Hằng năm cứ đến ngày 30 chúng ta lại được nghe về từ giao thừa? Vậy giao thừa là gì? Giao thừa năm Quý Mão 2023 là ngày nào? Cùng bTaskee tìm hiểu nhé.
Giao thừa là gì?
Đêm giao thừa có tên tiếng Anh là New Year’s Eve, thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới.
Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc, vì là một̀ thời điểm khi trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.
Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông, trong đó có Việt Nam, thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm mới
Giao thừa 2023 ở Việt Nam
Giao thừa Dương lịch
Người Việt Nam chúng ta đón Tết âm, do đó không có giao thừa dương lịch. Tuy nhiên ở các nước phương Tây, vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1 năm 2023 là thời khắc chuyển tiếp sang năm mới.
Đêm giao thừa sẽ được tính từ tối ngày 31/12/2022 đến rạng sáng ngày 01/01/2023. Năm nay, đêm giao thừa dương lịch là thứ bảy và năm mới sẽ bắt đầu từ chủ nhật.
Giao thừa Âm lịch
Đêm giao thừa năm Quý Mão 2023 sẽ bắt đầu từ 11h đêm thứ bảy, ngày 30 âm lịch đến 1h sáng mùng 1 Tết, tức chủ nhật.
Đây là đêm linh thiêng nhất của mọi gia đình Việt. Hầu hết mọi người đều giành thời gian này bên gia đình, người thân yêu quý của mình.
Có gia đình thực hiện nghi lễ cúng bái, có nhà cùng xuống ôn lại những kỹ niệm của năm đã qua và cầu mong năm mới phát tài, phát lộc, có nhiều sức khỏe. Có những nơi gọi điện cho người thân phương xa, hàn huyên chuyện cũ.
Ý nghĩa của đêm giao thừa
Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, với ý nghĩa “khu trừ ma quỷ”, bỏ hết đi những điều xấu xa của năm cũ và đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới.
Dân gian ta có câu “tối trời như đêm ba mươi”, hàm ý thời gian của sự yên nghĩ, tĩnh lặng và thiêng liêng. Đây là thời gian để mỗi người nhìn lại một năm đã qua, và đặt mục tiêu, kế hoạch cho năm mới tốt đẹp.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người sử dụng khoảng thời gian này để ôn lại kỉ niệm với gia đình sau khoảng thời gian học tập và làm việc xa quê. Khoảnh khắc này rất ý nghĩa và thiêng liêng.
Nếu dịp Tết năm nay, bạn không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ dịch vụ tổng vệ sinh của bTaskee.
Tải app bTaskee ngay hôm nay.
Những phong tục truyền thống đêm giao thừa và ngày đầu năm mới
Cúng giao thừa
Lễ cúng được tổ chức đúng vào 0 giờ ngày 1 tháng 1, được tổ chức trong nhà lẫn ngoài trời.
Theo phong tục dân gian, lễ cúng được chia làm 2 mâm: mâm thứ nhất cúng tổ tiên tại bàn thờ ở trong nhà, mâm thứ hai cúng thiên địa ở trước nhà.
Ngày nay, việc cúng bái được thể hiện đầy đủ hơn xưa. Ngoài hương được cắm vào ly gạo, nhiều gia đình còn chuẩn bị nhang, đèn, mâm lễ thịnh soạn mong được thần linh ban phước.
Cúng giao thừa gồm
- Gà trống tơ luộc
- Xôi gấc
- Trái cây
- Đèn nến
- Rượu/ trà
- Mũ cúng tế các vị thần
- Nhang đèn
Đi lễ chùa
Sau khi cúng ở nhà, nhiều gia đình theo Phật sẽ cùng nhau đi chùa, miếu để cầu xin Phật ban phước, phù hộ, độ qua tai nạn, cũng như bình an, tài lộc.
Xem thêm bài viết: Đi Chùa Đầu Năm Vào Ngày Nào, Sắm Lễ Gì Và Bài Khấn Như Thế Nào?
Chọn hướng xuất hành
Sau khi đi lễ, họ sẽ chọn giờ hoặc hướng xuất hành, phù hợp với tuổi, mệnh hoặc hợp với các thần để nhận được tài lộc.
Đi nhà thờ
Ngày nay, nhiều người tin thờ đạo Công Giáo, Tin Lành,… họ thờ phượng Đức Chúa Trời. Vì vậy, tín đồ sẽ đi nhà thờ, tôn vinh Chúa và dành thời gian để cầu nguyện.
Đây là khoảng thời gian quan trọng khi bước vào một năm mới, nên họ thường sẽ trình bày với Chúa những kế hoạch, dự định trong năm, mong Đức Chúa Trời ở cùng, dẫn dắt. Ngoài ra, họ cũng cầu nguyện cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc.
Chúc Tết trao phong bao lì xì
Sau khi thực hiện các nghi lễ tôn giáo, người ta sẽ quay về gia đình, giành cho nhau lời chúc mừng năm mới.
Bên cạnh đó, họ cũng gửi những phong bao lì xì đỏ, chúc may mắn và tiền tài trong năm sau.
Mua muối đêm giao thừa
Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói về tập tục trong năm mới. Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, nhiều người có thói quen mua muối mang về nhà để lấy may mắn cho cả năm, mong muốn về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Xông đất
Xông đất hay còn gọi là xông nhà là phong tục đã có từ lâu đời ở nước ta. Theo truyền thống, chủ nhà sẽ chọn một người hợp tuổi với mình và con vật đại diện năm đó, tránh tuổi “tứ hành xung” để bước vào nhà đầu tiên trong năm mới. Phong tục xông đất xuất phát từ mong muốn của mọi người về một năm mới may mắn, tài lộc.
Thời điểm xông đất là sau giao thừa, bước vào những giây phút đầu tiên của năm mới.
Người xông nhà phải hợp tuổi với gia chủ và con vật đại diện của năm đó, tránh tuổi “tứ hành xung”.
Hái lộc
Hái lộc là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam trong thời khắc giao hòa giữa đất trời. Việc hái lộc được mọi người rất thích vì nó sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho một năm mới.
Hái lộc đầu năm là việc bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn trong những ngày đầu năm mới. Cành lộc thường là một cành đa nhỏ, cành đề hoặc cành si…. đây là những những loại có sức sống mạnh mẽ, quanh năm tươi tốt và nảy lộc.
Những điều kiêng kị đêm giao thừa
Không nói lời xui
Trong những giây phút đầu tiên của năm mới, mọi người thường trao nhau những lời nói tốt lành, may mắn. Người xưa rất kỵ những từ như “hết”, “thiếu” hoặc “không có”, “không cần”.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh nói đến những chủ đề liên quan đến bệnh tật, thua lỗ, nợ nần.
Không soi gương
Theo phong thuỷ, gương là vật có nhiều linh khí, thường phản chiếu cả những hình ảnh tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, mọi người thường tránh soi gương vào đêm, còn trong đêm giao thừa, điều này lại càng không nên bởi người xưa tin rằng soi gương vào lúc này sẽ dễ nhìn thấy ma quỷ, kéo theo nhiều điều xui rủi, không may.
Không làm vỡ đồ vật, gây tiếng động lớn
Dân gian tin rằng tiếng động lớn khi làm vỡ đồ vật có thể đánh thức ma quỷ, khiến cho năm mới gia đình khó thuận hoà, suôn sẻ. Những đồ vật bị vỡ đều là vật xui xẻo, phá vỡ vận khí trong nhà và xua đuổi may mắn, tiền tài. Đặc biệt, gương vỡ là điềm báo tai ương, bất hạnh sắp tới.
Vì vậy những ngày đầu năm, các gia đình đều hết sức cẩn thận tránh làm đổ vỡ đồ đạc, tạo tâm lý bất an, lo lắng.
Không cãi nhau
Đêm giao thừa là thời khắc mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, mà mọi người nên vui vẻ, sum vầy bên nhau tránh cãi nhau hay nói lời to tiếng làm không khí gia đình trở nên căng thẳng, không vui vào dịp đầu xuân.
Ngoài ra, Tết cũng là thời điểm mà bạn không nên nói những lời thô tục sẽ không hay, không phù hợp với không khí đón Tết.
Kiêng mặc đồ đen hoặc trắng
Theo quan niệm của người Việt Nam, tone màu trắng, đen là màu tượng trưng cho sự tang tóc, bi thương. Vì vậy, vào dịp tết, mọi người thường mặc những quần áo có màu sắc rực rỡ với mong muốn một năm mới may mắn, phát tài.
Không ăn cháo trắng
Theo quan niệm xưa, chỉ có những gia đình nghèo khổ, không có tiền mới ăn cháo trắng. Chính vì thế, vào bữa cơm đầu tiên của năm mới, mâm cơm gia đình sẽ có những món ăn thơm ngon và hấp dẫn, không nên ăn cháo trắng.
Tránh đổ rác thải
Chuyên gia phong thủy cho rằng việc đổ rác thải bừa bãi trong đêm Giao Thừa sẽ làm tung tóe những thứ không sạch sẽ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đường đi các vị thần và khiến họ không hài lòng, đương nhiên là vận may trong năm mới cũng không thể suôn sẻ như mong đợi.
Kiêng cầm kéo
Theo các chuyên gia phong thủy, hành động cầm kéo vào ngày cuối cùng trước khi bước sang năm mới sẽ mang lại những điều xui xẻo. Do đó, bạn cần hạn chế cầm kéo hoặc nên được giữ ở mức thấp nhất có thể, trừ trường hợp khẩn cấp.
Vậy là bTaskee đã tổng hợp kiến thức về giao thừa, những điều thường làm trong dịp Tết đầu năm. Chúc các bạn có năm mới thuận buồm xui gió, thát tài phát lộc.
Xem thêm: Tổng Hợp Những Câu Chúc Tết Hay Năm Nhâm Dần Cho Gia Đình, Người Yêu