiên cao, thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả. Vì vậy mà uống la hán quả giảm cân đã được minh chứng.
Kháng khuẩn, trị viêm họng
Ngoài uống la hán quả giảm cân, người ta còn dùng la hán quả cho công dụng phổ biến nhất từ xưa đến nay: trị viêm họng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc và những nghiên cứu đã được kiểm chứng của Sở Y Tế Nam Định, la hán quả là vị thuốc điều trị bệnh viêm họng. Theo đó, tác dụng của quả la hán là trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Do đó mà vi khuẩn có hại ở họng và các triệu chứng sưng viêm sẽ được hỗ trợ phục hồi nếu chúng ta sử dụng quả la hán.
Tác dụng của quả la hán trị mụn
Theo nhiều chuyên gia, phần thịt của quả la hán chứa rất nhiều loại khoáng chất có khả năng tăng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Vì thế mà tác dụng của quả la hán trị mụn được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Theo đó, sử dụng quả la hán, những vùng da bị mụn và các vùng lân cận sẽ được diệt khuẩn. Lỗ chân lông được làm sạch và thu nhỏ khỏi các loại vi khuẩn. Tác dụng của quả la hán trị mụn có thể được xem là một phương pháp trị mụn từ thiên nhiên an toàn, lành tính.
Cách sử dụng quả la hán
La hán quả vừa là vị thuốc Đông y, vừa là một thức quả quen thuộc với nhiều người. Vì thế, cách sử dụng quả la hán không bị bó buộc trong một công thức duy nhất. Chúng ta có thể sử dụng quả la hán theo nhiều cách khác nhau như:
Làm trà la hán
Chế biến quả la hán thành trà là một trong những cách sử dụng quả la hán đơn giản nhất. Nhiều người cho rằng vị ngọt của quả la hán sẽ khó có thể chế biến thành thức uống đặc trưng như trà. Tuy nhiên, nếu biết cách làm, đây sẽ là món nước uống thanh đạm và rất tốt cho sức khỏe không thua kém gì các loại trà giải độc thành phần thiên nhiên khác.
Bạn chỉ cần tách đôi quả la hán, nạo hết phần ruột bên ngoài. Sau đó bóp vụn vỏ. Cho tất cả vào một chiếc túi vải (túi lọc trà). Kết hợp cùng với các thành phần thảo mộc, hoa, trái cây khác tùy theo ý thích. Sau khi cho nước nóng và ngâm túi trà, bạn đã có một ly trà la hán thật thơm ngon. Lưu ý: Bạn có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích. Hạn chế cho đường nếu không cần thiết. Vì bản thân quả la hán đã có vị ngọt sẵn.
Chế biến thành súp
Các vị thuốc Đông y thường được người ta sử dụng trong chế biến món ăn để bồi bổ và điều trị bệnh. La hán quả cũng là một trong số đó. Để điều trị chứng viêm họng, ho gà. Người ta thường cho ruột của la hán kết hợp cùng cải xoong để nấu súp. Nếu thực hiện món này, bạn có thể cho vào một số thành phần khác phù hợp để tăng độ hấp dẫn cho món.
Tráng miệng với la hán quả
Nếu nhàm chán với các món nóng, hãy thử tráng miệng bằng những món có thành phần từ la hán quả. Với đặc tính mát dịu, la hán quả có thể sử dụng trong một số món như nước sâm, thạch la hán quả. Bạn cũng có thể dùng la hán quả kèm với một số loại trái cây thay thế cho đường.
Thức uống lạnh
Bằng cách đun sôi ruột của quả la hán với tỷ lệ hợp lý rồi để nguội. Bạn sẽ có ngay loại nước giải khát, thanh nhiệt giải độc ngon miệng. Nước quả la hán sẽ ngon hơn khi bạn bảo quản trong tủ lạnh. Đây là cách sử dụng quả la hán đơn giản và phổ biến nhất.
Một số bài thuốc trị bệnh từ quả la hán
Quả la hán có nhiều cách để sử dụng. Tùy theo mục đích và công dụng của quả la hán. Người dùng có thể “biến tấu” chúng thành những món ăn, thức uống khác nhau.
Tuy nhiên, nếu dùng quả la hán để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn cần sử dụng quả theo một liều lượng và nguyên tắc nhất định. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ quả la hán mà bạn có thể tham khảo:
- Trị viêm họng: Thái nhỏ quả la hán, cho vào một chiếc cốc nhỏ. Sau đó cho nước sôi vào, để ấm và uống. Dùng tối đa 2 quả/ngày.
- Chữa bệnh ho gà: Dùng 1 quả la hán và 25g hồng khô rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi và uống thay nước. Ngoài ra, bạn có thể mua phổi lợn, bóp hết bọt và hầm nhừ với một quả la hán. Cho thêm gia vị vào nếu muốn.
- Trị bệnh táo bón: Lấy 1 quả la hán sắc nước, nước sau khi sắc rơi vào khoảng 300ml, sau đó pha cùng 1 muỗng mật ong để uống hằng ngày. Đây là bài thuốc có công dụng táo bón cực kỳ hiệu quả.
- Hỗ trợ trị bệnh lao: Dùng 60g la hán quả cùng 100g thịt nạc đem hầm. Dùng trong bữa ăn hằng ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh lao hiệu quả.
Những ai không nên sử dụng quả la hán
Tác dụng của quả la hán mang lại cho sức khỏe mọi người là không phải bàn cãi. Tuy nhiên. Không phải ai cũng có thể sử dụng loại quả này. Những ai thuộc một trong số những trường hợp sau cần tránh dùng quả la hán. Tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Những người có thể chất “dương hư” – hay còn gọi là “hư hàn” có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh,… không nên dùng quả la hán.
- Người đang có thai hoặc cho con bú
- Đang theo dùng loại thuốc chữa bệnh bất kỳ
- Người dị ứng với thành phần của la hán quả. Loại quả này thuộc họ nhà bầu (bí ngô, dưa chuột,…). Vì thế, nếu bạn dị ứng với các loại quả này; hãy cân nhắc trước khi sử dụng la hán quả.
La hán quả là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, muốn sử dụng quả la hán hiệu quả. Hãy hạn chế dùng thức ăn, thức uống từ quả la hán đã để qua đêm.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng trong ngày và áp dụng cách sử dụng quả la hán sao cho thật tươi ngon để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để phát huy tốt nhất những tác dụng của quả la hán. Bạn hãy chú ý tìm mua quả ở những địa chỉ uy tín.
bTaskee hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin về một trong những nguyên liệu tốt cho sức khỏe gia đình.