Mâm cỗ Trung Thu đủ đầy mà đơn giản cho gia đình

mam-co-trung-thu

Trung thu là tết đoàn viên ngày mà gia đình ta sum vầy bên nhau. Thế nên vào ngày này không thể thiếu một mâm cỗ Trung thu. Nhưng làm sao để mâm cỗ vừa đủ đầy mà lại đơn giản, dễ làm. Cùng tìm bài viết và chuẩn bị ngay cho nhà mình mâm cỗ nào!

Thực đơn các mâm cỗ Trung Thu đơn giản cho gia đình gồm có: 

Món ăn 
  Canh khoai môn nấu sườn
  Gỏi bưởi tôm thịt
  Chả cốm chiên
  Tráng miệng: Chè trôi nước

1. Canh khoai môn nấu sườn

Người xưa có quan niệm rằng vào dịp Trung thu, ăn những món làm từ khoai môn sẽ có khả năng giúp trừ tà ma, xóa bỏ vận xui. Chính vì thế, món canh dễ làm như khoai môn nấu sườn thường rất được ưa chuộng và xuất hiện nhiều trong mâm cỗ Trung Thu. 

Canh khoai môn nấu sườn non (nguồn: cookpad.com)

Nguyên liệu 

STTCác nguyên liệu cần chuẩn bịSố lượng
1   Sườn non 500 gam
2   Khoai môn400 gam
3   Ngò gai, ngò ôm20 gam
4   Tỏi3 tép 
5   Hành lá 20 gam
6   Hạt nêm, bột ngọt, muối, tiêu, dầu ăn1 muỗng cà phê (mỗi loại)

Các bước thực hiện 

Bước 1

Sơ chế nguyên liệu: 

  • Khoai môn: gọt bỏ vỏ và các phần bị sượng, úng (đeo bao tay khi sơ chế khoai để tránh bị ngứa nhé). Cắt khoai thành từng khối vuông dày khoảng 2cm và đem đi rửa sạch, để ráo. 
  • Sườn non: chặt miếng nhỏ vừa ăn – khoảng 3cm là được. Cho phần sườn non chần sơ qua nước sôi rồi vớt ra, rửa sạch lại và để ráo. 
  • Ngò gai, ngò ôm, hành lá: Cắt bỏ phần rễ, nhặt bỏ lá bị hư, thối rồi rửa sạch với nước và đem đi cắt nhỏ. 
  • Tỏi: lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi đập dập, băm nhuyễn. 

Bước 2

  • Đặt nồi nước lên bếp cho nóng rồi cho dầu ăn vào. Dầu sôi thì cho tỏi băm vào phi đến vàng đều thì cho sườn vào xào cho thịt săn lại, nêm nếm gia vị (một ít muối, đường, tiêu và hạt nêm). 
  • Khi thịt ngấm đều gia vị thì cho nước vào, đậy nắp lại và hầm với lửa nhỏ. 

Bước 3

  • Khi nước sôi, bạn mở nắp và vớt bỏ phần bọt. 
  • Nấu sườn non đến khi gần mềm thì cho tiếp khoai môn vào nấu cùng. Hầm đến khi khoai và thịt mềm thì nêm nếm lại gia vị, cho ngò gai, ngò ôm và hành lá rồi tắt bếp. 

2. Gỏi bưởi tôm thịt

Gỏi bưởi tôm thịt chua cay thanh mát (nguồn: dacsanvietnam.com)

Món gỏi bưởi tôm thịt tuy không quá đặc trưng trong mâm cỗ Trung thu nhưng đây là một món ăn vừa thanh mát nhờ từng tép bưởi mọng nước, tôm thịt cùng nước sốt chua chua cay cay khiến các món ăn khác trong bữa cơm thêm bùng vị. 

Nguyên liệu 

STTCác nguyên liệu cần chuẩn bịSố lượng
1   Bưởi tách múi1 quả 
2   Thịt ba chỉ200 gam
3   Tôm 200 gam
4   Cà rốt 200 gam 
5   Dưa leo200 gam (3 quả) 
6   Mực khô2 con
7   Hành tây1  củ
8   Hành phi20 gam
9   Rau răm, húng quế30 gam
10   Nước cốt tắc50 ml
11   Giấm gạo30ml
12   Đậu phộng50 gam
13   Ớt sừng2 quả 
14   Tỏi3 tép 
15   Đường, tương ớt, nước mắm, bột ngọtTùy sở thích

    Xem video bên dưới để biết cách thực hiện món này nhé:

3. Chả cốm chiên

Món chả cốm chiên đặc vị Hà Nội (nguồn: MEATDeli)

Nguyên liệu 

STTCác nguyên liệu cần chuẩn bịSố lượng
1   Giò sống250 gam
2   Thịt heo xay nhuyễn150 gam
3   Cốm tươi (hoặc tươi) 100 gam
4   Lá sen hoặc lá chuối2 – 3 lá 
5   Hành tím50 gam
6   Hạt nêm, muối, tiêu, dầu ăn, nước mắmTùy sở thích

Các bước thực hiện 

Bước 1

Sơ chế nguyên liệu: 

  • Cốm: nếu là cốm khô, bạn ngâm trong nước sạch khoảng 10 – 15 phút rồi để ráo, cốm tươi thì không cần rửa bạn nhé.
  • Thịt heo: nếu không mua được loại thịt heo xay thì bạn mua thịt nạc về rồi rửa sạch, băm nhuyễn. 
  • Hành tím: cắt bỏ phần rễ, lột bỏ vỏ và rửa sạch với nước. Bạn thái hành tím thành từng lát mỏng hoặc băm nhuyễn.
  • Lá sen, lá chuối: bạn rửa sạch bề mặt lá và để ráo nước.

Bước 2

  • Trộn giò sống với cốm, thịt xay nhuyễn, hành tím và cho thêm gia vị: tiêu, hạt nêm, nước mắm. Dùng tay trộn đều tất cả lên. Thêm một thìa dầu ăn vào và cho vào tủ lạnh trong khoảng 30 phút. 

Bước 3

  • Lấy phần hỗn hợp thịt, chả cốm ra khỏi tủ lạnh, vò thành từng viên dạng hình tròn dẹp có độ dày khoảng 1 – 1,5 cm. 
  • Bắc chảo dầu lên bếp cho sôi rồi thả từng viên chả vào chiên (chiên ngập dầu nhé). Tầm 1 – 2 phút thì bạn chở mặt viên chả lại và tiếp tục trở thường xuyên như vậy cho đến khi chả vàng đều là được. 
  • Bạn lấy lá sen hoặc lá chuối để phía dưới, quét lên trên lá một lớp dầu. Chả cốm vừa chiên xong sẽ để lên trên lá để chả có hương vị của lá sen, lá chuối. Hoặc bạn có thể dùng khăn giấy, giấy thấm dầu để thấm bớt dầu ăn trong chả thay vì lá sen, lá chuối.

4. Chè trôi nước

Từng viên trôi nước trắng tròn, mềm dẻo cùng vị ngọt thanh, cay nhẹ của gừng, mùi thơm thơm thoang thoảng của mè rang cùng một chút nước cốt dừa beo béo thật đúng là làm ấm lòng người ta trong những dịp đoàn viên, sum vầy như dịp Trung Thu. 

Món chè trôi nước ngọt thanh cay nhẹ (nguồn: Cooky.vn)

Nguyên liệu 

STTCác nguyên liệu cần chuẩn bịSố lượng
1   Bột nếp400 gam
2   Đậu xanh cà vỏ200 gam
3   Đường thốt nốt300 gam
4   Gừng50 gam 
5   Hành tím 3 củ
6   Nước cốt dừa300 ml
7   Bột năng15 gam
8   Mè trắng (vừng)50 gam
9   Dầu ăn1 muỗng canh
10   Muối, đườngTùy khẩu vị

Các bước thực hiện 

Bước 1

Sơ chế nguyên liệu: 

  • Đậu xanh: vo sạch và ngâm trong nước khoảng 4 – 5 giờ để đậu nở mềm sao đó vớt ra và để cho ráo nước. Bạn nên ngâm từ ngày hôm trước hoặc ngâm buổi sáng để chiều nấu là được nhé. 
  • Gừng: gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành dạng sợi. 
  • Mè trắng: rửa sạch mè với nước và để ráo. Mè ráo nước thì cho vào chảo để rang cho đến khi vàng đều (nhưng đừng quá vàng bạn nhé). 
  • Hành tím: cắt bỏ phần rễ, lột bỏ vỏ và rửa sạch với nước. Bạn thái hành tím thành từng lát mỏng hoặc băm nhuyễn.

Bước 2

  • Cho đậu xanh vào nồi cơm điện và nấu với lượng nước như khi nấu cơm. Bạn thường xuyên dùng đũa để làm tơi và giúp đậu chín đều. Sau khi đậu chín, lấy đậu ra và để nguội và giã đậu cho nhuyễn. 
  • Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi cho dầu ăn vào. Dầu nóng thì cho hành tím vào phi cho thơm và vàng đều rồi cho đậu xanh đã giã nhuyễn vào xào cùng. Nêm nếm thêm chút muối, đường để vừa ăn. 
  • Đậu thấm đều gia vị thì tắt bếp, để nguội rồi vò thành từng viên tròn nhỏ bề ngang khoảng 2 – 3 cm. 

Bước 3

  • Cho khoảng 300ml nước sôi vào 350 gam bột nếp (chừa lại khoảng ½ chén bột để thoa lên tay khi nhào bột để hạn chế bột dính tay). Trộn đều bột và nước. Lấy màng bọc thực phẩm bịt kín lại để cho bột nở ra. 
  • Bạn cho bột ra mặt phẳng như cái mâm rồi dùng tay nhồi bột cho mịn. Rắc bột nếp khô lên tay để hạn chế bột dính vào tay nhé.
  • Chia bột thành từng khối nhỏ như nhau, vo tròn và nhấn cho bột hơi dẹt lại. Cho viên đậu xanh vào giữa phần bột. Lấy bột bọc kín viên đậu xanh.

Bước 4

  • Bắc một nồi nước lên bếp cho sôi rồi thả từng viên chè vào để luộc cho chín. Khi chè có màu trắng trong, nổi lên trên mặt thì bạn tắt bếp và vớt ra, cho vào nước lạnh. 
  • Nấu một nồi nước khác khoảng 400ml, cho hết phần đường thốt nốt vào và nấu cho đường tan hết. Nước sôi, bạn cho gừng vào nấu cùng. 
  • Vớt chè ra khỏi nước lạnh và cho vào nồi nước đường và gừng đang nấu. Đun với lửa nhỏ thêm 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp. 

Bước 5

  • Cho nước cốt dừa và thêm khoảng 1 – 2 muỗng cà phê bột năng vào, thêm ½ muỗi cà phê muối vào khuấy đều với lửa nhỏ đến khi nước cốt sền sệt là được. 
  • Múc chè và nước đường gừng ra chén, cho vào ½ muỗng canh nước cốt, rắc thêm mè trắng rang vàng là chúng ta đã có được một chén chè trôi nước thơm ngon. 

Trung Thu là tết đoàn viên, là thời điểm để gia đình mình cùng nhau quây quần sum họp. Thế nên, bạn hãy làm ngay mâm cỗ Trung Thu với những món như trên để cả nhà vừa được nhâm nhi nhóm ngon vừa được bên nhau hàn huyên tâm sự, như vậy thì Trung Thu này vừa ấm bụng vừa lòng bạn nhỉ! 

Nhưng nếu mãi bận việc ngoài xã hội, không đủ thời gian để chuẩn bị tất tần tật từ nguyên liệu đến chế biến mâm cỗ Trung Thu thì hãy để bTaskee giúp bạn. Từ đi chợ đến nấu ăn, chị Ong giúp việc đa năng của bTaskee làm được tất. Tìm hiểu thêm về dịch vụ đi chợ của bTaskee tại: https://www.btaskee.com/di-cho/. Dùng bTaskee để Trung Thu này với gia đình mình thật sự đủ đầy bạn nhé!

Trần Lê Ái Như: